(HBĐT) - Ngay khi nhận được thông tin của cán bộ Trại tạm giam, Khà A Cáu không quản ngại đường xa, dậy từ sớm tinh mơ cùng vợ đi xe máy từ xã Hang Kia (Mai Châu) về TP Hòa Bình tham dự buổi tư vấn pháp luật do Cơ quan thi hành án hình sự Công an tỉnh phối hợp với Hội Luật gia tỉnh tổ chức nhằm trang bị kiến thức pháp luật cần thiết cho người mới chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng. Hơn cả, trong chương trình, Khà A Cáu còn được cán bộ Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh tư vấn, giới thiệu tìm kiếm cơ hội việc làm tại các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh.


Phạm nhân chấp hành án tại Trại tạm giam Công an tỉnh tích cực lao động, cải tạo tốt cho một nẻo về tươi sáng. 

Nẻo về phục thiện

Trò chuyện với chúng tôi, Khà A Cáu chia sẻ: Mình phạm tội vận chuyển trái phép chất ma túy, bị tuyên phạt 15 năm tù. Trong quá trình chấp hành án phạt tù tại Trại tạm giam Công an tỉnh, mình được các cán bộ động viên, giúp đỡ... Từ đó, mình đã nhận thức ra những lỗi lầm và cố gắng phấn đấu, lao động, cải tạo tốt. Nhờ vậy, trong suốt quá trình chấp hành án phạt tù mình đã có 5 lần được giảm án, với tổng thời gian giảm án là 2 năm 10 tháng. Đợt 2/9/2022, được hưởng chính sách khoan hồng của Đảng, Nhà nước và những nỗ lực, cố gắng cải tạo tốt, mình đã được đặc xá ra tù trước thời hạn 1 năm 10 tháng 20 ngày. Mới ra tù về địa phương tái hòa nhập cộng đồng, cũng chưa biết làm gì để ổn định cuộc sống thì nhận được thông tin của các cán bộ. Mình mừng lắm nên đã rủ vợ cùng đi, hy vọng qua buổi tư vấn mình và vợ có thể tìm kiếm cơ hội việc làm để ổn định cuộc sống.

Giống như Khà A Cáu, Lê Xuân Trường ở thị trấn Hàng Trạm (Yên Thủy) cũng được đặc xá tha tù trước thời hạn trong đợt 2/9/2022. Sau khi nhận được thông báo của cán bộ Trại tạm giam Công an tỉnh, Trường bắt xe bus từ sáng sớm để đi cho kịp giờ tham dự buổi tư vấn. Trường cho biết: Tại buổi tư vấn, em được trao đổi, chia sẻ, nắm bắt thêm nhiều thông tin, kiến thức pháp luật hữu ích, giúp em có thể tự tin tái hòa nhập cộng đồng. Em sẽ dành thời gian nghiên cứu thêm về những thông tin lao động việc làm cán bộ Trung tâm Dịch vụ việc làm tư vấn, chia sẻ để tìm công việc phù hợp, có nguồn thu nhập ổn định cuộc sống.

Trên hành trình hướng thiện có cả những người đang chấp hành án phạt tù, khi được tư vấn pháp luật, định hướng nghề nghiệp một lòng phục thiện sau khi mãn hạn tù. Như Bùi Văn Nhật (SN 2003) ở xã Hùng Sơn (Kim Bôi) hiện đang chấp hành hình phạt 24 tháng tù về tội "cố ý gây thương tích”. Do có nhiều cố gắng, nỗ lực và có thành tích cải tạo tốt,     mới đây, Nhật đã được Cơ quan thi hành án hình sự đề nghị và được Hội đồng xét giảm án Tòa án nhân dân tỉnh đồng ý  giảm thời gian chấp hành hình phạt 2 tháng tù. Cùng với     Bùi Văn Nhật, trong đợt giảm án dịp 2/9/2022 còn có 15 người là phạm nhân đang chấp hành án tại Trại tạm giam Công an tỉnh. Quá trình cải tạo, chấp hành án có tiến bộ và đều có khát vọng phục thiện. Nhiều người nỗ lực, tích cực tham gia học nghề do Trại tạm giam tổ chức.   

Đồng hành cùng những phận đời lầm lỗi 

Thượng tá Đoàn Tất Thắng, Giám thị Trại tạm giam   Công an tỉnh chia sẻ: Ngoài hoạt động quản lý, giáo dục, cải tạo phạm nhân, cán bộ quản giáo luôn đồng hành cùng phạm nhân trên con đường phục thiện, hướng họ về nẻo đường tươi sáng. Qua theo dõi, nắm tình hình trong những năm qua, phần lớn người được đặc xá tha tù, giảm án tha tù trước thời hạn về địa phương sinh sống đều chấp hành tốt các chính sách, pháp luật, phấn đấu trở thành công dân tốt, sống có ích cho xã hội. Với ý nghĩa đó, hàng năm, ngoài việc tổ chức đào tạo nghề cho phạm nhân đang chấp hành hình phạt tù, Ban giám thị Trại chủ động đề xuất Cơ quan thi hành án hình sự Công an tỉnh phối hợp các cơ quan, đơn vị, ngành chức năng tổ chức các chương trình tư vấn pháp luật, định hướng nghề nghiệp, giới thiệu việc làm cho phạm nhân sắp mãn hạn tù và người mới chấp hành xong án phạt tù nhằm giúp họ chuẩn bị và có được những hành trang tốt nhất khi tái hòa nhập cộng đồng, xã hội.

Đồng chí Quách Đình Minh, Chủ tịch Hội Luật gia tỉnh cho biết: Việc tư vấn pháp luật cho phạm nhân đang chấp hành án và người mới chấp hành xong án phạt tù là việc làm có ý nghĩa quan trọng. Qua đây làm cho phạm nhân hiểu rõ chính sách khoan hồng của Đảng, Nhà nước đối với người chấp hành án phạt tù; nâng cao nhận thức, kiến thức pháp luật của phạm nhân và người mới chấp hành xong án phạt tù; giúp người lầm lỗi tái hòa nhập cộng đồng, trở thành người có ích cho xã hội.

Phạm nhân Đinh Xuân Kiều (SN 1979) ở xã Phú Vinh (Tân Lạc) đang chấp hành án phạt tù về tội "lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” chia sẻ: Qua hoạt động tư vấn chúng tôi nhận ra những lỗi lầm của mình và thực sự ăn năn, hối cải. Những anh, chị em được đặc xá tha tù trước thời hạn chính là những tấm gương về sự nỗ lực phấn đấu lao động, cải tạo tốt, giúp chúng tôi hiểu rằng, nếu mình chấp hành tốt nội quy của Trại, cố gắng, nỗ lực cải tạo, lao động tốt thì ngày về không còn xa...


Mạnh Hùng


Các tin khác


Tôn vinh nghệ nhân xứ Mường: Bài 2: Đưa chữ viết, dân ca phổ biến trong cuộc sống đương đại

(HBĐT) - Nếu tiếng nói, chữ viết là công cụ tư duy, phương tiện giao tiếp để thể hiện, lưu giữ, truyền bá tri thức thì dân ca, dân vũ truyền thống là nét sinh hoạt văn hoá, món ăn tinh thần gắn chặt với đời sống của người dân xứ Mường. Việc truyền dạy chữ viết là cấp thiết nhằm bảo tồn bản sắc văn hóa, thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc. Với dân ca, dân vũ là để lưu giữ cái hay, cái đẹp, đưa các làn điệu dân ca, dân vũ phổ biến, hoà quyện vào "hơi thở” nhịp sống đương đại.  

Tôn vinh nghệ nhân xứ Mường: Bài 1 - Động lực cho những báu vật nhân văn sống

(HBĐT) - Trải qua bao thăng trầm lịch sử, giá trị di sản văn hoá (DSVH) các dân tộc tỉnh Hòa Bình không bị mất đi mà được bảo tồn, phát huy tạo nên bức tranh đa màu sắc. Công lao trên trước hết thuộc về những nghệ nhân có vai trò nắm giữ, trao truyền. Họ - những "báu vật nhân văn sống" đang thực hiện sứ mệnh lưu truyền tinh hoa văn hoá truyền thống trong dòng chảy văn hóa Việt.

Tiếp thêm sức mạnh cho di sản văn hoá Mo Mường: Bài 3 - Nâng tầm vóc, vị thế của Mo Mường trong cuộc sống hôm nay

(HBĐT) - Trong quá trình phát triển và hội nhập quốc tế, di sản văn hóa (DSVH) Mo Mường đang phải đối mặt với tác động tiêu cực của mặt trái kinh tế thị trường, của quá trình đô thị hóa và làn sóng văn hóa ngoại lai. Để Mo Mường được sống mãi cùng thời gian, cả hệ thống chính trị và Nhân dân trong tỉnh đã, đang chung tay thực hiện giải pháp trước mắt và dài hạn để ghi danh Mo Mường vào danh sách DSVH phi vật thể thế giới. 

Tiếp thêm sức mạnh cho di sản văn hóa Mo Mường: Bài 2- Bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hoá Mo Mường

(HBĐT) - Đặc sắc và giàu tính nhân văn, Mo Mường là nghi lễ dân gian có tính thiêng, không chỉ dùng khi tiễn biệt người đã khuất về thế giới bên kia mà được sử dụng rộng rãi dịp thanh minh, mát nhà, làm vía…, gắn liền với đời sống tinh thần của người dân xứ Mường. Năm 2016, cùng với nghệ thuật Chiêng Mường, Mo Mường Hoà Bình được công nhận di sản văn hoá (DSVH) phi vật thể cấp quốc gia. Việc giữ gìn, bảo tồn và phát huy giá trị tốt đẹp của Mo Mường vừa là nhiệm vụ quan trọng của cả hệ thống chính trị, vừa là trách nhiệm của mỗi cá nhân, cộng đồng để sớm đưa Mo Mường ghi danh DSVH phi vật thể của thế giới.

Tiếp thêm sức mạnh cho di sản văn hóa Mo Mường: Bài 1- Trăn trở với Mo Mường

(HBĐT) - Nói đến văn hóa của người Mường Hòa Bình không thể không nói đến một di sản văn hóa (DSVH) đặc biệt linh thiêng: Mo Mường. Đây là báu vật có những giá trị vô song và nổi bật hàng đầu trong kho tàng DSVH bốn Mường Bi - Vang - Thàng - Động. Người Mường Hòa Bình càng tự hào khi sở hữu DSVH Mo Mường bao nhiêu, càng trăn trở bấy nhiêu nếu di sản này không được bảo vệ khẩn cấp. Bởi, chỉ khi được bảo vệ khẩn cấp thì DSVH Mo Mường mới được tiếp thêm sức mạnh để phát huy các giá trị đặc sắc, mới có thể trường tồn với thời gian và "sống” vẹn nguyên trong lòng Nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình.

Bu Chằm - miền quê trù phú

(HBĐT) - Tháng 10 này, về xóm Bu Chằm, xã Thịnh Minh (TP Hòa Bình), hoa dong riềng nở đỏ chờ ngày thu hoạch. Trên cánh đồng lúa rộn ràng tiếng máy gặt làm xuyên trưa tranh thủ ngày nắng. Những con đường được bê tông kiên cố, rộng rãi. Nhà nối nhà tường bao san sát, những vườn bưởi trĩu quả. Với đôi tay chăm chỉ và ý chí dám nghĩ, dám làm, bà con đã khoác cho mảnh đất này diện mạo mới xinh đẹp, yên bình, trù phú để nơi đây được nhiều người trìu mến, yêu thương khen rằng "đáng sống!”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục