Họ là những người con của quê hương Hòa Bình hăng hái lên đường, tham gia chiến đấu trên các mặt trận, chiến trường và góp một phần xương máu cho sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. 50 năm sau Đại thắng mùa Xuân năm 1975, những thương binh, bệnh binh ấy với phẩm chất bộ đội Cụ Hồ vẫn không ngừng nỗ lực, cống hiến sức mình trên các lĩnh vực của đời sống xã hội.


Ông Nguyễn Đức Nhuần (đứng giữa), xã Mông Hóa (TP Hòa Bình) thầm lặng thực hiện nhiệm vụ thiêng liêng hỗ trợ các gia đình tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sỹ an nghỉ tại nghĩa trang quê nhà.

Ông Phạm Tài Chính (74 tuổi) ở thôn Tân Sơn, xã Hòa Sơn (Lương Sơn), trước khi đảm nhiệm vai trò Chủ tịch Hội đồng quản trị Hợp tác xã (HTX) sản xuất dịch vụ Quất Lâm, ông trải qua các vị trí công tác: Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy xã Hòa Sơn, cán bộ quỹ tín dụng nhân dân. Ông Chính chia sẻ: Năm 1970, tôi nhập ngũ và tham gia đánh trận đầu ở chiến dịch Tây Nguyên, giải phóng Buôn Ma Thuột. Từ ngày 26 - 30/4, tôi tham gia chiến dịch giải phóng Sài Gòn - Gia Định, còn được gọi là Chiến dịch Hồ Chí Minh. Về với thời bình, mặc dù sớm phát hiện bị ảnh hưởng di chứng chiến tranh làm tổn hại 65% sức khỏe do nhiễm chất độc hóa học (CĐHH), nhưng tôi tự nhủ phải luôn giữ tinh thần lạc quan trong mọi hoàn cảnh, vươn lên  sống có ích.

Tính đến nay, HTX sản xuất dịch vụ Quất Lâm đã thành lập được gần 26 năm. Với cương vị cao nhất, ông Chính đã lãnh đạo, điều hành HTX đi vào sản xuất, kinh doanh hiệu quả, duy trì hoạt động nhằm tạo việc làm cho con em cựu chiến binh ở địa phương. Hiện HTX có 4 ngành nghề sản xuất, kinh doanh, dịch vụ gồm: dịch vụ điện năng; gia công mộc dân dụng; cơ khí; sửa chữa ô tô, máy nổ. Người lao động của HTX được trả lương từ 6 - 9 triệu đồng/tháng, tham gia đóng bảo hiểm xã hội đầy đủ. 

Cuộc sống không dư giả và cũng đã ở độ tuổi "thất thập cổ lai hy”, nhưng ông Nguyễn Đức Nhuần ở phố Bãi Nai, xã Mông Hóa (TP Hòa Bình) vẫn âm thầm thực hiện phần việc cao cả trong suốt nhiều năm, đó là hỗ trợ các gia đình thân nhân tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sỹ. Một cách tự nguyện và hỗ trợ hết khả năng, từ năm 2006 đến nay, ông Nhuần đã giúp hàng trăm gia đình đón hài cốt liệt sỹ, chủ yếu từ nghĩa trang các tỉnh phía Nam, Tây Nguyên về an nghỉ tại quê nhà. 

Ông Nhuần bộc bạch: Nhập ngũ cuối năm 1971, tôi cùng đồng đội được điều động tham gia chiến đấu tại chiến dịch tiến công giải phóng Quảng Trị và tiếp tục đánh trận Kon Tum, chiến dịch Bắc Tây Nguyên năm 1972. Tại chiến dịch này tôi bị thương nặng nên được điều chuyển ra Bắc an dưỡng. Hòa Bình lập lại, tôi xuất ngũ trở về quê nhà, lập gia đình và tham gia công tác tại địa phương. Từ khi chưa đến tuổi nghỉ hưu, tôi đã đau đáu tâm nguyện tìm kiếm phần mộ các liệt sỹ là người con của huyện Kỳ Sơn (cũ), những người đồng đội từng tham gia chiến đấu cùng tôi nhưng không được trở về. Tình cờ có một gia đình ở huyện Lương Sơn tìm tới tôi để hỏi thăm, nhờ chỉ dẫn tìm mộ liệt sỹ tham gia chiến đấu ở chiến dịch Tây Nguyên. Đây cũng là chuyến đi đầu tiên trên hành trình tri ân thầm lặng tìm kiếm hài cốt liệt sỹ mà tôi thực hiện…

Nói về những thương binh, bệnh binh, người nhiễm CĐHH trong cuộc sống hôm nay luôn phát huy truyền thống bộ đội Cụ Hồ, đồng chí Bùi Mạnh Cường, Phó Giám đốc Sở Nội vụ nhận định: Dù là doanh nhân, chủ HTX hay cán bộ, lao động nghỉ hưu còn nhiều lo toan, vất vả đời thường, những thương binh, bệnh binh, nạn nhân bị nhiễm CĐHH vẫn tiếp tục cống hiến sức mình, vượt qua bệnh tật, khắc phục khó khăn, ghi sâu lời  dạy của Bác Hồ "Thương binh tàn nhưng không phế”, trở thành     động lực, điển hình nêu gương cho con cháu.

Toàn tỉnh có 7.400 người có công (NCC) với cách mạng, hàng nghìn thương binh, bệnh binh, người nhiễm CĐHH hiện còn sống và đang hưởng chế độ, chính sách theo quy định. Trong số đó có không ít thương binh, bệnh binh xuất sắc được biểu dương, khen thưởng NCC tiêu biểu, điển hình phong trào thi đua yêu nước, phong trào cựu chiến binh gương mẫu, sản xuất, kinh doanh giỏi của tỉnh, của địa phương… Như ông Nguyễn Đức Nhuần ở phố Bãi Nai, xã Mông Hóa (TP Hòa Bình) là NCC tiêu biểu từng được cử tham dự hội nghị biểu dương NCC toàn quốc; ông Phạm Tài Chính ở thôn Tân Sơn, xã Hòa Sơn (Lương Sơn) là điển hình cựu chiến binh gương mẫu của tỉnh; ông Đinh Gia Tải ở thị trấn Hàng Trạm (Yên Thủy) là điển hình học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh… Bên cạnh sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, những người chiến sỹ từng trải qua cuộc chiến khốc liệt, hy sinh một phần cơ thể, máu xương cho ngày đất nước trọn niềm vui, Bắc - Nam liền một dải, non sông thu về một mối vẫn cần cù lao động, ý thức tự vươn lên, không đòi hỏi, trông chờ vào chế độ, chính sách. Bằng mỗi việc làm dù nhỏ, họ đang góp phần xây dựng quê hương ngày thêm đổi mới, đất nước ngày càng phồn vinh.    


Bùi Minh


Các tin khác


Chàng trai 8X với 38 lần hiến máu tình nguyện

Hiến máu tình nguyện (HMTN) là nghĩa cử cao đẹp. Từ phong trào này đã xuất hiện nhiều tấm gương điển hình. Tiêu biểu là anh Bùi Tiến Đạt, sinh năm 1986, khu Đồng Văn, thị trấn Mãn Đức (Tân Lạc). Trên cương vị là Phó Chánh Văn phòng Huyện ủy, anh Đạt luôn gương mẫu trong công việc và tích cực tham gia các hoạt động vì cộng đồng, trong đó anh đã 38 lần tham gia HMTN.

Nguyễn Gia Bảo - từ cậu bé đam mê văn học đến học sinh giỏi quốc gia

Với niềm đam mê văn học từ nhỏ, sự nỗ lực không ngừng và động viên từ gia đình, thầy cô, bạn bè, Nguyễn Gia Bảo, học sinh lớp 12 chuyên Văn, Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ (TP Hoà Bình) đã xuất sắc giành giải Nhì trong Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia năm học 2024 - 2025, môn Ngữ văn.

Trần Trung Hiếu - hành trình chinh phục tiếng Nga bằng tinh thần tự học xuất sắc

Với niềm đam mê ngoại ngữ, sự kiên trì, bền bỉ cùng phương pháp học tập khoa học, Trần Trung Hiếu, học sinh lớp 12 chuyên Nga, Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ (TP Hòa Bình) đã xuất sắc đoạt giải Nhì môn Tiếng Nga cấp quốc gia hai năm liên tiếp. Đây không chỉ là thành tích đáng tự hào, mà còn là minh chứng cho tinh thần tự học đáng khâm phục của em.

Nữ cán bộ Công đoàn tận tâm, giàu nhiệt huyết

Hơn 20 năm gắn bó với Công ty TNHH nghiên cứu kỹ thuật R Việt Nam tại khu công nghiệp bờ trái sông Đà (TP Hoà Bình), chị Phan Thị Ngọc Tú được biết đến là nữ cán bộ Công đoàn năng động, nhiệt huyết với các hoạt động xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh. Đảm nhận ví trí tổ trưởng chuyên môn, chị Tú có đóng góp tích cực trong đổi mới sáng tạo, góp phần cải tiến quy trình sản xuất, làm lợi cho doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy phát triển bền vững.

Mặt trận nào bác Ấn cũng chiến thắng

Cùng là hội viên cựu chiến binh (CCB) phường Đồng Tiến (TP Hoà Bình), tôi quen bác Nguyễn Quốc Ấn qua những lần đi dự lớp tuyên truyền về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Tôi thích nghe bác kể chuyện chiến đấu ở Điện Biên Phủ năm 1954; nghe chuyện ở mặt trận chống Mỹ cứu nước năm 1966 - 1975. Bác Ấn khiêm tốn, ít nói về mình. Quê bác ở Hội An, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình. Bác Ấn là lính tình nguyện đi đánh giặc Pháp. Năm 1953, bác được tuyển quân và được biên chế vào Tiểu đoàn 9. Sau đó bác cùng 20 chiến sỹ tiểu đoàn được cử đi học lớp quản lý pháo và kỹ thuật tháo lắp pháo.

Nông dân thời 4.0 đam mê nông nghiệp xanh

Những năm qua, mô hình phát triển kinh tế "Trang trại giun quế Hoà Bình" của anh Bùi Văn Đáng ở xóm Cỏ Giữa, xã Mỹ Thành (Lạc Sơn) không chỉ mang lại giá trị kinh tế ổn định, mà còn thân thiện, bảo vệ, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, góp phần xây dựng nền nông nghiệp xanh, bền vững.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục