(HBĐT) - "Nếu tất cả mọi người chọn nơi thuận lợi thì ai sẽ là người đến nơi khó khăn. Tôi còn trẻ, muốn thử sức, muốn cống hiến để những trẻ em nơi biển, đảo xa xôi không bị thiệt thòi. Tôi sẽ ở đây lâu dài và không hối hận về quyết định của mình”. Đó là lời tâm sự của cô giáo Ngần Thị Minh, giáo viên trường liên cấp dảo Trần thuộc huyện đảo Cô Tô (Quảng Ninh).

 

Cán bộ, chiến sỹ Vùng 1 Hải Quân tặng quà cho nhân dân và trường Liên cấp đảo Trần, thuộc xã Thanh Lân, huyện Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh. Ảnh: Cô Ngần Thị Minh (thứ 3 từ bên trái) thay mặt nhà trường lên nhận quà. 

Lời tâm sự đó không phải lời hứa suông của một cô gái mới lớn. Quê ở Sơn La, năm 2012, sau khi tốt nghiệp trường cao đẳng Sư phạm Quảng Ninh (nay là Đại học Hạ Long), cô Minh xung phong nhận nhiệm vụ ra công tác tại tuyến đảo thuộc huyện đảo Cô Tô.

Riêng tại đảo Trần, cô Minh bắt đầu công tác từ đầu năm học 2018 - 2019. Theo quy định, sau khi dạy một học kỳ, cô được điều động về đất liền. Nhưng tình yêu biển đảo đã níu giữ nên cô xin ở lại tiếp tục công tác. Cô Minh chia sẻ: Khi chưa ra đảo, lúc đầu có một chút e dè vì nghĩ cuộc sống ở biển, đảo sẽ có một chút gì đó nguy hiểm, nhưng khi ra rồi mới biết ở đây tuy khó khăn nhưng cũng có nhiều thú vị. Cuộc sống đơn giản, phóng khoáng, đầu óc thư thái là những gì tôi nhận được. Trước khi đi đảo, gia đình xin cho về công tác ở Hà Nội nhưng tôi không về, gia đình cũng phản đối quyết liệt. Phải mất một thời gian dài để thuyết phục người thân chấp nhận cho tôi ở đảo.

Đến Quảng Ninh, nói đến đảo Trần, nhiều người nghĩ ngay đến hòn đảo nhỏ, xa xôi, khó khăn nhất của huyện Cô Tô. Đảo chỉ rộng 4,5 km2, cách đảo Cô Tô lớn khoảng 45 km, đất đai khô cằn, lộng gió và rất khan hiếm nước ngọt. Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã quan tâm,  hỗ trợ đưa hơn chục hộ dân ra đảo định cư sinh sống lâu dài, làm ăn, phát triển kinh tế trên đảo. Tỉnh Quảng Ninh hỗ trợ di chuyển người và hành lý từ nơi ở cũ đến đảo Trần; hỗ trợ xây dựng nhà ở, hệ thống công trình phụ cho các gia đình... Các hộ ra đảo có nhu cầu đóng mới, sửa chữa cải hoán phương tiện khai thác hải sản, tàu cá, nuôi cá lồng bè, dịch vụ hậu cần nghề biển (thu mua, chế biến hải sản…), được vay vốn và hỗ trợ lãi suất cho vay. Trẻ em học hệ mầm non, học sinh phổ thông học tập trên đảo được hưởng chính sách miễn học phí và hỗ trợ học tập; trường hợp trên đảo không bố trí được lớp học THCS, THPT, học sinh được tuyển thẳng vào trường dân tộc nội trú. Dân cư trên đảo được cấp miễn phí thẻ BHYT, được hỗ trợ giống, cây trồng vật nuôi, hỗ trợ đào tạo nghề lao động theo chính sách đào tạo nghề nông nghiệp, nông thôn của Nhà nước.

Tháng 8/2015, trường liên cấp đảo Trần được khởi công xây dựng. Đến nay, dãy nhà 2 tầng với 7 lớp học đã hoàn thành và đưa vào sử dụng. Cô giáo Ngần Thị Minh cho biết thêm: Hiện tại, trường có 8 học sinh (4 tiểu học, 4 mầm non) với 2 thầy cô giáo. Cơ sở vật chất tương đối đầy đủ phục vụ cho công tác dạy và học. Công tác một thời gian mới thấy ở đây thật sự rất cần những người thầy, người cô ra đây để cống hiến. Tôi nghĩ trong tương lai sẽ gắn bó với đảo lâu dài.

                                                                                   V.L


Các tin khác


Bùi Đình Văn - gương sáng phát triển kinh tế

Trong những năm qua, phong trào đoàn viên, thanh niên vượt khó làm kinh tế được tuổi trẻ xã Lỗ Sơn, huyện Tân Lạc tích cực hưởng ứng. Ngày càng có nhiều đoàn viên, thanh niên bằng khát vọng vươn lên làm giàu, dám nghĩ, dám làm đi lên từ hai bàn tay trắng để trở thành những thanh niên tiêu biểu làm kinh tế giỏi của huyện.

Người phát triển nghề mây tre đan trên quê hương Mường Động

Từ một phụ nữ thuần nông, chị Nguyễn Thị Nhung ở xóm Quê Rù, xã Vĩnh Đồng (Kim Bôi) mạnh dạn về xuôi tìm hiểu và theo học làm mây tre đan với mong muốn chuyển đổi nghề, từng bước cải thiện sinh kế. Sau nhiều nỗ lực, chị trở thành người có tay nghề vững, được Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên (GDNN - GDTX) huyện mời về làm giáo viên thỉnh giảng. Quá trình giảng dạy chị vừa truyền nghề, vừa đứng ra làm đầu mối tiêu thụ sản phẩm cho học viên.

Người phụ nữ giàu lòng nhân ái

Bà Nguyễn Thị Nụ ở tiểu khu Thạch Lý, thị trấn Đà Bắc (Đà Bắc) được biết đến là người phụ nữ giản dị, giàu lòng nhân ái. Mặc dù kinh tế gia đình không dư giả nhưng với gần 10 năm làm công tác thiện nguyện cũng đủ nói lên tấm lòng nhân ái, sống có trách nhiệm, biết sẻ chia với những hoàn cảnh khó khăn của bà.

Đại úy Công an xã nhiệt huyết, tận tụy với công việc

Năng nổ, nhiệt huyết, tận tụy trong công tác chuyên môn và công tác đoàn, đó là cảm nhận của nhiều người khi tiếp xúc với Đại úy Nguyễn Thành Nam, cán bộ Công an xã, Phó Bí thư kiêm nhiệm Đoàn Thanh niên xã Cao Dương (Lương Sơn).

Gặp Nghệ nhân Ưu tú tâm huyết sưu tầm, phục dựng và bảo tồn văn hoá dân tộc

Nhiều lần gặp anh trong các sự kiện văn hóa của tỉnh, của huyện và ở khu dân cư Vôi, thị trấn Ba Hàng Đồi (Lạc Thủy) với vai trò biên đạo các tiết mục văn nghệ. Gần đây nhất, anh trực tiếp biểu diễn tại Lễ khai hội chùa Tiên năm 2024, xã Phú Nghĩa... Nghệ nhân Ưu tú trẻ tuổi Nguyễn Mạnh Tuấn luôn để lại cho chúng tôi ấn tượng về một nghệ sỹ vui vẻ, tâm huyết, tài năng, có nhiều đóng góp trong sưu tầm, phục dựng và bảo tồn các giá trị văn hóa dân tộc.

Gương sáng phát triển kinh tế và hoạt động thiện nguyện ở xã Yên Trị

Không chỉ điển hình trong lao động sản xuất, ông Nguyễn Thế Hùng, xóm Á Đồng, xã Yên Trị (Yên Thuỷ) còn được biết đến là người năng nổ, nhiệt tình, tích cực trong các hoạt động xã hội, là tấm gương sáng trong phát triển kinh tế và hoạt động thiện nguyện.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục