(HBĐT) - Tỉnh Hoà Bình được thành lập ngày 22/6/1886 theo Kinh lược Bắc Kỳ với tên gọi tỉnh Mường. Lúc đó, chính quyền thực dân phong kiến cũng phải loay hoay, trăn trở nhiều năm mới xác lập cho được vị trí của tỉnh lỵ, đó là làng Vĩnh Diệu, xã Hoà Bình, phía bờ trái sông Đà.



Đường Hòa Lạc -  TP Hoà Bình đưa vào khai thác mở ra lợi thế cạnh tranh thu hút đầu tư vào địa bàn tỉnh. Ảnh: p.v

Trải qua 135 năm hình thành với nhiều giai đoạn phát triển. Ngày 1/10/1991, tỉnh Hoà Bình được tái lập từ tỉnh Hà Sơn Bình. Là một người con của tỉnh nhà, sau khi tốt nghiệp đại học, được về công tác trong một doanh nghiệp do T.Ư quản lý đóng trên địa bàn, được cùng sinh hoạt Đảng, đoàn thể địa phương sở tại nên ngay từ đầu tôi đã chứng kiến sự kiện "trở lại với chính mình” này. Các đồng chí lãnh đạo tỉnh đã chủ trương: Nhanh chóng ổn định tổ chức, ổn định chỗ làm việc của cơ quan tỉnh và các sở, ban, ngành để bắt tay ngay vào phát triển kinh tế, ổn định và nâng cao đời sống Nhân dân các dân tộc trên địa bàn. Trong điều kiện còn thiếu thốn nhiều mặt vẫn phải sớm đưa guồng máy của hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở hoạt động ổn định. Nhưng, do ngành sản xuất công nghiệp còn nhỏ bé, lại thiếu cán bộ quản lý nên tỉnh đã thành lập cơ quan quản lý chung cho 2 ngành là Sở Xây dựng - công nghiệp. Trụ sở làm việc của tỉnh và các ngành hầu hết là nhà cửa của "hậu sông Đà”. 

Trên mặt trận nông, lâm nghiệp, tỉnh quy hoạch và triển khai các vùng cây ăn quả tập trung ở vùng Cao Phong, hình thành các vùng trồng mía ở một số huyện để cung cấp nguyên liệu cho nhà máy đường Hoà Bình, các vùng cây công nghiệp như trồng luồng ở Đà Bắc, Mai Châu. Trong lĩnh vực công thương: Mở mang các công ty thương nghiệp, cửa hàng, hợp tác xã mua bán. Xây dựng các cơ sở sản xuất công nghiệp như nhà máy xi măng Lương Sơn, nhà máy đường Hoà Bình, xí nghiệp khai thác đá Bình Thanh…

Tôi nhận thấy ở các đồng chí đứng đầu tỉnh lúc đó như Bí thư Tỉnh uỷ Nguyễn Nhiêu Cốc, Chủ tịch UBND tỉnh Vương Xuân Sơn… những ý tưởng, những khát vọng cháy bỏng: Muốn nhanh chóng làm cho tỉnh nhà có bước phát triển nhanh, sánh vai với các tỉnh bạn. Ngày 6/5/1996, theo yêu cầu của lãnh đạo tỉnh và được lãnh đạo Bộ Công nghiệp nhẹ (nay là Bộ Công Thương) chấp thuận, tôi đã chuyển về tỉnh giữ chức Giám đốc Sở Công nghiệp. Chúng tôi đã bắt tay ngay vào quản lý ngành công nghiệp còn non trẻ, nhỏ bé. Trong công tác quy hoạch phát triển ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, chúng tôi đã đề xuất và được tỉnh chấp thuận lập 2 khu công nghiệp Lương Sơn và bờ trái sông Đà, chuyển đổi nhà máy cơ khí 3/2 sang sản xuất mặt hàng may mặc xuất khẩu… Trong kỷ yếu 70 năm (14/5/1951 - 14/5/2021) ngành Công Thương tỉnh, tôi đã viết "Bây giờ nhớ lại tôi vẫn không khỏi trăn trở tự hỏi: Sao ngày ấy mình lại say mê với công việc của ngành như vậy? Chỉ với mong muốn làm sao cho ngành công nghiệp tỉnh nhà phát triển như các địa phương khác, nhằm góp phần nhỏ công sức của mình vào việc xây dựng tỉnh nhà” (sđd, trang 210).

Thấm thoắt từ đó đến nay đã tròn 3 thập niên, tỉnh nhà đã có những bước phát triển lớn trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là hạ tầng cơ sở về giao thông. Cao tốc nối Hoà Lạc - điểm cuối của cao tốc Thăng Long với Hoà Bình và sắp tới là với tỉnh Sơn La mở ra một không gian lớn cho các nhà đầu tư vào tỉnh nhà. "Vùng Yên” hẻo lánh xưa (xã Yên Quang - TP Hòa Bình và một số xã được sáp nhập vào Hà Nội) đã sôi động, bị cuốn hút vào sự phát triển chung ngày nay. Nhiều cây cầu như những chiếc lược ngà chải lên mái tóc dài của người con gái phía hạ du sông Đà thơ mộng, đã nối liền cách trở bao đời, giao thương thuận lợi. Như những chiếc cầu trên sông Hàn - TP Đà Nẵng, sông Xen ở thủ đô Pari nước Pháp, hay dòng Nê-va ở TP Xanh pê-téc-bua thuộc Liên bang Nga. Vùng hồ sông Đà cũng đang cuốn hút các nhà đầu tư, để trong tương lai gần biến vùng hồ thành một trung tâm du lịch quốc gia.

Nhiều khu công nghiệp, cụm công nghiệp được hình thành tại các huyện, thành phố, đặc biệt là các địa phương dọc đường Hồ Chí Minh, thu hút hàng chục nghìn lao động, đóng góp hàng nghìn tỷ đồng cho ngân sách địa phương. Phấn đấu đến cuối nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII đạt: 1% diện tích đất tự nhiên dành cho công nghiệp, thu ngân sách Nhà nước đạt 10 nghìn tỷ đồng, tỷ lệ đô thị hoá đạt 38%. Nếu được như vậy, tỉnh ta đứng vào tốp trung bình của cả nước. Đó cũng là khát vọng phát triển của Đảng bộ và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh.

Mặc dù tỉnh có lợi thế tiếp giáp với TP Hà Nội, cũng như lợi thế của tỉnh Bình Dương tiếp giáp với TP Hồ Chí Minh, nhưng tỉnh lại có đặc thù là tỉnh miền núi. Diện tích tự nhiên các huyện, thành phố bị chia cắt, mặt bằng xây dựng các khu, cụm công nghiệp rất hạn chế, sự dịch chuyển lao động giữa các vùng khó khăn, do đó, việc quy hoạch, lựa chọn các nhà đầu tư hạ tầng và các nhà sản xuất cần hết sức cân nhắc, tránh dàn trải, dẫn đến lãng phí nguồn lực các mặt.

Nhân dịp Kỷ niệm 135 năm thành lập và 30 năm tái lập tỉnh, là người con sinh ra, lớn lên và gắn bó, phấn đấu suốt đời cho quê hương vùng đất 4 Mường, xin có đôi dòng nêu những suy nghĩ, trăn trở về sự phát triển của địa phương với người đọc, nhằm qua đó tiếp tục góp phần nhỏ vào sự nghiệp xây dựng và phát triển chung của tỉnh.

                                                                       Tùy bút của Đinh Đăng Lượng

Các tin khác


Xu thế tất yếu giúp nâng cao giá trị nông sản và phát triển nông nghiệp bền vững: Bài 1 - Nâng cao giá trị nông nghiệp từ chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm

(HBĐT) - Liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản theo mô hình kinh tế tập thể đang là xu thế tất yếu trong phát triển nông nghiệp hàng hóa, giúp nông dân nâng cao giá trị sản phẩm một cách bền vững; đồng thời nâng cao năng lực quản lý, điều hành, tổ chức sản xuất cho các doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX) liên kết và trình độ của nông dân. Đặc biệt trong bối cảnh ngành nông nghiệp bị ảnh hưởng lớn bởi biến đổi khí hậu (BĐKH) và tác động từ đại dịch Covid-19 như hiện nay, phát triển các chuỗi sản xuất nông nghiệp (SXNN) là giải pháp hữu hiệu để ứng phó với những "tác động kép". 

Hẹn mùa lúa chín Miền Đồi

(HBĐT) - Miền Đồi (Lạc Sơn) mùa lúa chín đẹp như một bức tranh. Những cung ruộng bậc thang mềm mại, vàng óng, xếp tầng, xếp lớp men theo sườn đồi, nối tiếp nhau nổi bật trên không gian xanh của núi rừng. Không khí trong lành, mát mẻ; thảo nguyên xanh, suối nước trong veo, những ngôi nhà sàn truyền thống và những người dân hiền hậu, chan hòa, hiếu khách... cùng những món ẩm thực hấp dẫn. Miền Đồi hứa hẹn là điểm đến thú vị cho những ai yêu thích trải nghiệm, khám phá.

Huyện Lạc Sơn - hành trình “xây lại niềm tin”: Bài 2 - Nhân lên “cái đẹp để dẹp cái xấu”

(HBĐT) - Những biểu hiện làm sai đã được chấn chỉnh, khắc phục kịp thời. Cán bộ, đảng viên (CB, ĐV) vi phạm phải chịu hình thức kỷ luật. Niềm tin của Nhân dân vào Đảng được củng cố, nhân lên cùng những hành động, việc làm có ý nghĩa thiết thực trong CB, ĐV và quần chúng Nhân dân, góp phần nhân lên cái tốt đẹp, đẩy lùi cái xấu.

Huyện Lạc Sơn - hành trình “xây lại niềm tin”: Bài 1 - Khắc phục sai phạm, củng cố tổ chức cơ sở Đảng

(HBĐT) - Tháng 5/2020, cùng với việc triển khai chính sách hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng do đại dịch Covid-19, trên địa bàn huyện Lạc Sơn xảy ra một sự việc nghiêm trọng liên quan đến sai phạm về đối tượng chi trả ở một số xã, xóm. Sự việc làm ảnh hưởng xấu đến uy tín của cấp ủy, chính quyền địa phương, trong cán bộ, đảng viên và Nhân dân, gây dư luận không tốt trong xã hội. 

Nối tiếp tiếng gọi sông Đà trên công trường thuỷ điện Hoà Bình mở rộng: Bài 2 - Nối tiếp tiếng gọi sông Đà

(HBĐT) - Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình mở rộng (NMTĐHBMR) hiện đang trong giai đoạn chạy đua với thời gian. Trên công trường mỗi ngày có khoảng 400 kỹ sư, công nhân cùng nhiều phương tiện ngày đêm rền vang tiếng máy, thực hiện mục tiêu bắt buộc hoàn thành một số hạng mục theo đúng kế hoạch đề ra.

Nối tiếp tiếng gọi sông Đà trên công trường thủy điện Hòa Bình mở rộng: Bài 1 - Vang mãi bản tình ca hữu nghị Việt Nam - Liên Xô

(HBĐT) - Năm 1979, nghe theo tiếng gọi sông Đà, sau tiếng mìn nổ khởi công xây dựng thủy điện Hòa Bình (TĐHB), hàng nghìn kỹ sư, chuyên gia Liên Xô (cũ) cùng hàng vạn công nhân thay nhau khoan, cắt, đào, đắp ròng rã hơn 5.000 ngày đêm với một mục tiêu, quyết tâm cao độ, đồng lòng đã làm nên những kỳ tích chinh phục dòng sông Đà.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục