(HBĐT) - Hoàn thiện thể chế, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh nhằm đẩy mạnh thu hút đầu tư (THĐT) là 1 trong 4 đột phá chiến lược thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII. Tỉnh đang quyết liệt chỉ đạo khắc phục những yếu kém cải cách hành chính, xây dựng bộ máy chính quyền đồng hành, hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, thu hút nhà đầu tư (NĐT) có năng lực triển khai dự án, tập trung vào các lĩnh vực: du lịch, đô thị sinh thái, công nghiệp theo quy hoạch, tạo sự tăng tốc về kinh tế bền vững.

 

Các doanh nghiệp, nhà đầu tư kiến nghị tỉnh chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến quy hoạch, đất đai, đầu tư xây dựng.

Thời gian qua, tỉnh đã thực hiện nhiều giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, THĐT, huy động các nguồn lực phát triển KT-XH và đạt được những kết quả quan trọng. Tính đến hết tháng 9/2021, trên địa bàn tỉnh có 622 dự án đầu tư (DAĐT) còn hiệu lực; trong đó có 583 DAĐT trong nước với tổng vốn đăng ký 105.076 tỷ đồng, 39 dự án FDI với tổng vốn đăng ký 616,36 triệu USD và sử dụng khoảng 36.010 ha đất. Có 132 DAĐT trong khu, cụm công nghiệp và 490 DAĐT ngoài khu, cụm công nghiệp. Trong 622 DAĐT còn hiệu lực, có 345 dự án đã đi vào hoạt động sản xuất, kinh doanh, chiếm 55,46% tổng số dự án; 154 dự án đang thỏa thuận, bồi thường giải phóng mặt bằng (GPMB), thực hiện các thủ tục về đất đai, xây dựng, môi trường, chiếm 24,76%; 86 dự án tiến độ thực hiện chậm so với cam kết, chiếm 13,83%. Lĩnh vực công nghiệp - xây dựng chiếm 70% tổng số dự án; dịch vụ chiếm 23,3%; nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm 8,7%. TP Hòa Bình có 195 dự án, các huyện: Lương Sơn 193 dự án, Lạc Thủy 64 dự án, Tân Lạc 29 dự án, Kim Bôi 28 dự án, Lạc Sơn 26 dự án, Mai Châu 25 dự án, Cao Phong 23 dự án, Đà Bắc 21 dự án và Yên Thủy 18 dự án. Các dự án đã góp phần quan trọng huy động nguồn lực đầu tư phát triển, tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng thu ngân sách, tạo việc làm, bảo đảm an sinh xã hội, phát triển KT-XH của tỉnh. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn 2016 - 2020 của tỉnh đạt khoảng 67.003 tỷ đồng, trong đó, doanh nghiệp (DN) và NĐT trong nước đóng góp 37.200 tỷ đồng, chiếm 55,5%; DN và dự án vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đóng góp khoảng 3.546 tỷ đồng, chiếm 5,3%. Trung bình hàng năm, các DN và dự án đầu tư đóng góp khoảng 50% tổng sản phẩm GRDP trên địa bàn tỉnh; đóng góp trên 30% tổng thu ngân sách Nhà nước, đồng thời góp phần giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, đảm bảo an sinh xã hội, ổn định kinh tế - chính trị tại tỉnh. 

Dù môi trường kinh doanh, THĐT đã đạt được những kết quả tích cực, song vẫn còn nhiều yếu kém, hạn chế đã được BTV Tỉnh ủy chỉ ra. Số lượng dự án, vốn đầu tư thu hút được trong giai đoạn 2016 - 2020 đạt thấp so với các tỉnh, thành phố trong cả nước, chưa tương xứng với tiềm năng của tỉnh. THĐT chưa định hình được ngành công nghiệp chủ đạo của tỉnh. DAĐT chủ yếu tập trung vào địa bàn TP Hòa Bình và huyện Lương Sơn. Các huyện còn lại có rất ít DAĐT. Một số tập đoàn, DN quy mô lớn đã quan tâm tới tỉnh, nhưng hiện đang ở giai đoạn nghiên cứu, khảo sát và tập trung chủ yếu vào lĩnh vực bất động sản kết hợp du lịch. Quy mô các dự án còn nhỏ, số dự án có vốn đầu tư đăng ký dưới 20 tỷ đồng chiếm 33,9% tổng số các dự án trong nước; 35% dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có vốn đầu tư đăng ký dưới 2 triệu USD. Năng lực một số NĐT hạn chế kể cả tài chính lẫn khả năng xúc tiến kêu gọi đầu tư. Nhiều dự án chậm hoặc chưa triển khai theo cam kết, cụ thể có 86 dự án triển khai thực hiện chậm.

Cải cách hành chính chưa đáp ứng yêu cầu. Công tác phối hợp giữa các cơ quan còn chưa tốt, lỏng lẻo, trách nhiệm chưa rõ ràng và không cao. Một số cơ quan, đơn vị chưa chấp hành nghiêm quy định của pháp luật trong thực hiện nhiệm vụ được giao, thiếu chủ động, sáng tạo, có tình trạng đùn đẩy trách nhiệm tại một số cơ quan quản lý Nhà nước. Tinh thần, thái độ, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ trực tiếp giải quyết các công việc của DN, NĐT còn nhiều hạn chế. Năng lực thẩm định, thẩm tra, đánh giá dự án đầu tư của cơ quan Nhà nước còn hạn chế. Việc GPMB, chuẩn bị mặt bằng cho các dự án đầu tư kể cả trong ngân sách và ngoài ngân sách chậm tiến độ. Sự hỗ trợ của chính quyền các cấp, đặc biệt là cấp huyện, cấp xã đối với việc hỗ trợ các NĐT thực hiện dự án thuộc diện tự thỏa thuận đất để có mặt bằng thực hiện dự án chưa tích cực. Công tác xây dựng, rà soát, điều chỉnh các loại quy hoạch hiệu quả chưa cao, còn thiếu, chất lượng kém, thiếu tầm nhìn dài hạn, còn chồng chéo, mâu thuẫn giữa các loại quy hoạch. Đặc biệt, năm 2021, năm đầu của kỳ kế hoạch 5 năm 2021 - 2025, đang triển khai xây dựng quy hoạch tỉnh, quy hoạch sử dụng đất cấp huyện thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, ảnh hưởng đến hầu hết các dự án đăng ký đầu tư từ đầu năm 2021 đến nay... 

Tại hội nghị tháo gỡ khó khăn cho DN mới đây, ông Nguyễn Quang Huy, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn APEC đang triển khai dự án tại thị trấn Bo (Kim Bôi) cho rằng, giá đất tại huyện trong 1 - 2 tháng tăng chóng mặt từ 2 - 3 lần, nếu đến khi dự án được phê duyệt, đấu thầu chủ đầu tư xong thì chắc tăng lên 10 lần, DN mà tự thỏa thuận đền bù thì rất khó khăn và mất nhiều thời gian. Các DN, NĐT lớn đã kiến nghị tỉnh và các ngành cần tăng cường phối hợp đẩy nhanh tiến độ giải quyết thủ tục hành chính, GPMB để hỗ trợ các dự án… Các DN, NĐT cũng cho rằng: Một số thủ tục hành chính (TTHC) có liên quan đến đầu tư, xây dựng, đất đai chưa xác định được thủ tục nào thực hiện trước, thủ tục nào thực hiện sau. Thủ tục liên quan đến xây dựng phải thực hiện qua nhiều khâu, nhiều bước, nhiều dự án mất hàng năm mới có thể hoàn thiện TTHC, làm cho NĐT mất cơ hội đầu tư và dự án kém hiệu quả. Bên cạnh đó, hạ tầng giao thông, công nghiệp, chất lượng cung cấp điện năng, giá đất, giá thuê đất chưa hấp dẫn so với các địa phương trong khu vực, ảnh hưởng đến môi trường đầu tư của tỉnh. 

Để tháo gỡ khó khăn cho các NĐT có năng lực triển khai dự án, Tỉnh ủy, UBND tỉnh tập trung giải quyết những khó khăn, vướng mắc, sự chậm trễ trong cơ chế phối hợp cải cách TTHC, GPMB, tăng cường đôn đốc, kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm những biểu hiện gây phiều hà, nhũng nhiễu, ách tắc trong thực hiện các TTHC liên quan đến DN, NĐT, hướng tới mục tiêu tạo chuyển biến thực chất môi trường kinh doanh, huy động các nguồn lực thực hiện mục tiêu phát triển nhanh và bền vững.

                                                                                      (Còn nữa)

Lê Chung




Các tin khác


Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo

Những năm qua, cùng với triển khai các giải pháp nhằm tạo sinh kế cho người nghèo vươn lên, việc xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, cận nghèo cũng luôn được tỉnh quan tâm thực hiện. Ngoài đề án, chương trình hỗ trợ nhà ở, các cấp, ngành đã tăng cường huy động nguồn lực để hỗ trợ sửa chữa, xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hoàn cảnh khó khăn, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số, tạo động lực để các hộ vươn lên thoát nghèo.

Người "hóa rồng" cho tre Hòa Bình

Từ một cây tre ngà bình thường, ông Nguyễn Văn Nam ở xã Yên Trị, huyện Yên Thủy đã biến thành "rồng tre”, thể hiện tinh thần đoàn kết với mong muốn Việt Nam muốn làm bạn với các nước trên thế giới. Những tác phẩm của ông đã được nhiều nước biết đến.

Lắng đọng, thiêng liêng ở Nghĩa trang Hàng Dương

Nghĩa trang Hàng Dương, huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu gắn với Khu di tích Quốc gia đặc biệt Nhà tù Côn Đảo trong những ngày Xuân đón du khách ở mọi miền đất nước đến thăm viếng. Từ sáng sớm đến 24h, những nén hương, những bông hoa thơm ngát, tinh khôi được thắp, dâng trang trọng trên những phần mộ đem đến cho ta những cảm xúc trào dâng. Trong khuôn viên rất nhiều loài hoa khoe sắc như muốn chia sẻ, tri ân những người con đã nằm lại nơi đây.

Lừa đảo xuất khẩu lao động - cạm bẫy “việc nhẹ, lương cao”

Lợi dụng việc một bộ phận người dân có nhu cầu tham gia xuất khẩu lao động (XKLĐ), thời gian qua, trên địa bàn tỉnh xuất hiện các chiêu lừa XKLĐ khiến không ít người lâm vào cảnh éo le. Thậm chí nhiều trường hợp đứng trước "nanh vuốt” của bọn tội phạm mua bán người...

Sáng mãi màu áo xanh tình nguyện

"Năm 2024, Ban Chấp hành Trung ương Đoàn thống nhất lựa chọn chủ đề công tác là "Năm Thanh niên tình nguyện”. Đây là năm đánh dấu nhiều sự kiện đặc biệt có ý nghĩa trong phong trào thanh niên tình nguyện, như: kỷ niệm 60 năm phong trào "Ba sẵn sàng”, 10 năm "Năm Thanh niên tình nguyện”, 25 năm Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè. Vì vậy, tổ chức Đoàn các cấp cần phải xem đây là một năm sôi động các hoạt động thanh niên tình nguyện trên toàn quốc với sự tham gia đông đảo của các tầng lớp thanh niên Việt Nam" - đồng chí Bùi Quang Huy, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn nhấn mạnh tại hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đoàn lần thứ tư, khoá XII (tháng 1/2024).

Xung quanh việc xây dựng trụ sở và công trình văn hóa tâm linh tại thành phố Hòa Bình: Bài 2 - Công trình không phù hợp quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, vi phạm trật tự xây dựng?

Liên quan đến việc xây dựng chùa Hòa Bình và các công trình phụ trợ, thời gian qua, một số cơ quan thông tin, báo chí đưa tin cho rằng: công trình này không phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; vi phạm các quy định của pháp luật về thủ tục đầu tư; còn để xảy ra nhiều sai phạm liên quan đến trật tự xây dựng. Trước những vấn đề được dư luận xã hội và người dân quan tâm, các cơ quan chức năng của tỉnh và UBND thành phố Hòa Bình (TPHB) đã có thông tin phản hồi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục