(HBĐT) - Chiếm hơn 63% dân số toàn tỉnh, người Mường sinh sống nhiều trên địa bàn các huyện: Tân Lạc, Lạc Sơn, Cao Phong, Kim Bôi, Lương Sơn gắn với 4 vùng Mường lớn (Bi, Vang, Thàng, Động). Quá trình hội nhập và phát triển, đồng bào Mường Hoà Bình vẫn giữ được những bản sắc riêng có của dân tộc mình, góp phần bồi tụ, tôn vinh nền "Văn hoá Hoà Bình” nổi tiếng.


Trong tháng 3/2022, tỉnh đã hoàn thành chương trình kiểm kê nhằm xúc tiến xây dựng bộ hồ sơ đệ trình UNESCO ghi danh mo Mường trong danh sách di sản văn hoá phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp. Ảnh chụp tại huyện Kim Bôi.

Đã từng có thời điểm, cùng với dòng chảy nhịp sống đương đại, những giá trị cốt lõi, truyền thống của dân tộc Mường đứng trước nguy cơ mai một, thất truyền. Đó là nạn "chảy máu” chiêng, những nếp nhà sàn thưa vắng dần, những làn điệu dân ca, dân vũ chẳng mấy ai còn nhớ. Con cháu không thuộc, thậm chí quên tiếng mẹ đẻ. Không ít phong tục, tập quán dần biến mất trong đời sống, sinh hoạt người Mường…

Nhiều nỗ lực bảo tồn  tâm điểm văn hoá Mường

Với sự tập trung đông đảo của người Mường, Hoà Bình còn được xem là "tỉnh Mường”, cũng là nơi văn hoá Mường rõ nét nhất. Những năm qua, trước những tác động làm biến đổi giá trị văn hoá, tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp bảo tồn bản sắc văn hoá dân tộc, tâm điểm là văn hoá Mường. Thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, Tỉnh uỷ, UBND tỉnh ban hành các chỉ thị, nghị quyết, đề án, kế hoạch phát triển các lĩnh vực văn hoá, gia đình, thể thao và du lịch. Từ đó, góp phần bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá truyền thống của các dân tộc. Việc đầu tư cho công tác sưu tầm, khảo sát, nghiên cứu, trùng tu, phục dựng và truyền dạy các di sản văn hoá (DSVH) truyền thống được các cấp, ngành, địa phương quan tâm. Nhiều di tích lịch sử văn hoá, lễ hội dân gian, loại hình dân ca, dân vũ, dân nhạc của các dân tộc thiểu số được bảo tồn, khai thác.

Tiếp nối những giai đoạn trước, từ năm 2018 đến nay, Sở VH-TT&DL tích cực phối hợp, tham mưu thực hiện Chương trình hành động số 27-Ctr/TU của Tỉnh uỷ thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW, ngày 9/6/2014 của BCH T.Ư Đảng khoa XI về "Xây dựng và phát triển văn hoá, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”. Ban Thường vụ Tỉnh uỷ ban hành Nghị quyết số 04/NQ-TU, ngày 11/10/2021 về bảo tồn, phát huy giá trị DSVH các dân tộc tỉnh Hoà Bình, giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030; UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 152/KH-UBND, ngày 28/11/2018 thực hiện Quyết định số 22/2018/QĐ-TTg, ngày 8/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước trên địa bàn tỉnh; Quyết định số 623/QĐ-UBND, ngày 14/3/2018 về việc ban hành Đề án "Bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá phi vật thể tiêu biểu các dân tộc tỉnh Hoà Bình, giai đoạn 2018-2030”; Quyết định số 3015/ QĐ-UBND, ngày 25/12/2018 về việc ban hành "Đề án bảo tồn, phát huy giá trị DSVH mo Mường Hoà Bình, giai đoạn 2019-2025 và những năm tiếp theo”; Quyết định số 45/2019/QĐ-UBND, ngày 4/11/2019 về việc quy định thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang; Quyết định số 24/2021/QĐ-UBND, ngày 16/7/ 2021 về việc quy định quản lý, bảo vệ và phát huy các giá trị DSVH trên địa bàn tỉnh. 

Thực hiện chỉ đạo của Bộ VH-TT&DL và Ủy ban Dân tộc, Sở VH-TT&DL và Ban Dân tộc tỉnh ký kết Chương trình phối hợp số 548/CTPH-BDT-SVHTTDL, ngày 28/8/2018 về "Đẩy mạnh các hoạt động văn hoá, thể thao, du lịch và gia đình vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2018-2022”. Căn cứ công văn số 4591/VPCP-KGVX, ngày 9/6/2020 của Văn phòng Chính phủ thông báo ý kiến của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam về việc đồng ý chủ trương lập hồ sơ DSVH phi vật thể mo Mường, trình Thủ tướng Chính phủ đệ trình UNESCO; Công văn số 3056/ BVHTTDL-DSVH, ngày 19/8/ 2020 của Bộ VH-TT&DL về việc xây dựng hồ sơ mo Mường đệ trình UNESCO, Sở VH-TT&DL đã tham mưu UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 220/KH-UBND, ngày 25/11/2021 phối hợp với các tỉnh, thành phố có di sản xây dựng hồ sơ mo Mường trình Thủ tướng Chính phủ đệ trình UNESCO ghi danh trong danh mục DSVH phi vật thể bảo vệ khẩn cấp của nhân loại.
Nâng tầm di sản bảo vật quốc gia.

Bằng những giải pháp đồng bộ như tuyên truyền, phổ biến pháp luật về văn hoá, gia đình, thể thao, du lịch cho trưởng thôn, bản, các nghệ nhân, người có uy tín, đồng bào dân tộc thiểu số; huy động nguồn lực tu bổ, tôn tạo các di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh…, công tác bảo tồn, phát huy giá trị DSVH, tiêu biểu là văn hoá Mường đạt được những kết quả quan trọng và rõ nét. DSVH phi vật thể "Nghệ thuật chiêng Mường” và DSVH "Mo Mường Hoà Bình” được Bộ VH-TT&DL quyết định công nhận là DSVH phi vật thể tiêu biểu quốc gia năm 2016. Ban chỉ đạo Mo Mường tỉnh triển khai kế hoạch bảo tồn với các nội dung biên soạn tái bản cuốn sách "Mo Mường Hoà Bình” theo bộ chữ dân tộc Mường tỉnh; biên soạn Từ điển Mo Mường; tổ chức sưu tầm, tư liệu hoá DSVH mo Mường tại huyện Lạc Sơn. Sở VH-TT&DL đã tham mưu trình Chính phủ, Tỉnh uỷ cho chủ trương và tiến hành xây dựng hồ sơ khoa học DSVH phi vật thể mo Mường trình tổ chức UNESCO ghi danh trong danh sách là DSVH phi vật thể bảo vệ khẩn cấp của nhân loại. 

Đồng chí Lưu Huy Linh, Phó Giám đốc Sở VH-TT&DL cho biết: Cùng thời gian này, tỉnh đã tổ chức kiểm kê, lập danh mục kiểm kê và xây dựng hồ sơ DSVH truyền thống các dân tộc. Thành lập các câu lạc bộ (CLB) về DSVH dân gian truyền thống như CLB Mo Mường các huyện Lạc Sơn, Tân Lạc,    

 Cao Phong, phát triển các CLB hát dân ca, dân vũ, dàn nhạc dân tộc. Tổ chức được các lớp truyền dạy về DSVH phi vật thể như nghệ thuật chiêng Mường, kết cấu và cách dựng nhà sàn dân tộc Mường, hát thường đang bộ mẹng dân tộc Mường. Hiện nay, tỉnh đã phê duyệt dự án "Không gian bảo tồn và phát huy giá trị DSVH mo Mường tại xã Hợp Phong, huyện Cao Phong”. Ngoài ra tổ chức được các lớp truyền dạy, bồi dưỡng bộ chữ Mường cho đội ngũ cán bộ, giáo viên cốt cán dạy và học chữ dân tộc Mường. Các huyện, thành phố đã phục dựng được nhiều lễ hội dân gian. Trước đó là phục dựng lễ hội Khai hạ Mường Bi ở xã Phong Phú (Tân Lạc), lễ hội đu Mường Vôi ở thị trấn Vụ Bản (Lạc Sơn)… Gần đây nhất là phục dựng lễ hội Mường Động của dân tộc Mường Kim Bôi (năm 2018), lễ hội đình Khói, xã Ân Nghĩa, huyện Lạc Sơn (năm 2020). Năm 2021, tỉnh tiến hành kiểm kê, lựa chọn 3 di sản tiêu biểu trình Bộ VH-TT&DL phê duyệt đưa vào danh mục DSVH phi vật thể quốc gia, trong đó có 2 di sản dân tộc Mường, gồm lễ hội khai hạ và tri thức lịch tre.

Toàn tỉnh hiện có 102 di tích được xếp hạng các cấp. Năm 2020-2021 có 62 lễ hội đăng ký tổ chức, gồm 7 lễ hội cấp huyện, 46 lễ hội cấp xã và 13 lễ hội thôn, bản. Các lễ hội chủ yếu gắn với các di tích lịch sử, mang đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc thông qua các hoạt động giới thiệu ẩm thực, trình diễn trang phục truyền thống, giao lưu văn nghệ dân gian, thi đấu các môn thể thao dân tộc, trò chơi dân gian… đáp ứng nhu cầu văn hoá tinh thần, góp phần giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống.

(Còn nữa)

Bùi Minh


Các tin khác


Hướng tới SEA Games 31 - Hãy toả sáng! 

(HBĐT) - "Đêm nay tôi bước trên đỉnh cao/ Vươn xa hướng tới bầu trời sao/ Bỏ lại bao nhọc nhằn gian lao/ Nơi đây tôi chạm vào vinh quang/ Cùng bầu trời Việt Nam toả sáng...". Cũng như lời bài hát chủ đề của SEA Games 31 "Hãy tỏa sáng”, với sự chuẩn bị chu đáo, sự nhiệt tình, thân thiện của người dân, Hòa Bình đã sẵn sàng cho SEA Games 31 để cùng các vận động viên tỏa sáng.

Vị quan lang xứ Mường vinh dự được Bác Hồ gửi thư khen

(HBĐT) - Nâng niu những kỷ vật vốn được gìn giữ như đồ gia bảo suốt dặm dài thời gian, anh Đinh Công Thảo, cháu nội ông Đinh Công Niết hiện là người chăm lo hương khói từ đường dòng họ Đinh Công ở xứ Mường Cời, xã Tân Vinh (Lương Sơn) xúc động chia sẻ: Tất cả những kỷ vật, giấy tờ của ông nội từ khi còn tham gia hoạt động cách mạng như thư của Bác Hồ, giấy khen của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, giấy mời dự lễ thành lập và ra mắt Tiểu đoàn Đinh Công Niết ngày 27 - 28/4/1949... đều được gia đình trân trọng gìn giữ, bảo quản, coi đây là những tài sản quý báu, thiêng liêng.

Sống lại ký ức Điện Biên qua lời kể của những người lính cựu


(HBĐT) - Chiến trường Điện Biên Phủ năm xưa là nơi ghi dấu sự anh dũng của lớp lớp thế hệ thanh niên, chiến sỹ trẻ tham gia chiến đấu đánh đuổi quân xâm lược. Đến nay, mặc dù đã ngoài 80, 90 tuổi nhưng ký ức về một thời hoa lửa vẫn còn sống mãi trong lòng những người lính năm xưa, họ là những nhân chứng sống cho quá khứ hào hùng của dân tộc.

Ngày 30/4 ở Thành phố Hồ Chí Minh

(HBĐT) - "TP Hồ Chí Minh không phải lần đầu tôi đến. Năm nào cũng vậy, cứ vào dịp tháng 4 tôi lại đưa vợ con vào thành phố này. Bởi đây là nơi bố tôi và nhiều đồng đội của ông đã chiến đấu, hy sinh ngay trước thời khắc chiến thắng: 30/4/ 1975...”, câu chuyện xúc động của anh bạn trên cùng chuyến bay kéo tôi về với thực tại.

Tự hào là người lính Thành cổ

(HBĐT) - Những ngày tháng 4 lịch sử, chúng tôi đến thăm ông Bùi Mãnh Liệt ở phường Đồng Tiến (TP Hoà Bình), nhân chứng sống đã từng tham gia và chiến đấu 81 ngày đêm bảo vệ Thành cổ Quảng Trị. Những kỷ vật thời chiến, tấm ảnh đen trắng được ông treo trang trọng nhằm lưu giữ những kỷ niệm một thời oanh liệt và tri ân những người lính, người đồng đội đã cùng sát cánh nơi chiến trường năm xưa…

Ký ức của phóng viên chiến trường tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh

(HBĐT) - Từng là phóng viên Báo Công an vũ trang, ông Nguyễn Đức Thiện, xóm Trại, phường Thái Bình (TP Hòa Bình) đã tham gia khắp các mặt trận từ Vĩnh Linh, Cam Lộ (Quảng Trị), Tây Ninh đến Sài Gòn trong kháng chiến chống Mỹ. May mắn và tự hào khi có mặt tại Dinh Độc Lập trong mùa xuân Đại thắng năm 1975, bằng quyển sổ, cây bút, chiếc máy ảnh, ông đã lưu dấu ấn vào chặng đường cách mạng với những hình ảnh ghi lại lịch sử đặc biệt.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục