(HBĐT) - Theo thượng tá Nguyễn Văn Vận, Phó trưởng Phòng CSHS (Công an tỉnh), để nâng cao hiệu quả phòng ngừa tội phạm và tệ nạn xã hội trong thanh thiếu niên, việc tăng cường công tác phòng ngừa, quản lý con em ngay từ gia đình được xem là một trong những biện pháp quan trọng nhất. 


Với hình thức sân khấu hóa, việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật liên quan đến bạo lực học đường thu hút sự tham gia của học sinh, giáo viên Trường PT DTNT THPT tỉnh. 

Mâu thuẫn trên mạng, chém nhau ngoài đời

Hồi 22h ngày 11/10/2022, đang ngồi uống nước với bạn tại khu vực Quảng trường Hòa Bình (TP Hòa Bình), Tr.P.L.T (SN 2005), trú tại phường Hữu Nghị bất ngờ bị một nhóm thanh niên dùng hung khí là gậy và dao truy sát... Tr.P.L.T được những người xung quanh đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh với nhiều vết thương, trong đó có vết chém ở vùng mặt phải khâu nhiều mũi. 

 
Theo thông tin từ cơ quan chức năng, nguyên nhân vụ việc xuất phát từ việc giữa Tr.P.L.T và một nam sinh cùng lớp có bình luận gây hấn, thách thức nhau trên mạng xã hội (MXH) facebook sau đó xảy ra mâu thuẫn. Nam sinh cùng lớp đã rủ, gọi anh em, bạn bè ngoài xã hội mang theo hung khí đi tìm Tr.P.L.T để trả thù.

Trước đó, tại tuyến đường Đà Giang, thuộc tổ 15, phường Phương Lâm, Đ.Đ.H (SN 2005), trú tại phường Hữu Nghị bị 9 đối tượng là nam sinh từ Hà Nội lên dùng mũ bảo hiểm, tay chân đánh gây thương tích. Nguyên nhân cũng xuất phát từ những mâu thuẫn khi tham gia MXH facebook giữa Đ.Đ.H và một nam sinh khác. Sau đó, nam sinh này đã nhờ 9 nam sinh từ Hà Nội lên Hòa Bình tìm Đ.Đ.H để "xử lý”.

Ngày 4/10/2022, tại xã Vĩnh Đồng (Kim Bôi) cũng xảy ra vụ việc nghiêm trọng. Theo đó, do mâu thuẫn trên MXH, B.T.T (SN 2005), trú tại xã Hùng Sơn (Kim Bôi) dùng dao nhọn đâm B.M.T (SN 2005), trú tại thị trấn Bo (Kim Bôi) và chém vào đầu B.V.Th (SN 2002), trú tại thị trấn Bo. Sau khi gây ra vụ việc, B.T.T bỏ trốn khỏi địa phương. Lực lượng chức năng đã truy tìm, bắt được B.T.T khi đang lẩn trốn tại xã Xuân Thuỷ (Kim Bôi). 

Mới đây, trong quá trình tham gia hoạt động trên MXH facebook giữa H.B.A (SN 2005), B.T.K (SN 2005) - cùng trú tại thị trấn Lương Sơn, Ng.V.Đ (SN 2005) - trú tại xã Hòa Sơn, B.H.A.T (SN 2005) - trú tại xã Nhuận Trạch (Lương Sơn) đã xảy ra mâu thuẫn, bình luận, thách thức với một nhóm nam sinh ở thị trấn Xuân Mai, Chương Mỹ (Hà Nội). Sau đó, 6 nam sinh lớp 10, lớp 11 từ thị trấn Xuân Mai mang theo hung khí gồm dao, gậy gộc lên đánh chém nhóm học sinh tại huyện Lương Sơn, làm H.B.A, B.T.K, Ng.V.Đ, B.H.A.T bị thương phải điều trị tại Trung tâm Y tế huyện.

 "Bạo lực mạng” - nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bạo lực học đường

Chưa có thống kê đầy đủ, nhưng theo Trung tá Bùi Thị Thanh Hà, Đội phó Đội chuyên đề nghiệp vụ, Phòng Cảnh sát hình sự (CSHS), Công an tỉnh, tình trạng bạo lực, đánh chém nhau trong thanh thiếu niên, học sinh xuất phát từ những mâu thuẫn trên MXH đã, đang trở thành vấn đề đáng báo động. Nhất là trong thời gian gần đây, lực lượng chức năng liên tiếp tiếp nhận, xử lý nhiều vụ việc liên quan đến tội phạm "cố ý gây thương tích” đánh nhau. Thậm chí trong nhiều vụ, các đối tượng sử dụng cả hung khí để đánh, chém nhau. Đây cũng chính là nguyên nhân khởi phát của nhiều vụ bạo lực học đường (BLHĐ) xảy ra trong thời gian qua.

Liên quan đến vấn đề này, cô giáo Đinh Thị Lan, Phó hiệu trưởng trường PT DTNT THPT tỉnh chia sẻ: Trường học là nơi học sinh được học tập và vui chơi. Ở đó, các em được học hỏi, tiếp xúc với bạn bè, thầy cô. Tuy nhiên, thực tế hiện nay, những vấn đề tiêu cực trong nhà trường không phải không có. Nổi bật là BLHĐ. Đây là vấn nạn đáng lo ngại, gây ảnh hưởng xấu và có tác động sâu sắc đối với thế hệ trẻ. Trong những năm gần đây, vấn nạn này càng trở nên phổ biến hơn, mức độ nghiêm trọng hơn. Tại trường PT DTNT THPT tỉnh, tình trạng BLHĐ không quá phổ biến nhưng cũng không phải không tồn tại.

Theo Thượng tá Nguyễn Văn Vận, Phó trưởng Phòng CSHS, để nâng cao hiệu quả phòng ngừa tội phạm và tệ nạn xã hội trong thanh thiếu niên, việc tăng cường công tác phòng ngừa, quản lý con em ngay từ gia đình được xem là một trong những biện pháp quan trọng nhất. Bởi qua thực tế các vụ việc lực lượng công an tiếp nhận, xử lý, những đối tượng trong độ tuổi thanh thiếu niên vi phạm pháp luật hầu như không có sự theo dõi, giám sát, quản lý chặt chẽ của gia đình. Nhiều em bỏ học sớm, bị bạn bè rủ rê làm việc xấu, vi phạm pháp luật trong thời gian dài nhưng gia đình không biết. Ngoài ra, rất cần sự vào cuộc của các cấp, ngành nhằm tuyên truyền cho học sinh, thanh thiếu niên về cách ứng xử có văn hóa, các quy tắc và biết kiềm chế khi tham gia bình luận, hoạt động trên MXH. Từ đó, giúp các em hiểu rõ, hiểu đúng và có thái độ ứng xử văn hóa, không đua theo các trào lưu xấu trên MXH tiềm ẩn nhiều vấn đề liên quan đến công tác đảm bảo ANTT, an toàn xã hội. Mới đây, Thành Đoàn, chi đoàn Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân TP Hòa Bình, Đoàn trường PT DTNT THPT tỉnh đã phối hợp tổ chức buổi tuyên truyền pháp luật về phòng chống BLHĐ cho trên 800 học sinh và cán bộ, giáo viên nhà trường theo hình thức diễn đàn giao lưu và tổ chức phiên tòa giả định; hay việc tổ chức các buổi tuyên truyền, phổ biến pháp luật trực tiếp cho học sinh tại các nhà trường do Phòng CSHS tổ chức thời gian qua là điểm sáng cần được nhân rộng. 

Theo số liệu được Bộ GD&ĐT đưa ra gần đây, mỗi năm trên cả nước xảy ra gần 1.600 vụ việc học sinh đánh nhau ở trong và ngoài trường học. Bình quân mỗi ngày xảy ra 5 vụ. Cứ khoảng trên 5.200 học sinh có 1 vụ đánh nhau; cứ hơn 11.000 học sinh có 1 em bị buộc thôi học vì đánh nhau; cứ 9 trường học có 1 trường có sự việc học sinh đánh nhau.

Đáng lo ngại hơn, thống kê của Bộ Công an cho thấy, mỗi tháng có 1.000 thanh thiếu niên phạm tội. Tội phạm đang ngày càng trẻ hóa, đa phần ở độ tuổi từ 18 đến dưới 30 tuổi, thậm chí dưới 18 tuổi với mức độ nguy hiểm ngày càng nghiêm trọng.

Mạnh Hùng



Các tin khác


Tiếp thêm sức mạnh cho di sản văn hoá Mo Mường: Bài 3 - Nâng tầm vóc, vị thế của Mo Mường trong cuộc sống hôm nay

(HBĐT) - Trong quá trình phát triển và hội nhập quốc tế, di sản văn hóa (DSVH) Mo Mường đang phải đối mặt với tác động tiêu cực của mặt trái kinh tế thị trường, của quá trình đô thị hóa và làn sóng văn hóa ngoại lai. Để Mo Mường được sống mãi cùng thời gian, cả hệ thống chính trị và Nhân dân trong tỉnh đã, đang chung tay thực hiện giải pháp trước mắt và dài hạn để ghi danh Mo Mường vào danh sách DSVH phi vật thể thế giới. 

Tiếp thêm sức mạnh cho di sản văn hóa Mo Mường: Bài 2- Bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hoá Mo Mường

(HBĐT) - Đặc sắc và giàu tính nhân văn, Mo Mường là nghi lễ dân gian có tính thiêng, không chỉ dùng khi tiễn biệt người đã khuất về thế giới bên kia mà được sử dụng rộng rãi dịp thanh minh, mát nhà, làm vía…, gắn liền với đời sống tinh thần của người dân xứ Mường. Năm 2016, cùng với nghệ thuật Chiêng Mường, Mo Mường Hoà Bình được công nhận di sản văn hoá (DSVH) phi vật thể cấp quốc gia. Việc giữ gìn, bảo tồn và phát huy giá trị tốt đẹp của Mo Mường vừa là nhiệm vụ quan trọng của cả hệ thống chính trị, vừa là trách nhiệm của mỗi cá nhân, cộng đồng để sớm đưa Mo Mường ghi danh DSVH phi vật thể của thế giới.

Tiếp thêm sức mạnh cho di sản văn hóa Mo Mường: Bài 1- Trăn trở với Mo Mường

(HBĐT) - Nói đến văn hóa của người Mường Hòa Bình không thể không nói đến một di sản văn hóa (DSVH) đặc biệt linh thiêng: Mo Mường. Đây là báu vật có những giá trị vô song và nổi bật hàng đầu trong kho tàng DSVH bốn Mường Bi - Vang - Thàng - Động. Người Mường Hòa Bình càng tự hào khi sở hữu DSVH Mo Mường bao nhiêu, càng trăn trở bấy nhiêu nếu di sản này không được bảo vệ khẩn cấp. Bởi, chỉ khi được bảo vệ khẩn cấp thì DSVH Mo Mường mới được tiếp thêm sức mạnh để phát huy các giá trị đặc sắc, mới có thể trường tồn với thời gian và "sống” vẹn nguyên trong lòng Nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình.

Bu Chằm - miền quê trù phú

(HBĐT) - Tháng 10 này, về xóm Bu Chằm, xã Thịnh Minh (TP Hòa Bình), hoa dong riềng nở đỏ chờ ngày thu hoạch. Trên cánh đồng lúa rộn ràng tiếng máy gặt làm xuyên trưa tranh thủ ngày nắng. Những con đường được bê tông kiên cố, rộng rãi. Nhà nối nhà tường bao san sát, những vườn bưởi trĩu quả. Với đôi tay chăm chỉ và ý chí dám nghĩ, dám làm, bà con đã khoác cho mảnh đất này diện mạo mới xinh đẹp, yên bình, trù phú để nơi đây được nhiều người trìu mến, yêu thương khen rằng "đáng sống!”.

Xây dựng chuẩn mực đạo đức – bước chuyển biến mạnh trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng

Bài 3 - Chuẩn mực đạo đức như tấm gương để cán bộ, đảng viên "tự soi, tự sửa” 

(HBĐT) - Thực hiện việc sáp nhập, kiện toàn xóm, tổ dân phố, tại xã Thượng Cốc (Lạc Sơn) có những xóm mới được thành lập từ việc sáp nhập 3 xóm cũ, dân đông như một xã nhỏ. Có xóm thì địa hình trải dài, dân cư thưa thớt. Cộng đồng xóm mới chưa hoàn toàn đoàn kết, hòa nhập, nhà văn hóa cũ chật hẹp, người dân phải ngồi họp ở ngoài gốc cây… Chồng chất khó khăn đặt ra trong việc vận hành chính quyền cấp cơ sở. Song, với tinh thần tận tụy, hết lòng vì Nhân dân, thực hiện đúng theo chuẩn mực đạo đức (CMĐĐ), đội ngũ cán bộ, đảng viên (CB, ĐV) xã Thượng Cốc đã sát dân, gần dân, kiên trì vận động, từng bước tháo gỡ khó khăn, giải quyết các vấn đề từ cơ sở.

Xây dựng chuẩn mực đạo đức – bước chuyển biến mạnh trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng

Bài 2 - Trách nhiệm nêu gương - "chìa khóa vàng” hướng tới chuẩn mực đạo đức cho cán bộ, đảng viên 

(HBĐT) - Việc thực hiện các nội dung chuẩn mực đạo đức (CMĐĐ) của cán bộ, đảng viên (CB, ĐV) ở Đảng bộ các huyện, thành phố đến nay đã được cụ thể hóa thành việc làm thường xuyên, gắn với chức năng, nhiệm vụ của từng đơn vị, cá nhân. Đặc biệt, trách nhiệm nêu gương của người đứng đầu trong thực thi công vụ và phục vụ Nhân dân được thể hiện rõ nét. Từ đó tạo sức lan tỏa rộng rãi đến đội ngũ CB, ĐV ở các chi, đảng bộ cơ sở, cơ quan, đơn vị từ huyện đến cơ sở.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục