(HBĐT) - "Mình mà không mạo hiểm, kiên trì bám trụ với cây cam thì chắc cuộc sống của gia đình giờ vẫn khó khăn lắm” - vừa chỉ tay ra vườn cam, ông Trần Văn Nghị, trú tại Đội 3, khu Nam Thượng, thị trấn Thanh Hà (Lạc Thủy) chia sẻ. Sau 10 năm không ít lần gặp khó khăn, thất bại, vườn cam đã đem lại cho gia đình ông thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm.


Ông Trần Văn Nghị, đội 3, khu Nam Thượng, thị trấn Thanh Hà (Lạc Thủy) thành công với mô hình trồng cam

 

Vườn cam nhà ông Nghị đang vào vụ thu hoạch. Quả to tròn, vàng óng. Năm 2007, khi vùng đất Lạc Thủy bắt đầu chuyển sang trồng cây có múi, ông Nghị là một trong những người tiên phong đưa cây cam về vùng đất đầy tiềm năng này. Sau khi thăm một số vườn cam ở Cao Phong và Hưng Yên, ông nhận thấy cây cam phù hợp với thổ nhưỡng nơi mình sinh sống. Với 40 triệu đồng vay từ ngân hàng, ông Trần Văn Nghị đã đánh cược tất cả để mạo hiểm với loại cây mới này.

Bắt đầu trồng 500 gốc cam, sau 3 năm, những cây cam ông trồng thử nghiệm cho quả bói. Thấy quả cam có vị ngọt đậm, thơm ngon, chất lượng tốt như những vùng cam nổi tiếng, ông Nghị mạnh dạn nhân giống, mở rộng diện tích trồng cam. Cứ thế, ông cần mẫn tích cóp được chút vốn liếng nào lại đầu tư mở rộng quy mô cũng như số lượng. Từ đó, diện tích trồng cam của ông ngày càng lớn dần. Từ vài nghìn mét đất ban đầu, đến nay, ông Nghị đã sở hữu hơn 10 ha với 8.000 gốc cam, chủ yếu là giống cam lòng vàng, V2 và cam Canh. Vườn cam của ông được đầu tư bài bản từ hàng rào, hệ thống tưới được chôn dưới đất, lều trông coi, có lao động thường xuyên chăm sóc.

Có được thành quả như ngày hôm nay ông đã bỏ bao nhiêu công sức cải tạo đất, học kỹ thuật chăm sóc, bón phân, tỉa cành để cam có chất lượng ngon. Chia sẻ kinh nghiệm trồng cam sau hơn 10 năm gắn bó, ông Nghị cho biết: "Trồng cây nào cũng thế, không biết cách chăm sóc thì chất lượng quả không tốt. Cây cam cũng vậy, từ cách cắt hái quả nếu không đúng kỹ thuật, vụ sau cam không cho quả sai. Sau khi thu hoạch, không biết cách tỉa cành, cuốc gốc và bón phân đúng thời điểm thì chỉ vụ sau quả sẽ khó cho chất lượng tốt. Cần trải qua thực tế mới rút ra được nhiều kinh nghiệm”.

Ban đầu do chưa nắm bắt được hết kỹ thuật trồng, chưa bắt đúng bệnh, không ít lần vườn cam nhà ông Nghị bị sâu bệnh tấn công, ảnh hưởng đến chất lượng cũng như năng suất. ông tâm sự: "Không ít lần tôi ngán ngẩm, nhìn vườn cam bị bệnh mà xót xa vì bao nhiêu công sức, vốn liếng của gia đình đều đổ dồn vào cam. Nhưng không vì thế mà tôi từ bỏ, qua học hỏi các mô hình, sách báo và tìm hiểu thêm trên mạng, tôi đã tìm ra cách phòng - chống dịch bệnh cho cây. Vì vậy, Nhiều năm qua không gặp những vấn đề gì về sâu bệnh - ông Nghị chia sẻ.

Nhờ thế mà cam của ông nức tiếng khắp vùng vì độ thơm ngon cũng như chất lượng tốt. Thương lái từ khắp nơi tìm đến thu mua. Mặc dù không quảng cáo nhưng uy tín về chất lượng cam của ông luôn được đảm bảo. Thu nhập bình quân từ vườn cam sau khi trừ chi phí duy trì ổn định hơn 1 tỷ đồng mỗi năm, tạo việc làm thường xuyên cho hơn 15 lao động.

 

Đồng Hương

.

Các tin khác


Nữ chiến sỹ dân quân vươn lên từ những ngày dãi nắng, dầm mưa

(HBĐT) - "Khi được tận mắt thấy những vườn cây trĩu quả; đàn gia súc, gia cầm đông đúc; hồ, đập đầy tôm, cá và những quả đồi bạt ngàn màu xanh của các đồng chí đi trước, thành công trong sản xuất đã thôi thúc tôi khát khao vươn lên thoát nghèo”. Đó là những lời bộc bạch giản dị mà nữ chiến sỹ dân quân Bùi Thị Hồng Nhung, xóm Nau, xã Thu Phong chia sẻ tại Đại hội thi đua Quyết thắng LLVT huyện Cao Phong vừa qua.

“Khắc tinh” của tội phạm truy nã

(HBĐT) - Tiếp xúc với thượng tá Lỗ Văn Tiến (ảnh) - Phó trưởng Phòng Cảnh sát truy nã Công an tỉnh, tôi thấy anh khá kiệm lời, có lẽ đó là "chất” của lính truy nã. Nghề "tầm nã” luôn chứa đựng nhiều hiểm nguy, gian khổ, ấy vậy mà người lính ấy đã có trên 20 năm gắn bó với nghề mà không hề kêu ca, phàn nàn hay có ý định chuyển đơn vị khác để an nhàn hơn. Anh được đồng đội ví là "khắc tinh” của tội phạm truy nã nơi cửa ngõ Tây Bắc. Sinh ra và lớn lên ở xã Hợp Thịnh, huyện Kỳ Sơn, từ khi còn nhỏ, Lỗ Văn Tiến có niềm đam mê đặc biệt với nghề cảnh sát hình sự. Lớn lên, anh được tuyển dụng vào lực lượng công an, được cử đi huấn luyện chiến sỹ mới tại Tiểu đoàn cảnh sát cơ động (Bộ Công an). Sau đó, anh được phân công về Phòng cảnh sát hình sự Công an tỉnh. Năm 2001, anh là Đội phó rồi Đội tưởng đội điều tra trọng án, đơn vị chủ công trong điều tra các vụ án đặc biệt nghiêm trọng như: giết người, cướp tài sản.. Năm 2010, sau khi Phòng cảnh sát truy nã tội phạm thành lập, Lỗ Văn Tiến được bổ nhiệm Phó trưởng phòng, trực tiếp chỉ huy Đội bắt truy nã. Từ đây, "chất” hình sự dần bộc lộ, anh trở thành "khắc tinh” của tội phạm truy nã, biết bao đối tượng truy nã cộm cán, có số má đã quy hàng hoặc tự nguyện tới cơ quan công an đầu thú để hưởng khoan hồng.

Cựu chiến binh xã Xăm Khòe gương mẫu phát triển kinh tế

(HBĐT) - Phát huy tinh thần "Bộ đội Cụ Hồ” trong thời bình, hội viên Hội CCB xã Xăm Khòe (Mai Châu) luôn gương mẫu sáng tạo phát triển KT-XH. Theo thống kê đến tháng 6/2017, thu nhập bình quân của cán bộ, hội viên CCB đạt 18 triệu đồng.

“Cán bộ nào phong trào ấy”

(HBĐT) - Người ta thường nói "cán bộ nào phong trào ấy”. Câu nói rất đúng với thực tế của CCB Nguyễn Đình Vĩnh. Mỗi lần có dịp đeo quân hàm thượng tá Quân chủng Phòng không, không quân lại làm cho anh lính cũ ấy xao xuyến, bồi hồi xen lẫn tự hào 32 năm làm chiến sĩ. ông sinh năm 1954, "đăng” lính tháng 5/1972. ông cùng đơn vị tham gia chiến đấu tại cánh đồng Chum - Xiêng Khoảng, giúp nước bạn Lào giải phóng.

Cựu chiến binh Nguyễn Văn Thiết làm kinh tế giỏi

(HBĐT) - Thực hiện học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, Hội CCB huyện Kỳ Sơn quán triệt sâu sắc phong trào "Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua”, qua đó xuất hiện nhiều CCB gương mẫu trong phong trào học tập Bác, thể hiện ở tinh thần hăng say lao động, tự lực, tự cường, năng động, sáng tạo trong sản xuất, kinh doanh. Điển hình như gia đình CCB Nguyễn Văn Thiết, xóm Mon, xã Phúc Tiến (Kỳ Sơn) đã phát triển mô hình VAC mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Người góp công lớn xây cầu suối Nghẹ

(HBĐT) - Dáng người nhỏ, nước da ngăm đen cùng với đôi chân thoăn thoắt, đó là anh Khà Văn Nhị, Trưởng xóm Nghẹ, xã Vạn Mai (Mai Châu), người đã góp công lớn xây nên những chiếc cầu vững chãi bắc qua dòng nước dữ, giúp bớt đi mối âu lo của bà con mỗi khi mùa nước lũ về.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục