(HBĐT) - Có niềm đam mê với thể thao từ nhỏ, tình yêu đó luôn"cháy” trong trái tim, bởi vậy suốt những năm qua, chị Lê Thị Kiều, xóm Đồng Phú, xã Cao Dương (Lương Sơn) đã dành trọn tâm huyết cho sự phát triển của phong trào thể dục thể thao (TDTT).

 


Chị Lê Thị Kiều hướng dẫn võ sinh thực hiện các động tác trong quá trình tập luyện. 

 
Chị Lê Thị Kiều bộc bạch: Thể thao là tình yêu trong suốt cuộc đời của tôi. Mặc dù còn nhiều khó khăn, thử thách, nhưng tôi vẫn lựa chọn theo đuổi niềm đam mê của mình. Tôi luôn tích cực truyền "ngọn lửa đam mê” thể thao cho nhiều thế hệ học trò. Mong rằng trong tương lai không xa, các em sẽ nỗ lực rèn luyện, phấn đấu, cống hiến tài năng, sức trẻ, đưa thể thao Hòa Bình từng bước vươn tầm quốc gia.

Vốn có năng khiếu, tình yêu với TDTT, cộng với thể lực tốt nên từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, chị Lê Thị Kiều đã là hạt nhân tiêu biểu của địa phương khi tham gia tranh tài ở nhiều giải thể thao của xã, huyện, tỉnh. Là người năng động, hoạt bát, không ngừng vươn lên, chị đã tự tìm tòi, nghiên cứu, trau dồi kiến thức, kỹ thuật của các môn thể thao, đồng thời học hỏi từ những vận động viên (VĐV) dày dặn kinh nghiệm. Bởi vậy mà khi trưởng thành, chị trở thành VĐV trẻ triển vọng của tỉnh, vừa có thể thi đấu tốt nhiều môn thể thao như: bóng bàn, bóng chuyền, điền kinh, cờ vua, bắn nỏ, bóng đá…, vừa giành được thứ hạng cao tại một số giải đấu cấp quốc gia.
Sau khi tốt nghiệp THPT, chị Kiều thi đỗ và trở thành sinh viên trường Đại học TDTT Bắc Ninh, chuyên ngành Huấn luyện thể thao. Dấu son trong sự nghiệp thể thao chuyên nghiệp là vào những năm 1998 – 2000, chị từng là tuyển thủ của Đội tuyển bóng đá nữ quốc gia tham dự Đại hội Thể thao châu Á lần thứ 14 (ASIAD 14). Sau đó chuyển sang công tác huấn luyện Đội tuyển trẻ bóng đá quốc gia. Sau khi giã từ sự nghiệp sân cỏ, chị bén duyên với môn võ Vovinam. Hiện nay, chị Lê Thị Kiều đang là Ủy viên Ban Chấp hành Liên đoàn Vovinam Việt Nam, Ủy viên Ban Chấp hành Liên đoàn Vovinam tỉnh, chủ nhiệm Câu lạc bộ Vovinam huyện Lương Sơn.
Đồng chí Nguyễn Đức Quân, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Liên đoàn Vovinam tỉnh cho biết: "Chị Lê Thị Kiều là người có đóng góp tích cực góp phần nâng cao chất lượng phong trào tập luyện môn Vovinam tại huyện Lương Sơn. Chị là người có chuyên môn tốt, tận tâm với nghề. Võ sinh được chị đào tạo luôn thể hiện tốt trong các giải đấu”.

Được trở thành giáo viên để giúp đỡ những học sinh nghèo là ước mơ chị Kiều ấp ủ từ lâu. Năm 2007, chị trở về cống hiến cho quê hương và gắn bó với trường THPT Cù Chính Lan (Lương Sơn) từ khi đó. Trên cương vị là giáo viên giáo dục thể chất của nhà trường, với tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, chị luôn nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Bên cạnh đó, ngoài nhiệm vụ chuyên môn là giảng dạy tại trường học, chị cũng dành nhiều tâm huyết phát triển phong trào TDTT trường học. Đồng thời được tin tưởng giao trọng trách tuyển chọn, huấn luyện đội tuyển thể thao của trường tham dự các giải thể thao của ngành GD&ĐT, địa phương tổ chức. Mỗi khi có giải đấu, bằng kinh nghiệm đào tạo, huấn luyện và thi đấu của mình, chị Kiều tuyển chọn những học sinh có tố chất, triển vọng thành lập đội tuyển, đầu tư thời gian, công sức để bồi dưỡng. Sự cố gắng của cô và trò trường THPT Cù Chính Lan đã được đền đáp xứng đáng bằng nhiều tấm huy chương quý giá tại các giải đấu. Thành tích đáng tự hào gần đây nhất là giải nhất toàn đoàn khối THPT của giải Vovinam Hội khỏe Phù Đổng tỉnh Hòa Bình lần thứ IX, năm 2023.

Không chỉ giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, trách nhiệm, tận tâm với công việc, chị Lê Thị Kiều còn đảm nhận vị trí là người "cầm cân nảy mực” ở những giải đấu quan trọng tại địa phương hoặc khu vực lân cận. Làm việc nghiêm túc, chuyên nghiệp, công tâm nên dù ở bất kỳ cương vị nào, chị đều được mọi người yêu mến, kính trọng. Trưởng thành từ khó khăn nên chị hiểu và đồng cảm với những thiệt thòi mà các em học sinh nghèo phải trải qua. Hướng đến cuộc sống bình đẳng với mọi trẻ em, vào dịp nghỉ hè hàng năm, chị mở một số lớp rèn luyện thể chất về bơi lội, bóng đá, Vovinam miễn phí cho trẻ em nghèo, có hoàn cảnh khó khăn.

Chứng kiến khoảnh khắc học trò bước lên bục vinh quang nhận huy chương, người thầy lặng lẽ rơi giọt nước mắt xúc động, tự hào, tôi cảm nhận được tình yêu thương mà chị Lê Thị Kiều dành cho học sinh. Hy vọng rằng chị sẽ giữ mãi niềm đam mê, nhiệt huyết, tiếp tục đưa phong trào TDTT cơ sở phát triển mạnh.


Linh Nhật

Các tin khác


Bí thư chi đoàn thu hàng trăm triệu đồng mỗi năm từ nuôi cá lồng

Qua tìm hiểu, anh Nguyễn Văn Lân, Bí thư chi đoàn tổ Vôi, phường Thái Bình, TP Hòa Bình đã tận dụng điều kiện tự nhiên sẵn có của quê hương, mạnh dạn đầu tư xây dựng mô hình nuôi cá lồng trên lòng hồ thủy điện Hòa Bình, trở thành tấm gương sáng về khởi nghiệp của thanh niên trên địa bàn.

Thoát nghèo từ mô hình nuôi ong và trồng bưởi đỏ

Tận dụng lợi thế đồi rừng, những năm qua, nông dân xã Tử Nê, huyện Tân Lạc đẩy mạnh phát triển kinh tế, trong đó có nghề nuôi ong lấy mật mang lại hiệu quả cao. Tiêu biểu là gia đình anh Bùi Văn Liêm ở xóm Cú. Với ưu thế nhà gần rừng có nhiều loại cây và các loại hoa rừng, tốt cho việc nuôi ong, anh Liêm đã tìm tòi, học hỏi qua các phương tiện thông tin đại chúng và các hộ nuôi ong trong vùng, từ đó đầu tư trên 50 tổ ong nuôi lấy mật.

Khởi nghiệp từ đặc sản quê hương

Nhận thấy quê hương có nhiều tiềm năng, thế mạnh để phát triển du lịch, anh Hà Công Hưng, Phó Bí thư Đoàn xã Mai Hịch (Mai Châu) bắt tay vào làm sản phẩm thịt gác bếp với mong muốn mang đặc sản của quê hương đến với du khách trong nước và quốc tế.

Bùi Đình Văn - gương sáng phát triển kinh tế

Trong những năm qua, phong trào đoàn viên, thanh niên vượt khó làm kinh tế được tuổi trẻ xã Lỗ Sơn, huyện Tân Lạc tích cực hưởng ứng. Ngày càng có nhiều đoàn viên, thanh niên bằng khát vọng vươn lên làm giàu, dám nghĩ, dám làm đi lên từ hai bàn tay trắng để trở thành những thanh niên tiêu biểu làm kinh tế giỏi của huyện.

Người phát triển nghề mây tre đan trên quê hương Mường Động

Từ một phụ nữ thuần nông, chị Nguyễn Thị Nhung ở xóm Quê Rù, xã Vĩnh Đồng (Kim Bôi) mạnh dạn về xuôi tìm hiểu và theo học làm mây tre đan với mong muốn chuyển đổi nghề, từng bước cải thiện sinh kế. Sau nhiều nỗ lực, chị trở thành người có tay nghề vững, được Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên (GDNN - GDTX) huyện mời về làm giáo viên thỉnh giảng. Quá trình giảng dạy chị vừa truyền nghề, vừa đứng ra làm đầu mối tiêu thụ sản phẩm cho học viên.

Người phụ nữ giàu lòng nhân ái

Bà Nguyễn Thị Nụ ở tiểu khu Thạch Lý, thị trấn Đà Bắc (Đà Bắc) được biết đến là người phụ nữ giản dị, giàu lòng nhân ái. Mặc dù kinh tế gia đình không dư giả nhưng với gần 10 năm làm công tác thiện nguyện cũng đủ nói lên tấm lòng nhân ái, sống có trách nhiệm, biết sẻ chia với những hoàn cảnh khó khăn của bà.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục