(HBĐT) - Với lợi thế tiếp giáp Thủ đô Hà Nội cùng hệ thống giao thông kết nối thuận lợi, khu công nghiệp (KCN) Nhuận Trạch đang được tỉnh cũng như huyện Lương Sơn tập trung giải phóng mặt bằng (GPMB) tiến tới đầu tư hạ tầng đồng bộ, hiện đại, dự kiến sẽ phát huy được vai trò, vị trí để thúc đẩy thu hút đầu tư trong thời gian tới.


>> Bài 1 - Đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng



Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Văn Khánh cùng lãnh đạo các sở, ngành và huyện Lương Sơn kiểm tra tiến độ dự án khu công nghiệp Nhuận Trạch.

Dự án trọng điểm về phát triển công nghiệp

Dự án KCN Nhuận Trạch được triển khai theo Quyết định số 256/QĐ-TTg, ngày 22/2/2022 của Chính phủ về chủ trương đầu tư dự án xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN Nhuận Trạch, tỉnh Hòa Bình. Quy mô dự án là 200 ha; được bổ sung 13,68 ha để đạt quy mô 213,68 ha trong trường hợp 13,68 ha được cấp có thẩm quyền bổ sung vào quy hoạch sử dụng đất, chỉ tiêu sử dụng đất KCN của tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2021 - 2030. Theo lãnh đạo huyện Lương Sơn, trong kế hoạch, hạ tầng kỹ thuật KCN Nhuận Trạch sẽ được đầu tư xây dựng đồng bộ, hiện đại với các công trình: hệ thống cấp điện, cấp nước, thoát nước, phòng cháy chữa cháy, khu xử lý nước thải, giao thông, thông tin liên lạc, hệ thống chiếu sáng, an ninh, môi trường và cây xanh…, được xây dựng theo tiêu chuẩn của một KCN sạch, không ô nhiễm môi trường.

Trước đó, UBND tỉnh thực hiện rà soát quy mô diện tích của dự án 200 ha theo Nghị quyết số 96/NQ-CP, ngày 26/7/2018 của Chính phủ. Cùng với đó, tập trung chỉ đạo, hướng dẫn nhà đầu tư thực hiện trình tự, thủ tục điều chỉnh các nội dung liên quan đến dự án đầu tư theo quy định của pháp luật.

Thời gian qua, UBND tỉnh đã chỉ đạo Ban Quản lý các KCN tỉnh và các cơ quan có liên quan phối hợp với nhà đầu tư triển khai phương án bồi thường, GPMB theo quy định. Đồng thời, thực hiện các giải pháp liên quan đến đời sống cho người lao động làm việc trong KCN, trong đó có phương án xây dựng nhà ở, công trình xã hội, văn hóa, thể thao; hỗ trợ việc làm, đào tạo nghề cho người dân, giảm tối đa ảnh hưởng đến người dân bị thu hồi đất.

Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH Hòa Phú - Hòa Bình Lưu Quốc Khánh cho biết: Sau khi hoàn thành hạ tầng, KCN chủ yếu thu hút các nhà máy công nghiệp sạch, ít gây ô nhiễm môi trường, đáp ứng yêu cầu phát triển trong điều kiện hội nhập quốc tế trong tương lai, như gia công cơ khí; sợi, dệt, nhuộm, may mặc; điện, điện tử; dược phẩm; chế biến lương thực, thực phẩm; gia công, chế biến gỗ; in bao bì…

Kỳ vọng khai thác lợi thế

Vị trí của KCN Nhuận Trạch được cho là khá thuận lợi để thu hút nhà đầu tư, cũng như tiếp giáp với nhiều tiện ích phục vụ sản xuất, lực lượng lao động dồi dào, chất lượng cao. Trên thực tế, KCN Nhuận Trạch có lợi thế gần QL 1A và QL 5, gần sân bay Nội Bài và trung tâm Hà Nội. Cùng với đó là gần mạng lưới các tuyến xe đi Hải Dương, Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Tuyên Quang, Phú Thọ, Thanh Hóa… Vị trí này rất thuận lợi cho ngành logistics và giao lưu thương mại. Nhờ đó giúp nhà đầu tư tiết kiệm thời gian, chi phí vận chuyển. Trong khu vực còn có Hà Nội với hệ thống đào tạo các cấp phát triển, là nơi thu hút nguồn lao động toàn miền Bắc và miền Trung về học tập, làm việc. Chính vì thế sẽ đáp ứng tốt nhu cầu cả về số lượng và chất lượng của nhà đầu tư.

Mặt khác, KCN Nhuận Trạch gần với văn phòng Hải quan, giúp giải quyết các thủ tục cho doanh nghiệp một cách nhanh chóng, thuận tiện. Các ngân hàng thương mại cách đó không xa cũng thuận tiện cho hoạt động giao dịch. Hệ thống bưu điện, hệ thống công nghệ thông tin hiện đại phục vụ truyền thông đa dịch vụ, như truyền dữ liệu, điện thoại, internet KCN và video hội nghị… Đặc biệt, KCN Nhuận Trạch gần khu dân cư, đảm bảo nhu cầu về chỗ ở và sinh hoạt cho đội ngũ công nhân làm việc trong KCN.

Ngoài ra, hệ thống y tế trong khu vực khá phát triển. Hệ thống trường học từ mầm non đến THPT trải đều trên địa bàn huyện, con em người lao động đi học thuận lợi và được hưởng chất lượng giáo dục tốt...

Được biết, thời gian qua, cùng với sự phát triển của nền kinh tế và những quy định thông thoáng trong Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư mới được ban hành đã tạo cú huých cho các hoạt động đầu tư phát triển mạnh. Trên cả nước số lượng doanh nghiệp mới đăng ký thành lập và số các dự án đầu tư mới được cấp phép không ngừng gia tăng sau khi Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư mới có hiệu lực. Thay vì đầu tư tản mạn như trước đây thì hiện nay rất nhiều doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp sản xuất lại thích lựa chọn các KCN làm địa điểm đặt nhà máy.

Chính vì vậy, trong thời gian tới, UBND tỉnh tiếp tục tập trung chỉ đạo các sở, ngành chức năng triển khai các giải pháp chính sách, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư. Tạo điều kiện thuận lợi thu hút các thành phần kinh tế đầu tư vào KCN, xây dựng hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật các KCN, trong đó có KCN Nhuận Trạnh là một trong những dự án trọng điểm về phát triển công nghiệp của tỉnh… Qua đó góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của tỉnh nhà những năm tới.

Hồng Trung

Các tin khác


Người Mường ở tỉnh Hủa Phăn, nước bạn Lào

(HBĐT) - Được Thường trực Tỉnh ủy và Ban cán sự Đảng UBND tỉnh cho phép, Hội Văn học nghệ thuật tỉnh ra quyết định thành lập đoàn công tác sang nước bạn Lào. Sáng 14/5/2023, đoàn xuất phát từ TP Hòa Bình theo quốc lộ 6 lên Mộc Châu rồi qua cửa khẩu quốc tế Lóng Sập. Đang mùa hè, nhưng tại Lóng Sập trời se lạnh. Cơn mưa nhỏ kéo đến và gió thì ào ào không ngớt. Từ cửa khẩu Lóng Sập xuôi dốc trên 40 km thì đến thị tứ Sốp Bau. Chúng tôi nghỉ ăn trưa, mua sim điện thoại nước bạn và đổi tiền Việt Nam sang tiền Kip của Lào. Tiếp tục hành trình xuôi dốc, được nửa đường thì bạn cho người đón. Khoảng 14h cùng ngày, chúng tôi về huyện Sầm Nưa, thủ phủ tỉnh Hủa Phăn.

Thu hái “lộc” rừng - đổi thay cuộc sống

(HBĐT) - Nhìn tải măng trước mặt áng chừng đến 30 kg. Mang bán số măng, tính ra chưa đầy 1 tiếng, người nông dân này đã bỏ túi 450.000 đồng. Đây là nguồn thu không nhỏ đối với người miền núi. Không chỉ gia đình anh Pốt mà trên địa bàn tỉnh, nhiều nơi, nhiều gia đình mỗi năm có nguồn thu từ măng lên tới vài chục triệu đồng không còn là hiếm. 

Huyện Yên Thủy giải bài toán phát triển tự phát và đầu ra cho nông sản: Bài 3 - Đẩy mạnh liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm

(HBĐT) - Tháng 2/2023, huyện Yên Thủy phối hợp với Sở NN&PTNT tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư, liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn huyện. Hội nghị có sự tham gia của 11 doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh. Tại hội nghị, những thực trạng, khó khăn, vướng mắc, điểm nghẽn trong liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm được đưa ra trao đổi, thảo luận. Sau hội nghị, nhiều giải pháp thiết thực đã được triển khai, huyện Yên Thủy đang tích cực vào cuộc để đẩy mạnh liên kết sản xuất, tìm hướng tiêu thụ nông sản hiệu quả.

Huyện Yên Thủy giải bài toán phát triển tự phát và đầu ra cho nông sản: Bài 2 - Tái cơ cấu gắn với khai thác lợi thế phát triển nông nghiệp

(HBĐT) - Huyện Yên Thủy thực hiện tái cơ cấu lĩnh vực trồng trọt theo phương châm giữ vững cây trồng truyền thống, đẩy mạnh đưa giống cây trồng mới phù hợp với địa phương, ưu tiên cây trồng có giá trị kinh tế cao để tăng năng suất, sản lượng. Còn đối với lĩnh vực chăn nuôi, huyện tập trung phát huy lợi thế sản xuất một số vật nuôi có khả năng cạnh tranh cao; chuyển từ chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán sang chăn nuôi trang trại, gia trại. Phấn đấu xây dựng ngành nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, nâng cao năng suất, chất lượng và đạt mức tăng trưởng 7 - 8%/năm.

Huyện Yên Thủy giải bài toán phát triển tự phát và đầu ra cho nông sản: Bài 1 - Phát triển tự phát, phá vỡ quy hoạch

(HBĐT) - Huyện Yên Thủy không có nhiều di tích, danh lam thắng cảnh để phát triển du lịch, cũng không có điều kiện thuận lợi để phát triển dịch vụ. Đời sống của người dân chủ yếu trông vào nông nghiệp; tỷ trọng nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm 30% giá trị nền kinh tế. Tuy nhiên, trên mảnh đất "chưa mưa đã úng, chưa nắng đã hạn” này, ngành nông nghiệp vẫn loay hoay với nhiều khó khăn. Do phát triển tự phát nên diện tích nhiều loại cây trồng như cây ăn quả có múi, sắn, ngô… đang vượt quá quy hoạch, đầu ra gặp khó. Việc xúc tiến tiêu thụ nông sản chưa đạt hiệu quả như kỳ vọng, giá trị sản phẩm thấp. Do đó, tái cơ cấu ngành nông nghiệp, tìm đầu ra cho nông sản là việc huyện Yên Thủy đang tích cực triển khai.

Nghe dân nói, làm dân tin

(HBĐT) - "Trường học bộ đội" ở xã Sơn Thủy, "Ngô bộ đội" ở xã Vân Sơn, "Giếng nước bộ đội" ở xã Hang Kia, "Đường bộ đội" ở xã Độc Lập... Những cái tên gần gũi mà sâu lắng, mộc mạc mà cao quý được Nhân dân đặt cho những công trình, việc làm bộ đội giúp đỡ dân trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Cũng chính điều đó đã nói lên tình cảm cũng như ghi nhận của Nhân dân đối với việc làm của cán bộ, chiến sỹ lực lượng vũ trang (LLVT) tỉnh trong những năm qua.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục