(HBĐT) - Mới chớm hè mà gia đình chị NN. đã họp nội bộ để bàn về chuyện học hè của thằng bé HH; chủ yếu là mẹ nó “quán triệt” chứ chẳng ai chen được câu nào. Đại loại là năm lớp 4 vừa rồi, thằng bé nhà mình học hành “sút”, “phong độ xuống”...

 

Theo như chứng lý, chứng luận đưa ra là nó “chỉ kiếm được một điểm 10, còn mấy môn còn lại toàn 9” mà theo như cô dạy tiếng Anh từng nhận xét, thằng bé này có năng khiếu “đặc biệt” về môn này và môn toán (lời cô chủ nhiệm)!? Chẳng biết do hớp hồn vào những lời có cánh đó của các cô đến mức nào mà mấy năm nay, việc học của thằng bé được chị đưa hẳn vào các cuộc họp gia đình. Bố nó chuyên làm ăn xa nên ít biết chứ ông bà nội và các cô, dì, chú bác ruột của nó thì luôn được “hứng” những câu thế này: thằng bé HH. nhà này có thể làm nở mày, nở mặt dòng họ đấy. Nó “siêu” Anh văn, toán lắm... Đã thế còn chơi giỏi cờ tướng, đàn pi-a-nô hay và sắp tới cho nó theo lớp khiêu vũ quốc tế. Không có sau này, gặp gỡ các bạn tài năng quốc tế làm thế nào?

 

Chuyện học 2 buổi đối với học sinh tiểu học thì đương nhiên. Nhưng các buổi tối, thằng bé được mẹ nó lên lịch kín mít (chỉ hở mỗi tối thứ bảy). Chiều đón con về, tắm táp, ăn cơm xong, vừa uống hết cốc nước cam bà pha, thằng bé đã phải “vù” đến lớp. Bận quá đến nỗi có lần đứa bạn hàng xóm sang mời tối thứ sáu sang dự sinh nhật cũng được mẹ nó thoái thác. Một lần thằng bé hây hấy sốt, thương cháu, ông bà can nhưng chị đã có ý kiến: “Tối nay, trung tâm có chuyên gia nước ngoài đến dạy, cháu phải đến lĩnh hội. ông bà cứ để cháu đi học mới nên người được...”

 

Thằng bé bước lên xe của mẹ đưa đến lớp mà như con lật đật, chẳng biết phản ứng gì cho lại. Có một chuyện mà bà con khu dân phố nhớ mãi là lần chị định “choảng” cho thằng bé một trận vì tội: được nghỉ học nhưng dám đến nhà cô ruột chơi. Nội tình được bà nội kể lại trong cuộc họp gia đình: Tối hôm nọ, đến “cô toán” học được nghỉ, sướng quá, thằng bé đến nhà cô ruột chơi (cùng phố). Đến nó giao hẹn: Cô cho nghỉ, cháu đến đây chơi cờ ca-rô với em Tũn. Cháu muốn giải lao một chút. Cô đừng mách mẹ cháu... Nhưng chuyện “vỡ lở” vì cu Tũn cứ bô bô: Tôi hôm nọ, anh HH. thua em. Thế là họp, thế là định đánh đòn. Bé HH. chỉ thút thít: “Con có bỏ học đâu, cô cho nghỉ, con đến nhà cô giải trí cùng em Tũn thôi mà”. Mẹ nó thì quả quyết: “Nếu nghỉ, con điện cho mẹ đón về để con qua nhà cô tiếng Anh hỏi thêm cho kỳ thi sắp tới chứ. Con làm mẹ thất vọng”. May mà mọi người can, không thì thằng bé HH. “ăn lươn” đủ...

 

Năm học vừa qua lại đến mùa hè. Nghe đám bạn cùng phố kháo nhau chuyện đi học bơi, về quê nội, ngoại, đánh bi, đánh đáo mà thằng bé HH. thấy như mình “chả liên quan”. Vì mẹ nó đã “dấm” các cơ sở học hành cho nó rồi. Cũng kín mít (sáng, chiều và lác đác buổi tối) và đủ các hạng mục. Trưa nay, mẹ nó đi đâu về hộc tốc thông báo: Nghe nói thầy tiếng Anh mới nổi ở bên sông có phương pháp dạy tân tiến, hiện đại và phù hợp với “hội nhập” lắm. Hay là con theo thêm lớp này nữa ?! Nghe thấy thế, mặt ông bà nội như quắt lại. Bà xoa mái tóc thằng bé như an ủi: Cứ từ từ cháu nhỉ. Hè cũng phải xả hơi một chút chứ. Tuần tới, về quê với bà một tuần... ôi, sướng quá. Lâu lắm rồi “thần đồng” mới có gương mặt giãn ra và tươi vui như thế.

           

 

 

                                                                           Bùi Huy

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Chuyện đầu làng, cuối phố: Đầy tháng phải... hoành tráng

(HBĐT) - Mấy bữa nay, gia đình anh Th rối tinh như canh hẹ. Đương nhiên vẫn là câu chuyện vui vì cậu “quý tử” sắp đầy tháng. Vấn đề nảy sinh lại từ nhân vật quan trọng năm nay cập U 75. Vì là đích tôn nên ông nội như đang như đang bay lên mây xanh, niềm vui có lẽ gấp mấy lần vợ chồng anh nên việc đầy tháng, ông đã “quán triệt” cách đây vài tuần:

Bâng khuâng mùa hạ

(HBĐT) - Tôi nhận ra mùa hạ về bắt đầu từ phố lác đác vài chục hoa loa kèn chớm nở. Những ngày đầu hạ, lang thang trên phố lòng thấy thật dễ chịu. Tôi khẽ nhìn những tia nắng ấm áp nhảy nhót trên cành cây rồi khẽ đậu nhẹ xuống cánh hoa loa kèn tinh khôi, thanh khiết. Từng khoảnh khắc ấy luôn làm cho tôi có cảm giác phấn khích rồi tôi băng băng trên chú ngựa sắt quen thuộc, mặc gió mơn man lùa tóc rối tung, miệng lầm rầm một vài bản nhạc yêu thích. Phút giây ấy, tôi thấy mình thật hạnh phúc! Niềm hạnh phúc bình dị của khoảnh khắc giao mùa, chớm hạ!

Đa cấp... hú hồn!

(HBĐT) - Choang”, âm thanh chát chúa vang lên từ nhà bác NN giữa lúc nửa đêm khiến cả con phố mất ngủ. Kèm theo đó là tiếng bác trai: Tôi là tôi cấm. Tôi đã bỏ qua chuyện bà “nhổ” sổ tiết kiệm 20 triệu để mua mấy mã để làm “mem-bơ” (thành viên), nay sổ thứ 2 của tôi còn trên 10 triệu mà bà lại định ra rút nốt à. Bà xem, mấy tháng nay tôi khác gì thời “giai tân” không: Cơm nước bập bõm, bữa ăn, bữa nhịn. Bà thì đi suốt, hết họp hành đến hội thảo rồi đi tìm kiếm đối tác. Nhà thì dập dìu người quen, người lạ...

Chuyện đời thường: Hợm quá...

(HBĐT) - Nửa đêm, anh bạn học thời phổ thông gọi điện đến bất thường. Mất giấc, bực nhưng vẫn phải nghe. Có việc gì thế không biết? Cháy nhà, chết người à ? Không, hôm nay tình cờ gặp lại “lão” NN, lớp phó ở một đám hiếu của gia đình VIP. Đi đám hiếu mà nó ăn mặc như đi dạ hội ấy. Áo màu bắt mắt, kính màu sang trọng cùng đám dây chuyền nặng chình chịch. Sau một hồi dăm câu, ba điều, tôi và hắn mới hỏi thăm về nhau.

Bản tình ca vang lên từ núi Tìa Sung

(HBĐT) - Chiều nay em lên lớp về muộn, con gái Sùng Y My ngồi ở góc sân chờ mẹ. Nước mắt con bé vẫn còn đọng trên bờ mi cong vút, hai tay áo con quyệt ngang mặt cũng ướt đẫm. Em hỏi con:

Tấm lòng biết chia sẻ

(HBĐT) - Biết chi đoàn thanh niên cơ quan chị Phương sắp đi làm công tác thiện nguyện ở một xã vùng sâu, vùng xa còn nghèo, khó khăn. Em Hà theo dõi thấy chị Phương chuẩn bị ba lô, đôi giày thể thao và tranh thủ đem phơi lại máy bộ quần áo đã cũ nhưng còn lành lặn, sạch sẽ gấp lại cẩn thận bỏ vào chiếc túi, buộc kỹ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục