(HBĐT) - Nhắc tới đại tá Nguyễn Văn Chiến, nguyên Phó giám đốc Công an tỉnh, người dân gọi ông bằng tên thân mật “Vị đại tá 3 cùng”. Khi còn là Trưởng phòng Bảo vệ chính trị, ông đề xuất phương án “3 cùng” để gắn kết cán bộ an ninh với nhân dân. Nhờ đó, tình cảm giữa cán bộ an ninh và nhân dân trong tỉnh trở nên khăng khít . Đại tá Nguyễn Văn Chiến sinh ra và lớn lên ở miền quê xã Cao Dương, huyện Lương Sơn.

 

Đại tá Nguyễn Văn Chiến ân cần thăm hỏi già làng người Mông.

 

Sau khi tốt nghiệp phổ thông, tháng 1/1973, ông trúng tuyển vào trường hạ sỹ quan công an. Tháng 2/1975, ra trường, ông được phân công về Phòng bảo vệ chính trị Công an tỉnh. Khi tỉnh Hòa Bình và Hà Tây hợp nhất thành tỉnh Hà Sơn Bình, ông tiếp tục công tác tại Phòng Bảo vệ chính trị, đơn vị chủ lực trong đấu tranh phản gián bấy giờ. Nhiệm vụ của ông và đồng đội vô cùng phức tạp. Thời điểm này, sau khi đất nước thống nhất, các thế lực thù địch, bọn tội phạm tăng cường các hoạt động phá hoại, cài cắm cơ sở, lôi kéo, xúi giục các phần tử xấu chống đối Đảng, Nhà nước, chế độ ta,. Là lính trẻ, ông bắt tay ngay vào công việc, đi sâu nghiên cứu phương thức, thủ đoạn của các thế lực thù địch, từ đó đề ra giải pháp đấu tranh có hiệu quả. ông nhận thấy rằng, tất cả các vụ việc, mâu mắc đều từ cơ sở. Do vậy phải nắm được dân, tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân, làm sao để người dân là tai mắt của công an. Có như vậy, công an mới hoàn thành nhiệm vụ của mình. Dựa vào dân, phát huy vai trò của nhân dân và phương châm “3 cùng” gắn bó với ông từ đó.

 

Dấu chân đại tá Nguyễn Văn Chiến in đậm trên khắp các bản, làng của tỉnh . Bước chân ông không ngừng nghỉ trong hành trình mang lại cuộc sống bình yên và ấm áp cho nhân dân. Với ông, bản Mông ở Hang Kia, Pà Cò (Mai Châu) để lại nhiều kỷ niệm sâu sắc. Cho đến bây giờ, mặc dù không trực tiếp chỉ đạo công tác an ninh, không thường xuyên có mặt tại các bản, làng người Mông mỗi dịp tết đến, xuân về, song đại tá Nguyễn Văn Chiến như người con của bản này. ông thông thuộc từng con đường, ngõ xóm, từng nếp nhà sàn. Gắn bó với bà  con người Mông, ông hiểu rằng, chỉ vì cuộc sống quá khó khăn, thiếu thốn, nhận thức hạn chế, hám lợi mà một số người Mông tham gia mua bán, vận chuyển ma túy trái phép. Tuy nhiên, đây chỉ là thiểu số bởi hầu hết người Mông đều thật thà, tốt bụng. Họ tin vào Đảng, Bác Hồ và nghe theo lời cán bộ công an.

 

Sau khi xảy ra vụ chống người thi hàng công vụ khiến 3 chiến sỹ Công an tỉnh hy sinh, tình hình bản Mông trở nên khá nóng bỏng. Không phải ai cũng đủ can đảm đặt chân đến “vùng đất nóng”. Với đại tá Nguyễn Văn Chiến lại khác bởi ông gắn bó quá sâu nặng với vùng đất này. ông là người đầu tiên đặt chân đến mảnh đất này sau vụ việc đáng tiếc trên. ông đến từng nhà, gặp gỡ từng già làng, trưởng bản, ngồi uống rượu tâm tình với họ. ông kiên trì tuyên truyền, vận động, thuyết phục người chân không bao che, chứa chấp tội phạm, không mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy. Nghe lời ông, hàng chục đối tượng truy nã tự nguyện ra đầu thú để hưởng khoan hồng. Hàng trăm khẩu súng tự chế được thu hồi. Nhiều người nghiện viết đơn cai nghiện tại các cơ sở chữa bệnh, trung tâm cai nghiện. Các tổ chức, đoàn thể quần chúng đồng loạt vào cuộc. Các hộ gia đình người Mông ký cam kết “3 không”, tức là không nghe kẻ xấu, không vận chuyển ma túy, không di canh, di cư. ông kiến nghị cấp trên tạo việc làm, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để người dân phát triển lao động, sản xuất. Nhờ đó mà ANTT bản Mông từng bước lập lại. Mỗi dịp tết đến, xuân về đại tá Nguyễn Văn Chiến lại có mặt để chia vui với người Mông như trở về gia đình của mình.

 

Với trên 40 năm công tác, giữ nhiều cương vị lãnh đạo   của Công an tỉnh, đại tá Nguyễn Văn Chiến để lại nhiều dấu ấn đậm nét về người gần gũi, thân thiện, giàu tình cảm. Đặc biệt là phương  châm “3 cùng” của ông sẽ theo chân các trinh sát trẻ tới khắp các bản làng của tỉnh. Với người chỉ huy, đó là điều ông mãn nguyện lắm rồi!

 

                                                                 

                                              Như Hùng (Công an tỉnh)

 

 

 

 

Các tin khác


Bí thư chi đoàn thu hàng trăm triệu đồng mỗi năm từ nuôi cá lồng

Qua tìm hiểu, anh Nguyễn Văn Lân, Bí thư chi đoàn tổ Vôi, phường Thái Bình, TP Hòa Bình đã tận dụng điều kiện tự nhiên sẵn có của quê hương, mạnh dạn đầu tư xây dựng mô hình nuôi cá lồng trên lòng hồ thủy điện Hòa Bình, trở thành tấm gương sáng về khởi nghiệp của thanh niên trên địa bàn.

Thoát nghèo từ mô hình nuôi ong và trồng bưởi đỏ

Tận dụng lợi thế đồi rừng, những năm qua, nông dân xã Tử Nê, huyện Tân Lạc đẩy mạnh phát triển kinh tế, trong đó có nghề nuôi ong lấy mật mang lại hiệu quả cao. Tiêu biểu là gia đình anh Bùi Văn Liêm ở xóm Cú. Với ưu thế nhà gần rừng có nhiều loại cây và các loại hoa rừng, tốt cho việc nuôi ong, anh Liêm đã tìm tòi, học hỏi qua các phương tiện thông tin đại chúng và các hộ nuôi ong trong vùng, từ đó đầu tư trên 50 tổ ong nuôi lấy mật.

Khởi nghiệp từ đặc sản quê hương

Nhận thấy quê hương có nhiều tiềm năng, thế mạnh để phát triển du lịch, anh Hà Công Hưng, Phó Bí thư Đoàn xã Mai Hịch (Mai Châu) bắt tay vào làm sản phẩm thịt gác bếp với mong muốn mang đặc sản của quê hương đến với du khách trong nước và quốc tế.

Bùi Đình Văn - gương sáng phát triển kinh tế

Trong những năm qua, phong trào đoàn viên, thanh niên vượt khó làm kinh tế được tuổi trẻ xã Lỗ Sơn, huyện Tân Lạc tích cực hưởng ứng. Ngày càng có nhiều đoàn viên, thanh niên bằng khát vọng vươn lên làm giàu, dám nghĩ, dám làm đi lên từ hai bàn tay trắng để trở thành những thanh niên tiêu biểu làm kinh tế giỏi của huyện.

Người phát triển nghề mây tre đan trên quê hương Mường Động

Từ một phụ nữ thuần nông, chị Nguyễn Thị Nhung ở xóm Quê Rù, xã Vĩnh Đồng (Kim Bôi) mạnh dạn về xuôi tìm hiểu và theo học làm mây tre đan với mong muốn chuyển đổi nghề, từng bước cải thiện sinh kế. Sau nhiều nỗ lực, chị trở thành người có tay nghề vững, được Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên (GDNN - GDTX) huyện mời về làm giáo viên thỉnh giảng. Quá trình giảng dạy chị vừa truyền nghề, vừa đứng ra làm đầu mối tiêu thụ sản phẩm cho học viên.

Người phụ nữ giàu lòng nhân ái

Bà Nguyễn Thị Nụ ở tiểu khu Thạch Lý, thị trấn Đà Bắc (Đà Bắc) được biết đến là người phụ nữ giản dị, giàu lòng nhân ái. Mặc dù kinh tế gia đình không dư giả nhưng với gần 10 năm làm công tác thiện nguyện cũng đủ nói lên tấm lòng nhân ái, sống có trách nhiệm, biết sẻ chia với những hoàn cảnh khó khăn của bà.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục