Ở xóm Chà Đáy, xã Pà Cò (Mai Châu) ai cũng biết đến ông Sùng A Tô. Hỏi về ông, người dân trong xóm đều hồ hởi kể với tình cảm trân trọng, bởi ông là người có uy tín (NCUT) được dân quý, dân tin...


Công an xã Hang Kia (Mai Châu) trao đổi với ông Sùng A Lứ, trưởng dòng họ, người có uy tín ở xóm Thung Mài về công tác đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn.

Những người được dân quý, dân tin

Trước đây, cuộc sống của bà con dân tộc Mông ở xóm Chà Đáy rất khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo cao. Mặc dù có sự hỗ trợ từ các chính sách của Đảng và Nhà nước, nhưng đa phần người dân chưa biết vận dụng, phát huy. Thấy rõ những khó khăn đó, ông Sùng A Tô đã vận động bà con mạnh dạn đầu tư phát triển kinh tế theo các chủ trương của Đảng, Nhà nước. Phát huy lợi thế của địa phương, cùng sự hỗ trợ của Nhà nước, người dân Chà Đáy đã tập trung phát triển sản xuất từ trồng rừng, trồng chè, tiếp đó trồng các loại rau sạch, an toàn. Từ việc biết chăm lo sản xuất, đời sống người dân từng bước ổn định. Theo thống kê, xóm có 80 hộ hiện chỉ còn 11 hộ nghèo.

Anh Sùng A Pha, xóm Chà Đáy chia sẻ: Những đổi thay của xóm có phần đóng góp không nhỏ của già Sùng A Tô. Mặc dù đã hơn 80 tuổi, nhưng già Tô vẫn nhiệt huyết với công tác tuyên truyền, vận động. Những việc làm, lời nói của già luôn được người dân tin và nghe theo.

Cũng như ông Sùng A Tô, bằng tiếng nói, uy tín của mình, bà Bùi Thị Minh ở xóm Chiềng, xã Vĩnh Đồng (Kim Bôi) luôn nêu cao tinh thần gương mẫu, đi đầu trong mọi hoạt động ở địa phương. Bà đã tham gia cùng cấp ủy, chính quyền vận động người dân chấp hành, thực hiện nghiêm túc các chủ trương của Nhà nước, đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa mới. Đặc biệt, trong thực hiện dự án đường liên kết vùng, bà đã góp tiếng nói cùng địa phương vận động người dân ủng hộ dự án, thực hiện việc bồi thường, giải phóng mặt bằng. Từ sự tuyên truyền, vận động của bà, nhiều hộ tự nguyện di dời mồ mả cha ông phục vụ việc triển khai, thực hiện dự án...

Với ông Bàn Văn Thân ở xóm Dướng, xã Vầy Nưa (Đà Bắc), dù tuổi đã cao nhưng vẫn là sợi dây kết nối, đại diện cho đồng bào dân tộc đưa tiếng nói, gửi gắm tâm tư, gắn kết với cấp ủy, chính quyền địa phương. Cũng từ sự bảo ban của ông, nhiều năm qua, ở Vầy Nưa không có người Dao nào liên quan tới ma tuý và tệ nạn xã hội; các vụ việc vi phạm pháp luật được ngăn chặn, giải quyết ngay tại cơ sở...

Hạt nhân của khối đoàn kết

Có thể nói, bằng sự nỗ lực, tận tâm, những năm qua, đội ngũ NCUT trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) đã có nhiều đóng góp tích cực trong các phong trào ở địa phương. Mỗi NCUT là cánh tay nối dài, cầu nối giữa Đảng, chính quyền với người dân, đồng thời là những hạt nhân của khối đoàn kết dân tộc.

Theo thống kê, toàn tỉnh hiện có 1.282 NCUT trong vùng ĐBDTTS. Trong đó, nam có 1.167 người (chiếm 91%), nữ 115 người (chiếm 9%). NCUT dân tộc Mường 1.027 người; dân tộc Thái 68 người; dân tộc Tày 50 người; dân tộc Dao 50 người; dân tộc Mông 16 người; dân tộc Cao Lan 1 người. Thành phần là già làng 110 người; trưởng dòng họ/tộc trưởng 34 người; trưởng thôn, bản và tương đương 153 người; cán bộ nghỉ hưu 326 người; chức sắc tôn giáo 5 người; thầy mo, thầy cúng 48 người; nhân sĩ, trí thức3 người; doanh nhân, người sản xuất giỏi 28 người; bí thư chi bộ 117 người; thành phần khác 453 người.

Những năm qua, NCUT trong ĐBDTTS đã phát huy tốt vai trò, trách nhiệm và uy tín để trở thành hạt nhân đoàn kết tại cộng đồng dân cư; gương mẫu, đi đầu, tích cực động viên bà con thực hiện tốt các phong trào, hoạt động ở cơ sở. Nhiều NCUT đã phát huy vai trò trong tuyên truyền, vận động người dân hiến đất xây dựng các công trình. Điển hình như ông Bàn Sinh Lương, phường Thống Nhất (TP Hòa Bình) vận động các hộ dân hiến 1.117m² đất làm nhà văn hóa, hiến 664,2m² đất làm đường giao thông; ông Bùi Đức Thượng, khu Mớ Đồi, thị trấn Bo (Kim Bôi) vận động 8 hộ hiến đất thổ cư và 40 hộ hiến đất nông nghiệp để mở rộng đường; ông Triệu Văn Tâm, xóm Bò Liêm, xã Đồng Tân (Mai Châu) vận động 62 lượt hộ hiến 6.175m2 đất làm đường, làm mương, vận động các gia đình đóng góp tiền, ngày công làm công trình phúc lợi; ông Nguyễn Văn Hữu, phường Kỳ Sơn (TP Hòa Bình) vận động 10 hộ hiến 2.450m² đất làm đường giao thông, nhà văn hóa, vận động nhân dân chỉnh trang nhà cửa, xây dựng tuyến đường hoa, cây xanh; ông Hoàng Văn Tình, xóm Trại Hòa, xã Cao Sơn (Lương Sơn) vận động 19 hộ hiến 600m² đất ruộng, 200m² đất vườn, 80m tường bao mở rộng đường giao thông... 


Vũ Phong

Các tin khác


“Chất xúc tác” thúc đẩy hoạt động từ cơ sở - nhìn từ thực tiễn tỉnh Hòa Bình: Bài 3 - Tiếp sức cho hoạt động cơ sở

Tỉnh Hòa Bình có 151 đơn vị hành chính cấp xã, trong đó có 59 xã đặc biệt khó khăn. Toàn tỉnh có 1.482 thôn, tổ dân phố. Theo số liệu của UBND tỉnh, số người hoạt động không chuyên trách (HĐKCT) theo Nghị định số 33/2023/NĐ-CP của Chính phủ là 1.994 người. Số người hoạt động ở thôn, tổ dân phố là 16.302 người; 755 tổ chức chính trị - xã hội (CT-XH) ở cấp xã. Tổng kinh phí khi thực hiện Nghị quyết số 379/2024/NQ-HĐND của HĐND tỉnh khoảng 258,665 tỷ đồng/năm, trong đó, kinh phí từ ngân sách Trung ương cấp theo quy định tại Nghị định số 33/2023/NĐ-CP khoảng 209,045 tỷ đồng/năm; kinh phí từ ngân sách tỉnh bổ sung khoảng 49,620 tỷ đồng/năm. Trong điều kiện còn nhiều khó khăn, tỉnh đã ban hành Nghị quyết đáp ứng sự mong chờ của cử tri và Nhân dân.

“Chất xúc tác” thúc đẩy hoạt động từ cơ sở - nhìn từ thực tiễn tỉnh Hòa Bình: Bài 2 - Đưa thực tiễn cuộc sống vào nghị quyết

Qua nắm bắt thực tế tại cơ sở và các kỳ tiếp xúc cử tri, các đại biểu Quốc hội (ĐBQH), HĐND tỉnh đã ghi nhận sau sáp nhập, do địa bàn rộng hơn, khối lượng công việc tăng thêm mà phụ cấp không thay đổi, bên cạnh những cán bộ nhiệt tình, trách nhiệm, đã có một số cán bộ cấp cơ sở không muốn làm bí thư chi bộ, trưởng thôn. Chưa kể đến đối với chi hội trưởng các đoàn thể ở khu dân cư như phụ nữ, nông dân, cựu chiến binh, bí thư chi đoàn không được hưởng phụ cấp nên càng không muốn làm hoặc làm không hết trách nhiệm.

“Chất xúc tác” thúc đẩy hoạt động từ cơ sở - nhìn từ thực tiễn tỉnh Hòa Bình: Bài 1 - Khẳng định vai trò của những người “vác tù và hàng tổng”

Là tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn nhưng những năm qua, Hòa Bình đã đi đầu trong thực hiện Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC), đạt được kết quả tích cực. Tuy vậy, công tác cán bộ sau sáp nhập gặp không ít bất cập. Trong đó, với địa bàn rộng hơn, khối lượng công việc nhiều hơn, nhưng số lượng cán bộ cấp xã, thôn, tổ dân phố lại ít đi, phụ cấp còn thấp đã gây tâm tư cho đội ngũ cán bộ cấp cơ sở.

Tăng cường liên kết, thúc đẩy phát triển du lịch Hòa Bình – Hà Nội: Bài 2: Thúc đẩy du lịch Hòa Bình - Hà Nội vươn xa

Những năm gần đây, du lịch Hòa Bình đạt mức tăng trưởng đáng ghi nhận. 6 tháng đầu năm 2024, toàn tỉnh đón gần 2,9 triệu lượt khách, doanh thu từ du lịch ước đạt 2.928 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm trước tăng 33%, đạt 64% kế hoạch năm. Tuy nhiên, những con số này được đánh giá vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của tỉnh. Do đó, liên kết du lịch được xác định là hướng đi quan trọng nhằm khai thác triệt để tiềm năng, thế mạnh của địa phương, cụ thể là liên kết phát triển du lịch Hòa Bình – Hà Nội. Không chỉ kết nối các di tích, di sản mà còn đòi hỏi tăng cường kết nối giữa các ngành, các địa phương; giữa cộng đồng dân cư các điểm du lịch với du khách; giữa các hoạt động quản lý, khai thác văn hóa, du lịch để phát triển du lịch chuyên nghiệp.

Tăng cường liên kết, thúc đẩy phát triển du lịch Hòa Bình – Hà Nội: Bài 1: Hòa Bình – điểm đến hấp dẫn với du khách Thủ đô

Nằm giáp ranh với Thủ đô Hà Nội, giao thông thuận tiện, khí hậu trong lành, bản sắc văn hóa các dân tộc phong phú, sản phẩm du lịch ngày càng đa dạng… Hòa Bình là điểm đến hấp dẫn với người dân Hà Nội. Ở chiều ngược lại, Thủ đô văn hiến với dày đặc các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh và nơi văn hóa hội tụ là điểm đến yêu thích của người dân Hòa Bình dịp cuối tuần. Tăng cường liên kết để thúc đẩy du lịch Hòa Bình – Hà Nội cùng tiếp tục phát triển nhanh, bền vững là yêu cầu đặt ra đối với cả 2 địa phương trong thời gian tới. 

 Bài 1: Hòa Bình – điểm đến hấp dẫn với du khách Thủ đô

Người Mường ở Thủ đô - không để “mất gốc” văn hóa: Bài 3 - Khai thác văn hóa thành nguồn lực phát triển Thủ đô

Nhỏ bé nhưng đậm bản sắc, số lượng ít nhưng giàu sức mạnh nội sinh. Cộng đồng người Mường ở Thủ đô đã cùng nhau gìn giữ cái gốc văn hóa bền chặt để tự tin hòa nhập vào nền văn hóa rực rỡ của Hà Nội. Không những thế, các giá trị văn hóa đặc sắc của dân tộc đang được khai thác đúng hướng để trở thành nguồn lực phát triển Thủ đô "văn hiến - văn minh - hiện đại”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục