(HBĐT) - Tháng 3 này, hàng cây dẫn vào xóm nhỏ quê nhà sau mùa lá bay đã bật lên những chồi non, lộc biếc. Hương vị xuân quê nhà nhạt phai dần. Nhịp sống với những công việc thường ngày đã trở lại. Lúa ngoài đồng bén rễ lên xanh. Tiếng ai đó gọi nhau ngoài cánh đồng ngô đang chuẩn bị cho kỳ bón thúc và vẫn có những cuộc chia tay.
Đám cháu con nhà bác cả, bác hai đến chào bà nội để cho chuyến trở lại thành phố với công việc lao động phổ thông trước đó. Thôn, xóm dần vắng hơn chứ không nhộn nhịp như dịp Tết. Giờ ở nhà phần lớn là các bà, các chị, trẻ nhỏ và những người đàn ông lớn tuổi. Có thể coi thời điểm này dư âm rộn ràng đã lắng xuống để chuẩn bị cho những ngày chuyển mùa... Tiếng hò reo trong lễ hội, các trận đấu thể thao ở sân bãi bên cạnh ao làng đã lặng dần. Thỉnh thoảng vào chập tối, nhà ai đó hát ka-ra-ôõ-kê dăm ba bài rồi nghỉ. Những bài hát không quá vui nhộn lại là giọng nữ khiến đêm về, giấc ngủ đến dễ hơn.
Tháng 3 này, khi những bông hoa mùa xuân muộn nhất nở viên mãn cuối vườn, thì cũng là lúc những cây gạo ở bờ suối bên ven xóm lại bừng lên thắp lửa. Đây cũng là mùa chim sáo và các loài chim khác từ núi xa bay về làm xao động cả vùng. Tuổi thơ cũng từng bao lần cầm súng cao su “mai phục” chim sáo dưới những cây gạo cổ thụ đó. Đây cũng là điểm vui chơi của đám trẻ chăn trâu với các trò ném bông hoa gạo đỏ chói góc trời. Phía bờ sông, các mẹ, các chị đang rửa rau, rửa lá - những sản vật từ núi, từ dãy đồi sau nhà. Một hình ảnh quá quen thuộc và cũng thật nhớ lắm vào mùa ngày, thời trẻ, cứ dịp tháng 3, mẹ lại cùng các chị, các bà trong xóm lên dãy đồi sau nhà hái lá đốm - thứ rau, lá khi mang về luộc qua, xào lên ăn rất đắng nhưng hấp dẫn vô cùng hoặc đi hái những vị thuốc nam, thuốc mát chuẩn bị cho các con uống vào mùa hè, phòng - chống mụn nhọt, rôm sẩy. Nay mẹ đã già, nhưng tháng 3 này vẫn chống gậy ra phía bờ suối để trò chuyện với các con, các cháu những câu chuyện về đồng xa, đồng gần, đồi nọ, núi kia cùng những sản vật thân quen như măng, luồng, cây thuốc nam. Tháng 3 quê nhà, không còn những xao xác thiếu thốn, mà mỗi dịp đó lại thấy mẹ lo lắng, nhìn xa xăm về phía cánh đồng xa hoang hoải vì gió, vì mất mùa. Nay, tháng 3 quê nhà cuộc sống đã có sức sống mới. Những con đường bê tông dẫn về những cánh đồng xa. Đường làng, ngõ xóm đã bê tông hóa. Chẳng nhà nào phải đi xem nhờ tivi hàng xóm nữa. Chỉ còn trẻ con đi xe đạp. Sức xuân mới nông thôn mới làm rạng ngời những bãi bờ, thửa ruộng. Màu xanh, màu no ấm khiến đôi mắt đã nhiều nếp nhăn của mẹ rạng ngời hơn vì mừng cho quê hương, cho con cháu. Tháng 3 quê nhà không sôi động lắm nhưng vẫn tươi vui, ấm áp vô cùng vì bên vườn nhà kia, dưới những hàng xoan, hàng chanh hoa tím ngát kia, mẹ vẫn có thể cầm chổi quét gọn những chiếc lá rụng rơi rớt lại...
Bùi Huy
(HBĐT) - Bà cụ hàng xóm bỏm bẻm nhai trầu. Hình ảnh ấy khiến con rất nhớ mẹ. Nhà bên gả chồng cho con gái lớn. Các bà, các mẹ tối đến chia vui. Ngày xưa, mỗi khi nhà nào có đám, mẹ sẽ cùng những người già trong phố đến chia vui hoặc san sẻ bớt nỗi buồn vừa ngồi têm trầu giúp. Phố thay đổi, nếp sinh hoạt cũng khác. Đám hỏi nhà bên có trầu têm cánh phượng được đặt từ dịch vụ cưới hỏi về. Con cầm trên tay miếng trầu .Vị cay nồng xông lên khóe mắt.
(HBĐT) - Tháng 11 nhè nhẹ bước đi để lại vài vạt nắng hanh hao trên bông cải vừa chớm nụ. Cây gạo đầu làng run rẩy chìa những cánh tay khẳng khiu cho bầy sẻ đồng líu lo hót. Cánh đồng làng xỉn khô đất, gốc rạ cuối mùa. Tiết trời bàng bạc sẽ sàng lành lạnh. Tháng 12 ngỡ ngàng như nụ cười thiếu nữ 16 e ấp. Nắng sóng sáng đổ dài trên những mái ngói cổ trầm lặng màu thời gian. Gió xôn xao rặng bạch đàn, trên mẹt hoa cúc của các bà, các mẹ dịu dàng vào phố.
(HBĐT) - Cầm tờ giấy nhập học trên tay, Quyên vô cùng sung sướng. Là cô gái tỉnh lẻ được ra Hà Nội học đại học là ước mơ của Quyên trong suốt 12 năm đèn sách đến trường. Là niềm tự hào của cha mẹ một nắng, hai sương, năm nào mưa thuận, gió hòa mới gọi là đủ ăn để cố gắng nuôi các con học hành. Nay Quyên đỗ đại học, bố mẹ phải vất vả nhiều hơn để kiếm tiền nuôi Quyên học ăn học. Niềm vui chưa tày gang, nỗi buồn ào đến khiến Quyên nao lòng càng thương cha, thương mẹ. Hiểu nỗi lòng con gái, anh Bình cầm tay con gái thủ thỉ:
Tôi có một người bạn ở tỉnh Hoàng Liên Sơn (cũ) đã sưu tập hàng chục đĩa CD, VCD về Hà Nội làm hành trang cho những ngày ra trường, xa Hà Nội, vậy mà chẳng an lòng. Hơn 15 năm công tác ở miền sơn cước, tháng nào bạn cũng phải về Hà Nội. Bài hát của Phú Quang (thơ Thảo Phương): “Nỗi nhớ mùa đông” vang lên trong căn phòng ở xứ núi bao lần vẫn không làm cô bớt đi nỗi nhớ quay quắt về nơi này. Vậy là lại xuôi tàu để gặp lại gió sông Hồng trong ngày nước cạn mùa đông...