(HBĐT) - Với quyết tâm xóa đói, giảm nghèo, anh Bùi Thanh Tùng ở thôn Đồng Danh, xã Phú Thành (Lạc Thủy) không ngừng tìm tòi, học hỏi, áp dụng KH-KT lai tạo ra giống gà mới có hiệu quả, đạt năng suất cao. Hiện nay, trang trại chăn nuôi gà của gia đình anh đang cung cấp sản phẩm cho thị trường trong huyện và các xã lân cận. Với hiệu quả từ mô hình chăn nuôi gà đem lại, gia đình anh đã có thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm…

 

Mô hình chăn nuôi gà của gia đình anh Bùi Thanh Tùng ở thôn Đồng Danh, xã Phú Thành (Lạc Thủy) cho hiệu quả kinh tế cao.

Đưa chúng tôi đi thăm quan trang trại, anh Tùng chia sẻ về những ngày đầu khởi nghiệp gian khó: “Bắt tay vào nuôi gà cách đây hơn 15 năm, tuy nhiên, thời gian đầu tôi gặp nhiều khó khăn bởi tiền vốn còn ít ỏi, kinh nghiệm, kỹ thuật chăn nuôi chưa có nên đã thất bại. Tôi chuyển qua phát triển các mô hình nuôi bò, lợn, dê, tuy nhiên cũng không một lần thành công. Năm 2012, trong chuyến đi Hải Phòng, tôi được người bà con hướng dẫn về kỹ thuật, chia sẻ kỹ năng chăn nuôi làm sao để có hiệu quả tốt nhất. Với quyết tâm cao nhất, tôi đã dành hết số tiền vốn còn lại để đầu tư, mở rộng quy mô trang trại như ngày hôm nay”.  

Trang trại chăn nuôi gà của gia đình anh Tùng có diện tích 2,5 ha bao gồm 6 chuồng trại đơn sơ được làm từ bương, tre, bạt và 1 chuồng trại kiên cố với đầy đủ thiết bị phục vụ cho nhu cầu phục vụ sản xuất. Hiện, tổng đàn gia cầm của gia đình anh có 13.000 con. Với số lượng gà đông đúc, anh Tùng chia thành nhiều đàn nhỏ để hàng tháng đều có sản phẩm cung cấp cho thị trường. Năm 2015, gia đình anh xuất bán ra thị trường 9.700 con, trung bình mỗi con nặng từ 1,9 - 2 kg, tương đương với 16 tấn gà thịt. Với mức giá ổn định 73.000 đồng/kg, gia đình anh thu về 1,2 tỷ đồng. Ngoài cung ứng gà thương phẩm, gia đình anh còn bán ra thị trường 15.000 con gà giống với giá 13.000 đồng/con để các hộ dân có nhu cầu phát triển mô hình nuôi gà. Thương lái thu mua sản phẩm của gia đình anh chủ yếu là người dân trong huyện hoặc các địa phương lân cận như tỉnh Vĩnh Phúc, Thanh Hóa, Hà Nội.  

Anh Tùng cũng chia sẻ thêm, để có được thành công như ngày hôm nay, anh đã rút kinh nghiệm sau những lần thất bại, học hỏi kinh nghiệm của những người đi trước từ khâu chọn giống gà đến cách làm chuồng trại hợp lý. Tuân thủ nghiêm ngặt quy định tiêm chủng phòng, chống các loại bệnh dịch. Ngoài ra, anh tích cực tham gia các lớp học hướng dẫn nâng cao kỹ thuật, áp dụng tiến bộ KH-KT để nâng cao năng suất.  

Ngoài việc chú trọng nâng cao kỹ thuật, anh Tùng nhạy bén trong mở rộng thị trường tiêu thụ, quảng bá rộng rãi thương hiệu bằng cách mở cửa hàng bán “gà giống Lạc Thủy” trên mặt đường thôn Đồng Danh, xã Phú Thành, nơi có tuyến đường Hồ Chí Minh đi qua nhằm thu hút người tiêu dùng và hành khách lưu thông trên tuyến đường này biết đến.

 

                                                      Đức Anh

 

Các tin khác

Không có hình ảnh

Tỷ phú tuổi 30

(HBĐT) - Bước vào tuổi 30 nhưng đã có gần 10 năm gắn bó cùng cây cam trên vùng đất đồi Cao Phong, anh Nguyễn Đức Huy được nhiều người ở khu 4, thị trấn Cao Phong (Cao Phong) biết đến là một “ông chủ trẻ” dám nghĩ, dám làm. Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Cao Phong, ngay từ nhỏ, Nguyễn Đức Huy đã nuôi ước mơ làm giàu ngay tại quê hương. Điều kiện gia đình khó khăn, sau khi học hết THPT, anh lập gia đình và bắt tay vào thực hiện mơ ước của mình.

Bí thư chi bộ 7B gương mẫu “nói đi đôi với làm”

(HBĐT) - 6 năm - quãng thời gian chưa phải quá dài nhưng bằng nhiệt huyết, trách nhiệm cao, ông Quách Thế Tản (ảnh), người dân tộc Mường, Bí thư chi bộ 7B, phường Phương Lâm (thành phố Hòa Bình) đã có được những kinh nghiệm quý trong công tác xây dựng Đảng, chính quyền. Lời dạy của Bác Hồ được ông khắc sâu và cố gắng thực hiện, đó là “Việc gì có lợi cho dân dù nhỏ cũng cố gắng làm. Việc gì có hại cho dân dù nhỏ cũng hết sức tránh”.

Người tiên phong trồng cỏ nuôi bò ở xã Mỵ Hòa

(HBĐT) - Nhận thấy tiềm năng đồng đất ở xã, ông Quách Mạnh Hoàn, xóm Đông Hoà 1, xã Mỵ Hoà (Kim Bôi) đã mạnh dạn chuyển đất trồng màu của gia đình sang trồng cỏ voi để nuôi bò nhốt. Với cách làm khoa học, gia đình ông đã gặt hái được những kết quả ban đầu và mở ra hướng phát triển kinh tế mới đầy hứa hẹn.

Người tiên phong trồng măng tây tại huyện Kim Bôi

(HBĐT) - Nhằm tạo ra những sản phẩm nông nghiệp theo hướng nâng cao hiệu quả kinh tế, sau một thời gian tìm hiểu về kỹ thuật trồng măng tây xanh ở một số nơi và nhận thấy điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp, tháng 6/2015, gia đình anh Bùi Văn Nghĩa, xóm Bôi Cả, xã Nam Thượng (Kim Bôi) đã chuyển 1 ha đất trồng màu cho năng suất thấp sang trồng măng tây.

 Người thầy thuốc trẻ đam mê khoa học và tận tâm giúp đỡ bệnh nhân nghèo

(HBĐT) - Sau khi học xong Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam, bác sỹ Vũ Công Phú về công tác tại Khoa Đông y, Bệnh viện Đa khoa huyện Tân Lạc. Qua quá trình làm việc anh khám phá ra người Mường ở đây có rất nhiều bài thuốc gia truyền chữa được những bệnh mà thuốc tây y không chữa dứt điểm được. Đặc biệt là những cây thuốc nam có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh ung thư và khối u. Anh sưu tầm bài thuốc dân gian từ các bà mế, tìm hiểu kỹ tác dụng những cây thuốc họ sử dụng để hỗ trợ điều trị.

Thầm lặng những chiến công

(HBĐT) - Mỗi chuyên án, phương án đấu tranh chống tội phạm thành công đều có dấu ấn của các chiến sỹ hồ sơ nghiệp vụ và vai trò của nữ cán bộ đơn vị. Là đơn vị đặc thù, thường tiếp xúc hồ sơ, giấy tờ nên phần lớn cán bộ hồ sơ là nữ giới. Vượt lên khó khăn, thử thách, cán bộ, hội viên Phòng Hồ sơ nghiệp vụ khẳng định là lực lượng nòng cốt trong hoạt động nghiệp vụ chung của lực lượng công an tỉnh. Nữ cán bộ hồ sơ âm thầm góp sức làm nên các chiến công, góp phần trả lại công bằng, nghiêm minh của pháp luật.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục