Tại buổi làm việc của Ủy ban về Các vấn đề xã hội của Quốc hội với đại diện ngành y tế TP Hồ Chí Minh, một số tỉnh, thành phố phía nam, các đại biểu cũng kiến nghị nhiều ý kiến nhằm bình ổn giá thuốc

 
Các đại biểu cho rằng, nên tập trung quản lý 500 loại thuốc thông dụng để bảo đảm nguồn cung và giá cả hợp lý đối với những mặt hàng này. Ðồng thời, nên tập trung quản lý công tác đấu thầu thuốc ở các cơ sở khám chữa bệnh công  lập vì nơi đây tập trung 85% các đối tượng dùng thuốc; tăng cường kiểm tra, kiểm soát để tránh tình trạng lạm dụng, sử dụng thuốc bất hợp lý, không cần thiết và khuyến khích việc sử dụng thuốc nội, nhất  là  với   những  bệnh thông thường. Một biện pháp hiệu quả  để  bình ổn giá thuốc mà các đại biểu kiến nghị là tăng cường sử dụng thuốc nội vì giá thuốc nội rẻ hơn rất nhiều lần so với thuốc ngoại nhập, chất lượng không thua gì so với các sản phẩm thuốc ngoại cùng loại. Hiện nay, tỷ lệ sử dụng thuốc nội tại các bệnh viện đã tăng lên nhưng vẫn chiếm tỷ trọng rất nhỏ so với thuốc ngoại. Do đó, cần phải thay đổi thói quen tiêu dùng, nhất là tâm lý chuộng hàng ngoại. Nhiều ý kiến cũng cho rằng, với khoảng 90% số nguyên liệu sản xuất thuốc trong nước là nhập khẩu, thì muốn bảo đảm ổn định giá thuốc, Nhà nước cần có chiến lược dự trữ nguyên liệu để ổn định từ giá nguyên liệu. Một biện pháp khác là các bệnh viện tăng cường việc kiểm soát kê đơn làm sao để tiết kiệm chi phí cho người bệnh...


Có ý kiến cho rằng, nên đưa ra quy định về giá tối đa để dễ quản lý việc tăng giá thuốc. Tuy nhiên, theo nghiên cứu thì việc này không mang tính khả thi, vì lượng thuốc trên thị trường rất lớn, với hơn 22 nghìn mặt hàng, các sản phẩm đều khác nhau về hàm lượng, hoạt chất, quy cách đóng gói, nhà sản xuất... nên việc đưa ra giá tối đa là rất khó thực hiện. TS Trương Quốc Cường, Cục trưởng Quản lý Dược (Bộ Y tế) nhấn mạnh: Trên cơ sở công tác quản lý giá thuốc thời gian qua, ngành y tế sẽ phối hợp các cơ quan chức năng triển khai nhiều biện pháp để từng bước quản lý giá mặt hàng này ngày một tốt hơn. Ðầu tiên sẽ là quản lý chặt giá ngay từ khi thuốc nhập khẩu vào Việt Nam. Hiện nay theo quy định của Pháp lệnh giá, Luật Dược..., Nhà nước quản lý giá theo nguyên tắc các cơ sở sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, buôn bán thuốc tự định giá, cạnh tranh về giá và chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật. Ðối với các cơ sở sản xuất, nhập khẩu phải kê khai giá thuốc trước khi lưu hành trên thị trường và khi thay đổi giá phải được kê khai lại với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền... Tuy nhiên, quy định này đang có sơ hở. Trên thực tế, các doanh nghiệp khi nhập khẩu thuốc chỉ khai báo giá CIF (giá nhập khẩu tại biên giới, cảng biển Việt Nam) với cơ quan hải quan rồi đưa ra thị trường bán. Cơ quan quản lý giá thuốc chỉ tiến hành hậu kiểm, vì mỗi số đăng ký thuốc kéo dài ba đến năm năm, nên nhiều khi phát hiện sai phạm thì thuốc cũng hết thời hạn. Một vấn đề nữa là giá CIF mà doanh nghiệp khai báo cũng không được kiểm chứng, đôi khi đã bị "làm giá". Ðây chính là kẽ hở để doanh nghiệp hợp lý hóa giá thuốc ở mức cao. Chính vì vậy, Cục quản lý Dược đang xây dựng một phần mềm quản lý liên thông giữa y tế và hải quan để kiểm soát giá thuốc vào Việt Nam và giá thuốc tại các nước ngay trước khi khai báo tại hải quan.


Tình trạng độc quyền ở một số sản phẩm tân dược, biệt dược cũng như việc mua bán thuốc lòng vòng, chiết khấu hoa hồng... cũng sẽ có những biện pháp ngăn chặn, sẽ sửa đổi một số quy định trong Luật Dược để ngăn chặn những hiện tượng đó. Ngoài ra, ngành y tế tính đến phương án đặt ra thặng số đối với những nhóm thuốc có giá bất hợp lý, dự kiến khoảng 100 - 200 hoạt chất được sử dụng nhiều và danh sách này sẽ xem xét và thay đổi hằng năm. Quản lý thặng số sẽ quản lý giá thuốc đến tận khâu bán lẻ và đấy là cơ sở để việc thanh tra, kiểm tra, xử phạt. Hệ thống phân phối thuốc lòng vòng sẽ tự triệt tiêu và giá thuốc sẽ không bị đẩy lên cao.


Giá thuốc vẫn phải tuân thủ theo các quy luật cung cầu như các hàng hóa khác trên thị trường. Ðáng chú ý, thị trường dược phẩm nước ta còn phụ thuộc 90% nguyên liệu là nhập khẩu, hơn 50% số thuốc sử dụng phải nhập khẩu. Các yếu tố đầu vào khác như: tỷ giá ngoại tệ, giá xăng, dầu, điện, nước... cũng tác động đến giá thuốc. Do vậy, việc bình ổn giá thuốc không phải sử dụng các biện pháp hành chính, mà phải bảo đảm sự bình ổn chung, bảo đảm đủ thuốc đáp ứng điều trị, không để tình trạng tăng giá đột biến, bất hợp lý và tăng giá đồng loạt...
 
 
                                                                               Theo ND

Các tin khác

Người dân không nên chủ quan khi tiếp xúc với đàn chó
Phó Giám đốc Sở y tế TPHCM Lê Trường Giang (bìa phải) khảo sát 
tình hình dịch bệnh tại xóm ghe, quận 7 - TPHCM, nơi vừa có hai cha con mắc tả
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Nghịch lý xe cứu thương ế, người bệnh trở nặng vì tự đi viện

Gãy xương đùi do tai nạn, thay vì chỉ băng bó rồi về, anh Thu phải nằm viện gần một tháng để điều trị tổn thương dây thần kinh, do đã đặt chân bị thương không đúng tư thế lúc đến bệnh viện bằng xe máy.

Lương Sơn tổ chức hiến máu tình nguyện lần thứ IV năm 2010

(HBĐT) - Ngày 21/4, Ban chỉ đạo hiến máu tình nguyện (HMTN) huyện Lương Sơn tổ chức lễ phát động toàn dân hiến máu tình nguyện lần thứ IV.

An toàn vệ sinh thực phẩm- còn không ít nỗi lo

(HBĐT) - Lâu nay, ngộ độc thực phẩm vẫn được coi như “phiếu đánh giá” tình hình ATVSTP. Chỉ đến khi có những vụ ngộ độc xảy ra, người ta mới giật mình nhìn lại và đổ lỗi cho công tác quản lý của các ban ngành chức năng về vấn đề này. Tuy nhiên, thực tế cho thấy dù việc kiểm soát có tiến hành chặt chẽ nhưng không có sự đồng thuận của nhân dân thì e rằng kết quả sẽ chỉ như “muối bỏ bể”.

“Rề rà” với giá thuốc

Trong khi người bệnh đang điêu đứng với giá thuốc tăng cao mỗi ngày thì các cơ quan quản lý vẫn “rề rà” đi tìm giải pháp. Rút cục, “bàn ù cả tai” nhưng vẫn chưa có lối ra. Đó là ghi nhận tại cuộc hội thảo do Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội chủ trì với sự tham dự của Cục Quản lý dược (Bộ Y tế), Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) và Sở Y tế TPHCM, Đồng Nai, Bình Dương, Long An cùng một số bệnh viện, công ty dược trong nước ngày hôm qua (20-4).

Lưu ý khi dùng bổ phế

Bổ phế là loại thuốc do nhiều xí nghiệp khác nhau sản xuất, chỉ dùng để chữa ho làm mát phổi, tiêu đờm, chữa viêm họng, viêm thanh quản...

Mách nước khi trở trời

Trời đang nắng bỗng mưa, buổi trưa đang nóng hừng hực mà tối lại lạnh căm căm. Tùy theo tính “cảm ứng” của mỗi người mà hội chứng “cảm mạo trúng gió” biến dạng đủ kiểu

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục