(HBĐT) - Có một điều đặc biệt, không chỉ ông Phạm Ngọc Thể, nguyên Phó Giám đốc trường Thanh niên lao động XHCN (nay là trường PTDTNT THPT tỉnh) vinh dự được gặp Bác Hồ mà cả vợ ông là bà Bùi Thị Xuyến cũng có vinh dự đó. Bà là người đã thay mặt cho 1.200 học sinh trường Thanh niên lao động XHCN đọc lời hứa cố gắng phấn đấu học tập tốt, lao động tốt khi Người về thăm trường...
Ông Phạm Ngọc Thể, nguyên Phó Giám đốc trường Thanh niên lao động XHCN (nay là trường PTDTNT THPT tỉnh) kể lại những kỷ niệm đẹp về 3 lần vinh dự được gặp Bác Hồ cho học sinh nhà trường.
Trong ngôi nhà nhỏ ở tổ 8, phường Quỳnh Lâm (TP Hòa Bình), tôi gặp ông Phạm Ngọc Thể khi ông đang tiếp đoàn khách là cán bộ chủ chốt của phường Quỳnh Lâm đến mời ông tham gia buổi nói chuyện chuyên đề về học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh với vai trò là nhân chứng sống từng gặp gỡ, trực tiếp nghe những lời dạy của Bác. "Tôi có vinh dự và may mắn được 3 lần gặp Bác, được trực tiếp nghe những lời dạy ân cần, ấm áp của Người” - mở đầu câu chuyện, ông Phạm Ngọc Thể bùi ngùi nhớ lại. Lần thứ nhất ông vinh dự được gặp Bác khi Người đến thăm trường Hợp tác hóa nông nghiệp của tỉnh ở bến Ngọc, Trung Minh, Kỳ Sơn (nay là TP Hòa Bình) vào ngày 19/10/1958. "Đến bây giờ những lời dạy của Bác vẫn còn thấm trong tâm trí, trong trái tim tôi: Nếu cán bộ không chịu khó làm việc, học tập và rèn luyện thì sẽ bị thụt lùi. Cán bộ thụt lùi thì dân sẽ không tin. Do vậy, người cán bộ phải thường xuyên học tập văn hóa, chính trị, nghiệp vụ” - ông Phạm Ngọc Thể xúc động.
Do phấn đấu, rèn luyện tốt, cuối năm 1959, ông Phạm Ngọc Thể được bầu làm chiến sỹ thi đua, ngày 20/12/1959 được kết nạp Đảng. Ngày 16/3/1960, trên công trường thi công tuyến đường 12B Kim Bôi - Hòa Bình, ông vinh dự trở thành đại diện tiêu biểu của thanh niên tỉnh đi dự Đại hội Thanh niên tích cực lao động XHCN toàn miền Bắc tại Hà Nội. Tại đại hội, một lần nữa ông được gặp Bác, ở gần Bác và được chụp ảnh lưu niệm cùng Bác. Trở về từ đại hội, những lời Bác dạy luôn trong tâm trí ông: "Các cháu đã cố gắng, nhưng phải cố gắng hơn nữa. Phải khiêm tốn học hỏi, làm bất cứ việc gì khi Đảng và Nhân dân giao cho... Các cháu là đoàn viên thanh niên, hãy cố gắng thực hiện: Việc gì tốt dù nhỏ cũng cố làm. Việc gì xấu dù nhỏ cũng tránh”. Lời dạy của Bác đã đi theo suốt cuộc đời ông. Đây cũng chính là những điều mà ông thường nhắc lại mỗi khi răn dạy con cháu...
"Đầu năm 1961, Tỉnh ủy quyết định Trường Thanh niên lao động XHCN không tham gia làm đường và cầu cống nữa mà chuyển sang sản xuất nông nghiệp. Để ổn định một nơi, có điều kiện xây dựng trường sở, phục vụ cho việc đào tạo cán bộ lâu dài cho tỉnh. Hướng đi đúng đắn nhưng khi nhà trường bắt tay vào thực hiện thì gặp rất nhiều khó khăn. Đời sống cán bộ, giáo viên, học sinh (CBGVHS) thời kỳ này cực kỳ khó. Trong trường đã có những biểu hiện hoang mang, dao động. Có người không tin vào phương thức vừa học vừa làm, tưởng chừng như không vượt qua được” - ông Phạm Ngọc Thể nhớ lại thời kỳ gian khó. Đúng lúc nhà trường khó khăn nhất thì Bác đến thăm ngày 17/8/1962. Đây cũng là lần thứ 3 ông được gặp Bác. Càng bất ngờ hơn là ngay khi đến thăm, Bác Hồ đi thẳng xuống nhà bếp là nơi ông làm quản lý cấp dưỡng bếp ăn của nhà trường. Tại đây, Người ân cần trò chuyện bằng giọng nói ấm áp, hiền từ. Đồng thời, Người cũng căn dặn: "Cháu phải học cách nấu ăn để có cơm chín, canh ngon. Phải giữ gìn vệ sinh để đảm bảo sức khỏe cho giáo viên và học sinh”. Xúc động trước sự ân cần, ấm áp của Bác, ông chỉ kịp hứa sẽ tiếp tục cố gắng. Sau đó, Bác thăm tổ sản xuất đậu phụ, cửa hàng căng tin, thăm nơi ở của học sinh, nghe lãnh đạo nhà trường báo cáo rồi Bác mới có buổi nói chuyện với CBGVHS nhà trường. Trong buổi nói chuyện, Bác căn dặn CBGVHS phải đẩy mạnh tăng gia, chăn nuôi, chế biến thực phẩm để tăng khẩu phần và chất lượng bữa ăn; thực hiện tốt đoàn kết, kỷ luật và nhất là thực hành dân chủ. Kết thúc buổi nói chuyện, Bác để lại bút tích trong Cuốn sổ vàng của nhà trường với lời căn dặn: "Fải: Học tập tốt, lao động tốt. Cố gắng mãi, tiến bộ mãi”.
Chính những điều căn dặn của Bác đã trở thành động lực để thầy và trò nhà trường không ngừng nỗ lực, phấn đấu học tập tốt, giáo dục tốt, rèn luyện tốt, đoàn kết tốt để vượt qua mọi khó khăn. "Trong quá trình xây dựng và trưởng thành, có lúc nhà trường đứng trước vô vàn khó khăn tưởng chừng như không thể vượt qua. Nhưng nhớ lời Bác Hồ dạy, đội ngũ thầy, cô giáo nhà trường luôn động viên học sinh tập trung vừa học, vừa làm, vượt lên mọi khó khăn. Để rồi các thế hệ học trò dần trưởng thành, trở thành những "hạt giống đỏ”, cán bộ nguồn, chủ chốt cho địa phương” - ông Phạm Ngọc Thể tự hào.
(HBĐT) - Chiến trường Điện Biên Phủ năm xưa là nơi ghi dấu sự anh dũng của lớp lớp thế hệ thanh niên, chiến sỹ trẻ tham gia chiến đấu đánh đuổi quân xâm lược. Đến nay, mặc dù đã ngoài 80, 90 tuổi nhưng ký ức về một thời hoa lửa vẫn còn sống mãi trong lòng những người lính năm xưa, họ là những nhân chứng sống cho quá khứ hào hùng của dân tộc.
(HBĐT) - "TP Hồ Chí Minh không phải lần đầu tôi đến. Năm nào cũng vậy, cứ vào dịp tháng 4 tôi lại đưa vợ con vào thành phố này. Bởi đây là nơi bố tôi và nhiều đồng đội của ông đã chiến đấu, hy sinh ngay trước thời khắc chiến thắng: 30/4/ 1975...”, câu chuyện xúc động của anh bạn trên cùng chuyến bay kéo tôi về với thực tại.
(HBĐT) - Những ngày tháng 4 lịch sử, chúng tôi đến thăm ông Bùi Mãnh Liệt ở phường Đồng Tiến (TP Hoà Bình), nhân chứng sống đã từng tham gia và chiến đấu 81 ngày đêm bảo vệ Thành cổ Quảng Trị. Những kỷ vật thời chiến, tấm ảnh đen trắng được ông treo trang trọng nhằm lưu giữ những kỷ niệm một thời oanh liệt và tri ân những người lính, người đồng đội đã cùng sát cánh nơi chiến trường năm xưa…
(HBĐT) - Từng là phóng viên Báo Công an vũ trang, ông Nguyễn Đức Thiện, xóm Trại, phường Thái Bình (TP Hòa Bình) đã tham gia khắp các mặt trận từ Vĩnh Linh, Cam Lộ (Quảng Trị), Tây Ninh đến Sài Gòn trong kháng chiến chống Mỹ. May mắn và tự hào khi có mặt tại Dinh Độc Lập trong mùa xuân Đại thắng năm 1975, bằng quyển sổ, cây bút, chiếc máy ảnh, ông đã lưu dấu ấn vào chặng đường cách mạng với những hình ảnh ghi lại lịch sử đặc biệt.
(HBĐT)-Từ khi còn là học sinh phổ thông, được nghe những bài giảng, câu chuyện về địa đạo Củ Chi, tôi mãi ao ước được một lần đặt chân đến vùng đất huyền thoại. Rồi ước mơ đã trở thành hiện thực, để cứ đến những ngày tháng tư lịch sử, lại nhớ cảm giác hồi hộp được khám phá những đường hầm nhỏ hẹp, ẩm thấp, chằng chịt như mạng nhện; thăm quan phòng họp chỉ huy, phòng làm việc, kho cất giấu lương thực, giếng nước, phòng ở, nhà bếp, bệnh xá... nằm sâu dưới lòng đất. Thế mới biết vì sao quân và dân Củ Chi lại có thể kiên cường vượt qua bom đạn khốc liệt và sự tàn bạo của quân thù suốt hơn 20 năm, lập bao chiến công hiển hách, góp phần làm nên bản hùng ca chiến thắng 30/4, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước năm 1975.
(HBĐT) - Anh hùng lực lượng vũ trang (LLVT) nhân dân, đại tá Bùi Xuân Hình trong đời binh nghiệp của mình đã trải qua hàng trăm trận đánh. Trong đó, khoảng thời gian hơn 1 tuần nhận nhiệm vụ đánh chiếm và giữ cây cầu trên xa lộ để đại quân tiến vào giải phóng Sài Gòn, non sông quy về một mối mãi là những ký ức hào hùng nhất.