Cồng chiêng có vai trò, vị trí đặc biệt trong đời sống của người Mường Hòa Bình. Cồng chiêng không chỉ đơn thuần là nhạc cụ, là âm nhạc mà đã trở thành giá trị văn hóa tinh thần không thể thiếu trong đời sống cộng đồng dân tộc Mường. Từ bao đời nay, âm thanh cồng chiêng luôn gắn liền với phong tục, tập quán, lễ nghi trong đời sống tâm linh của người Mường Hòa Bình. Cồng chiêng như nguồn mạch văn hóa nối từ quá khứ đến hiện tại và tương lai.


Những nghệ nhân tâm huyết bảo tồn văn hóa Mường như Nghệ nhân Ưu tú Bùi Tiến Xô, xã Vĩnh Tiến (Kim Bôi) vẫn lặng thầm truyền lửa tình yêu di sản cho cháu con. Ảnh: BM

Người Mường đánh chiêng trong hội Sắc bùa vào đầu năm mới, trong lễ cưới, đám tang, trong các cuộc đi săn tập thể đông người để vây bắt thú rừng (trước đây), trong khi kéo gỗ hay kéo cột nhà giúp người làm nhà mới, khai trương... Tiếng cồng chiêng có thể tạo thêm nhiều không khí khác nhau như: tưng bừng, náo nhiệt, trang nghiêm, buồn thảm… Người Mường dùng tiếng cồng chiêng để thông báo nhanh những công việc hệ trọng nào đó theo quy ước của bản làng như có thiên tai, địch họa bất ngờ, hoặc trong gia đình có việc buồn, việc hiếu. Tiếng cồng, tiếng chiêng có thể khích lệ, gây hào hứng, động viên mọi người dốc sức vượt qua khó khăn, trở ngại; đồng thời cũng gây ấn tượng mạnh, tăng uy thế, tượng trưng cho quyền lực (quan lang trước đây). Cồng Mường, chiêng Mường được đánh bài bản để tạo thành giai điệu đặc trưng, dặt dìu, ngân nga, trầm lắng đi vào lòng người.

Chính vì vậy, người Mường coi cồng chiêng là báu vật, hồn thiêng, khí chất trong ngôi nhà của mình và được giữ gìn, lưu truyền qua các thế hệ. Theo đánh giá của ngành chức năng, trên địa bàn tỉnh hiện có trên 11.000 chiếc chiêng, tập trung ở 4 Mường lớn của tỉnh: Mường Bi - Tân Lạc, Mường Vang - Lạc Sơn, Mường Thàng - Cao Phong, Mường Động - Kim Bôi và một số địa phương như Lương Sơn, Đà Bắc, thành phố Hòa Bình…

Những năm qua, Hòa Bình đã có nhiều giải pháp nhằm lưu giữ, bảo tồn và lan tỏa văn hóa cồng chiêng trong đời sống cộng đồng. Nhiều câu lạc bộ cồng chiêng đã được thành lập ở khắp nơi trong tỉnh. Nhiều cá nhân miệt mài, tâm huyết trong việc nghiên cứu, sưu tầm, giới thiệu, quảng bá, truyền dạy những vốn cổ xung quanh "văn hóa cồng chiêng” đến với lớp trẻ như các ông, bà: Bùi Ngọc Thuận (Cao Phong), Bùi Huy Vọng (Lạc Sơn), Bùi Tiến Xô, Đinh Kiều Dung (Kim Bôi), Bùi Thanh Bình, Nguyễn Văn Thực (thành phố Hòa Bình)… Cũng vì lẽ đó, văn hóa cồng chiêng Mường Hòa Bình có đời sống sôi động và phong phú, khi hàng năm, có hàng chục lễ hội có sử dụng đến cồng chiêng như một phần không thể thiếu, tiêu biểu như lễ hội Khai hạ dân tộc Mường ở các huyện Tân Lạc, Lạc Sơn, Kim Bôi, Mường Thàng; lễ hội đánh bắt cá, sắc bùa dịp năm mới, lễ thành hôn, mừng cơm mới, ngày hội tòng quân, ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc… Những bài chiêng phổ biến trong cộng đồng như: "Đón khách”, "Đi đường”, "Bông trắng, bông vàng”, "Chẩm khẩm”, "Vào hội”, "Đập bông bông”, "Poỏng ba”, "Poỏng chín”, được giới trẻ đón nhận bằng tâm thế chủ động hơn. Hiện nay, các nhà nghiên cứu đã thu âm, ký âm được 50 bản nhạc các bài chiêng Mường. Cồng chiêng có mặt mọi lúc, mọi nơi trong đời sống cộng đồng Mường Hòa Bình. Màn hòa tấu cồng chiêng của đoàn Hòa Bình tại Hà Nội sau ngày đất nước thống nhất (năm 1975) vẫn còn được các nghệ nhân cao tuổi nhắc tới với niềm tự hào.

Sau thời kỳ tái lập tỉnh đến nay, cồng chiêng Mường đã có nhiều dịp khẳng định tên tuổi, thương hiệu của mình không chỉ trong tỉnh, trong nước mà cả với bạn bè quốc tế như tại 2 kỳ Seagames được tổ chức ở Việt Nam, mà Hòa Bình được đăng cai môn xe đạp (năm 2003, 2022). Vào tháng 11/2011, màn hòa tấu cồng chiêng của 1.500 diễn viên tại Lễ kỷ niệm 125 năm thành lập tỉnh Hòa Bình được Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam xác lập kỷ lục Guiness. Tại Lễ hội chiêng Mường năm 2016, tỉnh Hòa Bình đã huy động được 2.000 nghệ nhân tham gia trình tấu chiêng với chủ đề "Vật báu hồn thiêng”. Màn tấu chiêng này đã được Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam xác lập kỷ lục về màn trình tấu chiêng lớn nhất Việt Nam. Những màn diễu hành cồng chiêng đường phố vẫn là một hình ảnh đẹp, ấn tượng nhất đối với du khách gần xa. Chương trình nghệ thuật "Hòa Bình - Thanh âm xứ Mường” và Carnival năm 2022, diễn ra tại thành phố Hòa Bình, với hơn 200 nghệ nhân, trong đó có dàn chiêng của các thiếu nữ dân tộc Mường đã là một điểm nhấn khó quên. Nghệ thuật chiêng Mường được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, điều đó càng là nền tảng quan trọng để chiêng Mường Hòa Bình tỏa sáng, vươn xa.

Cồng chiêng Mường được bảo tồn, phát huy, được quảng bá, giới thiệu trong các sự kiện chính trị, văn hoá ở khu vực và toàn quốc, trở thành niềm tự hào của cộng đồng người Mường nói riêng và tỉnh Hòa Bình nói chung. Đây cũng là sản phẩm du lịch hấp dẫn, đóng góp cho phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời góp phần quan trọng làm nên bản sắc văn hoá tỉnh nhà.

(Còn nữa)


V.T (TH)

Các tin khác


Hành trình của những người con Hòa Bình về đất Tổ

Mỗi dịp tháng Ba âm lịch, con dân đất Việt từ muôn phương lại tìm về vùng đất linh thiêng, cội nguồn của dân tộc. Trong dòng người ấy, chúng tôi - những người con của quê hương Hòa Bình, mang trong mình niềm tự hào và lòng thành kính sâu sắc đã hành hương về Đất Tổ, thể hiện đạo lý "Uống nước nhớ nguồn".

Giữ gìn hồn cốt dân tộc Mường - hành trình tiếp nối từ truyền thống đến hiện đại: Bài 3 - Phát huy văn hóa Mường trong cuộc sống hôm nay

Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc Mường là nhiệm vụ cấp thiết trong bối cảnh hiện nay, khi nhiều giá trị truyền thống đứng trước nguy cơ mai một. Quá trình này không chỉ đòi hỏi sự nỗ lực trong việc gìn giữ bản sắc, mà còn phải đi đôi với loại bỏ hủ tục lạc hậu, phát triển đời sống văn hóa mới, góp phần tạo dựng những giá trị bền vững cho cộng đồng dân tộc Mường ở Hòa Bình.

Giữ gìn hồn cốt dân tộc Mường - hành trình tiếp nối từ truyền thống đến hiện đại: Bài 2 - Bảo tồn giá trị văn hóa Mường - khởi nguồn từ đam mê

Văn hóa Mường là một phần không thể thiếu trong bức tranh đa dạng của văn hóa Việt Nam. Nhận thức rõ giá trị của di sản, trong nỗ lực bảo tồn di sản văn hóa (DSVH) Mường, nhiều cá nhân đã đóng góp đáng kể. Từ lâu, những người đam mê văn hoá Mường đã thực hiện nhiều hoạt động bảo tồn, góp phần gìn giữ kho tàng DSVH đồ sộ vượt thời gian.

Giữ gìn hồn cốt dân tộc Mường - hành trình tiếp nối từ truyền thống đến hiện đại: Bài 1 - Về miền văn hóa Mường

Dân tộc Mường là một trong những dân tộc thiểu số lớn tại Việt Nam, tập trung chủ yếu ở tỉnh Hòa Bình. Văn hóa Mường Hòa Bình là kho tàng di sản phong phú, phản ánh bản sắc độc đáo của dân tộc Mường. Với hơn 63% dân số của tỉnh là người Mường, họ đã sản sinh và giữ gìn nhiều giá trị văn hóa đặc sắc, làm nên bản sắc riêng. Di sản văn hoá của người Mường Hòa Bình là tài sản vô giá, là cốt lõi của bản sắc dân tộc, thể hiện đời sống tinh thần phong phú cần được bảo tồn và phát huy trong đời sống hiện đại.

''Vén màn'' bí ẩn chè cổ núi Tam Đảo thuộc địa phận Thái Nguyên - Kỳ 2: Giống chè Shan quý

Từ thông tin của người đi rừng, chính quyền địa phương, Đoàn khảo sát đã vượt núi, băng rừng để đến bên cây chè cổ trên đỉnh núi Tam Đảo thuộc địa phận xã La Bằng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. Tham gia Đoàn, PGS. TS Hà Duy Trường, Giám đốc Trung tâm Đào tạo, nghiên cứu giống cây trồng và vật nuôi (Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên), đã khảo sát, đánh giá và phân tích tỉ mỉ quần thể cây chè cổ và đưa ra nhận định ban đầu: Đây là một giống chè Shan quý.

"Vén màn" bí ẩn chè cổ núi Tam Đảo thuộc địa phận Thái Nguyên - Kỳ 1: Hành trình vượt núi

Theo những người đi rừng lâu năm, nơi đỉnh núi Tam Đảo thuộc địa phận xã La Bằng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên, có một quần thể cây được cho là chè cổ thụ với kích thước gốc lớn, tuổi đời ước tính vài trăm năm. Mỗi khi mùa hoa đến, đỉnh núi mờ sương Tam Đảo lại vàng rực màu hoa chè. Thông tin này đã thôi thúc chúng tôi - những phóng viên, biên tập viên của Báo Thái Nguyên vượt núi, băng rừng, tìm cách "vén màn" bí ẩn cây chè cổ…

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục