(HBĐT) - Vừa là Chủ tịch Hội Cựu chiến binh (CCB) huyện Cao Phong, hội viên Hội Người trồng cam Cao Phong, vừa là hội viên người cao tuổi (NCT) thị trấn Cao Phong, nhiều năm qua, ông Nguyễn Văn Dũng ở khu 2, thị trấn Cao Phong được Hội NCT huyện Cao Phong tôn vinh là hội viên tiêu biểu trong phong trào thi đua "NCT tham gia phát triển KT-XH, góp phần xóa đói, giảm nghèo, làm giàu chính đáng”.


Cựu chiến binh Nguyễn Văn Dũng, khu 2, thị trấn Cao Phong (Cao Phong) chăm sóc vườn cam của gia đình. 

Năm 1980, khi vừa tốt nghiệp cấp III, ông Dũng tình nguyện lên đường nhập ngũ, tham gia phục vụ chiến đấu tại mặt trận 379 Bắc Lào. Năm 1993, ông rời quân ngũ, là thương binh hạng 4/4, bệnh binh mất 72% sức khỏe. Trở về quê hương ở khu 2, thị trấn Cao Phong trong điều kiện kinh tế gia đình rất khó khăn, năm 2005, gia đình ông Dũng được UBND xã Bắc Phong giao cho 600 m2 đất để khai hoang, phục hóa phát triển kinh tế. 

Ông Dũng nhớ lại: "Những năm đầu, gia đình tôi trồng mía, nhưng giá cả và đầu ra hết sức bấp bênh. Được sự động viên, hỗ trợ, giúp đỡ của các CCB và Hội NCT, tôi là người đầu tiên đưa cây cam về trồng trên địa bàn xã Bắc Phong. Cách đây 15 năm, việc trồng cam ở xã hoàn toàn mới mẻ, bởi người dân ở đây chỉ trồng dong riềng, sắn, lúa nương. Khi tôi bắt tay vào cải tạo vườn, không ít người nghi hoặc, không tin là sẽ thành công. Bản thân tôi cũng chưa có kinh nghiệm trồng cây có múi nên phải tìm hiểu qua tài liệu, sách, báo và tìm tòi, học hỏi từ các hộ trồng cam có tiếng trong vùng. Sau hơn 3 năm chăm sóc, lứa cam đầu tiên thực sự là niềm vui lớn của gia đình tôi và bà con lối xóm. Vụ đầu tuy chưa sai quả nhưng mã đẹp, cam ngon lại được giá. Qua đó khẳng định cam là cây xóa đói, giàm nghèo và tiến tới làm giàu ở Bắc Phong. Đó cũng chính là động lực để vợ chồng tôi từng bước mạnh dạn mở rộng vườn cam của gia đình, sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm để các hộ trong vùng cùng thực hiện”.

Với phương châm "lấy ngắn, nuôi dài”, đến nay, gia đình ông Dũng đã có 2 vườn cam rộng 1,6 ha được đầu tư đúng quy trình kỹ thuật theo hướng sản xuất sạch, phát triển tốt. 

Ông Phạm Minh Thái, Chủ tịch Hội Người trồng cam Cao Phong đánh giá: Ông Nguyễn Văn Dũng là hội viên có trình độ thâm canh khá cao, làm chủ khoa học kỹ thuật, quan tâm đầu tư nguồn nước tưới, tiêu, cải tạo đất sạch, sử dụng phân bón theo quy trình sản xuất sạch, bền vững. Từ đó, sản phẩm cam quả của gia đình ông Dũng đều có vỏ mỏng, mọng nước, vị ngọt thơm dịu, tép vàng, nhiều giống cam gần như không có hạt phù hợp với nhu cầu của thị trường…

Ông Dũng chia sẻ: Cam bắt đầu thu từ rằm tháng 8 đến tháng 5 âm lịch. Sau khi thu cam CS1, Xã Đoài, đến hết tháng 6 thu hoạch cam V2… Nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật, chất lượng cam ngày càng được cải thiện nên toàn bộ sản phẩm của gia đình chỉ cắt bán tại vườn. Chúng tôi rất phấn khởi vì UBND huyện đang định hướng cho các hộ dân, tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp đầu tư ứng dụng các công nghệ sinh học; tổ chức quản lý, sản xuất giống có chất lượng, bố trí cơ cấu giống theo hướng rải vụ, sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, tiến tới đáp ứng tiêu chuẩn của các nước trong khu vực để bảo đảm chu trình sản xuất khép kín, theo hướng sản xuất sạch, an toàn, hướng tới chuỗi tiêu thụ sản phẩm tại các siêu thị, khách sạn, nhà hàng và xuất khẩu mang tính ổn định, bền vững. 

Với sự năng nổ, nhiệt tình, tâm huyết, CCB Nguyễn Văn Dũng đã góp phần xây dựng Hội CCB, Hội NCT huyện Cao Phong ngày càng vững mạnh. Hội CCB huyện hiện có có 2.687 hội viên, trong đó có trên 400 hội viên là thương, bệnh binh, nạn nhân chất độc da cam nhưng không còn hội viên nghèo.

Bùi Đức

Các tin khác


Người phát triển nghề mây tre đan trên quê hương Mường Động

Từ một phụ nữ thuần nông, chị Nguyễn Thị Nhung ở xóm Quê Rù, xã Vĩnh Đồng (Kim Bôi) mạnh dạn về xuôi tìm hiểu và theo học làm mây tre đan với mong muốn chuyển đổi nghề, từng bước cải thiện sinh kế. Sau nhiều nỗ lực, chị trở thành người có tay nghề vững, được Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên (GDNN - GDTX) huyện mời về làm giáo viên thỉnh giảng. Quá trình giảng dạy chị vừa truyền nghề, vừa đứng ra làm đầu mối tiêu thụ sản phẩm cho học viên.

Người phụ nữ giàu lòng nhân ái

Bà Nguyễn Thị Nụ ở tiểu khu Thạch Lý, thị trấn Đà Bắc (Đà Bắc) được biết đến là người phụ nữ giản dị, giàu lòng nhân ái. Mặc dù kinh tế gia đình không dư giả nhưng với gần 10 năm làm công tác thiện nguyện cũng đủ nói lên tấm lòng nhân ái, sống có trách nhiệm, biết sẻ chia với những hoàn cảnh khó khăn của bà.

Đại úy Công an xã nhiệt huyết, tận tụy với công việc

Năng nổ, nhiệt huyết, tận tụy trong công tác chuyên môn và công tác đoàn, đó là cảm nhận của nhiều người khi tiếp xúc với Đại úy Nguyễn Thành Nam, cán bộ Công an xã, Phó Bí thư kiêm nhiệm Đoàn Thanh niên xã Cao Dương (Lương Sơn).

Gặp Nghệ nhân Ưu tú tâm huyết sưu tầm, phục dựng và bảo tồn văn hoá dân tộc

Nhiều lần gặp anh trong các sự kiện văn hóa của tỉnh, của huyện và ở khu dân cư Vôi, thị trấn Ba Hàng Đồi (Lạc Thủy) với vai trò biên đạo các tiết mục văn nghệ. Gần đây nhất, anh trực tiếp biểu diễn tại Lễ khai hội chùa Tiên năm 2024, xã Phú Nghĩa... Nghệ nhân Ưu tú trẻ tuổi Nguyễn Mạnh Tuấn luôn để lại cho chúng tôi ấn tượng về một nghệ sỹ vui vẻ, tâm huyết, tài năng, có nhiều đóng góp trong sưu tầm, phục dựng và bảo tồn các giá trị văn hóa dân tộc.

Gương sáng phát triển kinh tế và hoạt động thiện nguyện ở xã Yên Trị

Không chỉ điển hình trong lao động sản xuất, ông Nguyễn Thế Hùng, xóm Á Đồng, xã Yên Trị (Yên Thuỷ) còn được biết đến là người năng nổ, nhiệt tình, tích cực trong các hoạt động xã hội, là tấm gương sáng trong phát triển kinh tế và hoạt động thiện nguyện.

Phó Bí thư chi đoàn làm kinh tế giỏi

Những năm gần đây, với phong trào thanh niên lập thân, lập nghiệp, xã Tân Thành (Mai Châu) đã xuất hiện nhiều tấm gương thanh niên dám nghĩ, dám làm, tích cực lao động sản xuất, làm giàu chính đáng, góp sức xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp. Trong đó, Phó Bí thư chi đoàn xóm Chiêng Lường Văn Hân là tấm gương thanh niên nông thôn tiêu biểu làm giàu trên mảnh đất quê hương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục