(HBĐT) - Theo QL6, đến khu vực chợ Lồ, xã Phong Phú (Tân Lạc) hỏi ông Trần Văn Thành, người trồng thanh long ở xóm Mận, chúng tôi nhận được sự chỉ dẫn nhiệt tình và những lời có cánh dành cho mô hình mới mẻ này. Cách QL6 chừng 300 m, vườn thanh long 3 năm tuổi của gia đình ông Thành xanh tốt với sắc đỏ, xanh của thân và quả.
Gia đình ông Trần Văn Thành, xóm Mận, xã Phong Phú (Tân Lạc) đang gặt hái được những thành công nhờ chuyển đổi diện tích đất vườn từ trồng mía sang trồng thanh long ruột đỏ.
Ông Thành cho hay: “Trước đây, gia đình trồng mía, dù đầu tư, chăm sóc rất vất vả nhưng đầu ra quá bấp bênh, nhiều vụ thua lỗ. Tôi hay theo dõi các mô hình kinh tế tiêu biểu trên tivi, trong đó có mô hình trồng thanh long khá phù hợp với NCT. Có lần, tôi về Thanh Hóa thăm gia đình một người bạn, được bạn đưa đi thăm một mô hình trồng thanh long ruột đỏ, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Qua so sánh chất đất, tôi nhận thấy đất của gia đình mình có khi còn tốt hơn. Thêm nữa, một số hộ trong xóm đã trồng thanh long dọc bờ rào mà chẳng chăm sóc gì, mỗi năm vẫn thu được vài chục quả nên nếu mình trồng, chăm sóc đúng kỹ thuật chắc chắn sẽ cho hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều”.
Nghĩ là làm, ông Thành đã gọi điện cho người bạn ở Thanh Hóa để học hỏi những kiến thức cơ bản về trồng và chăm sóc thanh long cũng như đặt cây giống về trồng. Trên diện tích 5.000 m2 đất vườn của gia đình, ông Thành trồng được gần 500 gốc với vốn đầu tư ban đầu bình quân 120.000 đồng/gốc (mua giống và đổ cột bê tông cho cây leo). Ngày ra vườn chăm bón, tối lại mở tivi, vừa xem, vừa ghi chép tỉ mỉ lại những kiến thức liên quan đến thanh long. Sau một thời gian, ông đã tích lũy được những kiến thức đủ để có một vườn thanh long phát triển tươi tốt như hiện nay.
“Thanh long trồng, chăm sóc không vất vả, nếu không muốn nói là dễ nếu chúng ta nắm bắt được những kiến thức cơ bản về bón phân, trị sâu, bệnh hại cho cây. Chỉ sau 1 năm, vườn đã bắt đầu bói quả, năm ngoái cho thu hoạch trên 1 tấn. Tính từ đầu vụ đến nay, gia đình đã thu được trên 3 tấn quả, dự tính, đến hết vụ thu được khoảng 5 tấn”, ông Thành cho biết. Theo giá bán bình quân từ 25 - 30.000 đồng/kg loại quả to và trên 15.000 đồng/kg loại quả vừa, sau 3 năm trồng, gia đình ông Thành không những thu hồi vốn đầu tư mà đã có được nguồn thu nhập ổn định trên 100 triệu đồng/năm.
Đi tham quan vườn của gia đình ông Thành có thể thấy, vườn phát triển rất đều. Xung quanh vườn, ông Thành trồng xen đu đủ, mít, chanh và cam. Như ông nói: “Để khi thanh long hết vụ, mình vẫn có trái cây sạch sử dụng và bán cho bà con”. Được ông mời thưởng thức, chúng tôi phải thừa nhận, giống thanh long Long Định (nguồn gốc từ miền
Không chỉ làm giàu cho chính mình, ông Thành còn thường xuyên chia sẻ kinh nghiệm và cung cấp giống cho bà con lân cận với giá 10.000 đồng/cây giống. Hiện cũng đã có một số hộ chuyển diện tích đất trồng mía sang trồng thanh long và phát triển tốt. Với những hiệu quả như hiện nay, ông Thành muốn mở rộng diện tích trồng vì “giờ thì một mình làm cũng khá nhàn nhã vì thanh long ít bị sâu, bệnh, chủ yếu bắt sên vào buổi tối”. Thế nhưng trước mắt, ông cho biết sẽ tập trung chăm sóc để cây cho quả ngọt, mẫu mã đẹp và năng suất cao hơn trong những năm sắp tới.
Viết Đào
(HBĐT) - 6 năm - quãng thời gian chưa phải quá dài nhưng bằng nhiệt huyết, trách nhiệm cao, ông Quách Thế Tản (ảnh), người dân tộc Mường, Bí thư chi bộ 7B, phường Phương Lâm (thành phố Hòa Bình) đã có được những kinh nghiệm quý trong công tác xây dựng Đảng, chính quyền. Lời dạy của Bác Hồ được ông khắc sâu và cố gắng thực hiện, đó là “Việc gì có lợi cho dân dù nhỏ cũng cố gắng làm. Việc gì có hại cho dân dù nhỏ cũng hết sức tránh”.
(HBĐT) - Nhận thấy tiềm năng đồng đất ở xã, ông Quách Mạnh Hoàn, xóm Đông Hoà 1, xã Mỵ Hoà (Kim Bôi) đã mạnh dạn chuyển đất trồng màu của gia đình sang trồng cỏ voi để nuôi bò nhốt. Với cách làm khoa học, gia đình ông đã gặt hái được những kết quả ban đầu và mở ra hướng phát triển kinh tế mới đầy hứa hẹn.
(HBĐT) - Nhằm tạo ra những sản phẩm nông nghiệp theo hướng nâng cao hiệu quả kinh tế, sau một thời gian tìm hiểu về kỹ thuật trồng măng tây xanh ở một số nơi và nhận thấy điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp, tháng 6/2015, gia đình anh Bùi Văn Nghĩa, xóm Bôi Cả, xã Nam Thượng (Kim Bôi) đã chuyển 1 ha đất trồng màu cho năng suất thấp sang trồng măng tây.
(HBĐT) - Sau khi học xong Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam, bác sỹ Vũ Công Phú về công tác tại Khoa Đông y, Bệnh viện Đa khoa huyện Tân Lạc. Qua quá trình làm việc anh khám phá ra người Mường ở đây có rất nhiều bài thuốc gia truyền chữa được những bệnh mà thuốc tây y không chữa dứt điểm được. Đặc biệt là những cây thuốc nam có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh ung thư và khối u. Anh sưu tầm bài thuốc dân gian từ các bà mế, tìm hiểu kỹ tác dụng những cây thuốc họ sử dụng để hỗ trợ điều trị.
(HBĐT) - Mỗi chuyên án, phương án đấu tranh chống tội phạm thành công đều có dấu ấn của các chiến sỹ hồ sơ nghiệp vụ và vai trò của nữ cán bộ đơn vị. Là đơn vị đặc thù, thường tiếp xúc hồ sơ, giấy tờ nên phần lớn cán bộ hồ sơ là nữ giới. Vượt lên khó khăn, thử thách, cán bộ, hội viên Phòng Hồ sơ nghiệp vụ khẳng định là lực lượng nòng cốt trong hoạt động nghiệp vụ chung của lực lượng công an tỉnh. Nữ cán bộ hồ sơ âm thầm góp sức làm nên các chiến công, góp phần trả lại công bằng, nghiêm minh của pháp luật.
(HBĐT) - Anh Đỗ Quốc Hương, xóm Mỹ Tân, xã Tân Thành (Lương Sơn) được mọi người biết đến là Chủ tịch Hội làm vườn của xã và điển hình trong phong trào SX -KD giỏi. Với diện tích 1 ha, anh đã xây dựng trang trại VAC (vườn - ao - chuồng), mỗi năm cho lãi 300 triệu đồng.