Kỹ sư Phạm Ngọc Thắng

Kỹ sư Phạm Ngọc Thắng

(HBĐT) - Đó là lời khen của nhiều người thuộc các thế hệ đã và đang làm nghề sản xuất gạch ngói ở tỉnh về cử nhân kinh tế Phạm Ngọc Thắng, Trưởng phòng Kế hoạch - Kỹ thuật Công ty Cổ phần gạch ngói Quỳnh Lâm, vừa được Đại hội Thi đua yêu nước tỉnh Hoà Bình lần thứ III bầu chọn là đại biểu tham dự Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ VIII. Anh không chỉ là đại biểu trẻ tuổi nhất trong đoàn đại biểu của tỉnh mà còn là người đầu tiên của toàn ngành xây dựng Hoà Bình cử tham dự Đại hội Thi đua yêu nước (ĐHTĐYN) toàn quốc.

 

Sinh ra ở thị xã Hoà Bình, được nuôi dưỡng và trưởng thành trong môi trường mà cả cha cùng mẹ đều công tác trong ngành xây dựng, trong đó, cha của Phạm Ngọc Thắng có thâm niên 20 năm làm Giám đốc một cơ sở sản xuất gạch ngói bao hàm ba chữ nhất ở tỉnh: Lâu đời nhất, thăng trầm nhất và vinh quang nhất. Lâu đời nhất bởi cơ sở này được khai sinh từ năm 1958 là Nhà máy gạch ngói Quỳnh Lâm do Trung Quốc viện trợ sản xuất ra hai loại sản phẩm, gạch đặc và ngói 13 viên. Hai chữ nhất sau nằm trọn trong 20 năm tái lập tỉnh Hoà Bình, gắn liền với nghề làm gạch ngói của hai cha con qua bao thăng trầm để cùng bước tới đài vinh quang trong phong trào thi đua yêu nước (PTTĐYN).

 

Phạm Ngọc Thắng bước vào nghề làm gạch ngói ở lứa tuổi 20 (năm 1991) cũng chính là năm tỉnh tái lập và là năm mà người cha của anh, ông Phạm Ngọc Chuyển đang là Bí thư Đảng uỷ kiêm Phó Giám đốc Công ty Xây dựng miền Tây Hà Sơn Bình được tỉnh điều động & bổ nhiệm làm Giám đốc Xí nghiệp gạch ngói Quỳnh Lâm với nhiệm vụ được giao khá nặng nề là cứu cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng này thoát khỏi tình trạng bên bờ vực phá sản.

 

Hai năm đầu học nghề trong một xí nghiệp thua lỗ triền miên, công nghệ lạc hậu, máy móc thiết bị xuống cấp nghiêm trọng, công nhân Phạm Ngọc Thắng được những khó khăn, vất vả, bươn chải của các thế hệ cha anh từng gắn bó mấy chục năm với nghề làm gạch ngói. Đặc biệt là những lo âu, trăn trở của người cha vốn là thợ lái xe ca lại chuyên làm công tác chính trị từ Bí thư Đoàn Thanh niên đến Bí thư Đảng uỷ một công ty lớn vào bậc nhất tỉnh trong nhiều nhiệm kỳ, nay phải đảm trách công việc quản lý sản xuất kinh doanh (SXKD) một doanh nghiệp Nhà nước chồng chất khó khăn.

 

“Trong muôn cái khó sẽ ló vài cái khôn”, suốt 5 năm đầu (1991 – 1995), Giám đốc Chiển chủ trương cử đại diện CBCNV lớp trẻ đi đào tạo nghề nghiệp. Người con trai là một trong những lớp trẻ đó. Sau 3 năm chuyên tu nghề cơ điện ở trường Trung cấp cơ điện Vĩnh Yên, Thắng trở về đơn vị sản xuất cùng với nhiều bạn trẻ khác sau một thời gian học hỏi đã bắt đầu phát huy tác dụng nhờ vào chủ trương đổi mới mạnh mẽ công nghệ sản xuất gạch, nâng cấp nhà xưởng, thiết bị máy móc; đặc biệt là thay đổi cơ chế quản lý SXKD của Giám đốc Chiển.  Do tỉnh mới tái lập mà 5 năm sau đó, đơn vị đã vươn lên là  đơn vị dẫn đầu ngành Xây dựng tỉnh liên tục 3 năm liền (1996 – 1998) được Bộ Xây dựng tặng cờ thi đua xuất sắc và được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen vào đầu năm 1999. Bản thân Thắng được đưa về Phòng Kế hoạch - kỹ thuật để làm việc, để phát huy những gì đã học được trong trường cơ điện.

 

Do tình hình SXKD chuyển biến nhanh chóng, Xí nghiệp Gạch ngói Quỳnh Lâm được nâng lên là Công ty gạch ngói Quỳnh Lâm. Cuối năm 1999, do chủ trương cổ phần hóa doanh nghiệp đã được nhiều địa phương trong cả nước thực hiện. Tỉnh đã chọn đơn vị này làm thí điểm. Thế là sau 40 năm hoạt động SXKD theo mô hình doanh nghiệp nhà nước; xí nghiệp Gạch ngói Quỳnh Lâm đã mang một cái tên mới : Công ty Cổ phần Gạch ngói Quỳnh Lâm (CTCPGNQL) và cũng đồng thời bước sang một giai đoạn mới với “cái nhất thứ ba”vô cùng ý nghĩa là :vinh quang nhất.

 

Sự vinh quang bắt đầu từ khi cổ phần hoá với nhiều sự tôn vinh bằng các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng từ cấp tỉnh trở lên mà đơn vị, các tập thể, cá nhân thuộc CTCPGNQL đã đạt được trong suốt 10 năm hoạt động theo mô hình cổ phần hoá. Đó là 6 lần đoạt cờ TĐXS của UBND tỉnh; 2 lần đoạt giải Vàng giải thưởng chất lượng Việt Nam; năm 2004 được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng ba; Năm 2008 được tặng cờ Thi đua của Chính phủ; xếp hạng doanh nghiệp tiêu biểu xuất sắc, nhận Cúp Thánh Gióng do Chủ tịch nước trao tặng và đúng vào dịp kỷ niệm tròn 10 năm cổ phần hoá (1999 – 2009), được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhì.

 

Sự vinh quang của đơn vị gắn liền với sự tôn vinh của cá nhân Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc điều hành Chiển và với sự trưởng thành đi lên của cả Thắng. Năm bắt đầu cổ phần hoá, Thắng được đề bạt làm Trưởng phòng Kế hoạch - kỹ thuật (TPKH-KT). Thắng đã cùng tập thể tổ cán bộ kỹ thuật vượt mọi khó khăn để cải tiến kỹ thuật, đổi mới công nghệ. Năm 2007 đã có sáng kiến lớn thành công trong quy trình tự động hoá khâu kiểm soát nhiệt nung và nhận thành phẩm dây chuyền công nghệ lò gạch liên tục kiểu đứng hiệu suất cao, giảm ô nhiễm môi trường. Sáng kiến này đạt hiệu quả cao về nhiều lĩnh vực đã thiện hầu hết các điều kiện lao động nặng nhọc cho công nhân, làm giảm xuống mức tối thiểu về ô nhiễm môi trường độc hại do khói bụi tiết kiệm tỷ lệ lớn về than đốt, điện năng, thời gian nung đốt hạ giá thành và nâng cao chất lượng sản phẩm, đạt hiệu quả cao về SXKD. Từ sáng kiến này, Công ty đã mở rộng áp dụng, thay thế 100% các lò nung thủ công bằng loại lò nung gạch mới theo công nghệ tự động hoá. Công nghệ này đã trở thành thương hiệu nổi tiếng được nhiều địa phương tìm đến đặt hàng. Từ năm 2007 đến nay đã hoàn thành chuyển giao công nghệ cho 23 cơ sở SXKD gạch ngói trong & ngoài tỉnh, trong đó có một cơ sở ở nước ngoài. Việc chuyển giao công nghệ lò nung gạch mới tự động hoá mang thương hiệu Quỳnh Lâm đã mang lại một nguồn thu đáng kể cho doanh nghiệp, góp phần nâng cao thu nhập cho các cổ đông.

 

Với sức bật của tuổi trẻ, truyền thống tốt của một gia đình có 100% cha, mẹ, anh em là đảng viên, được sự quan tâm tạo điều kiện môi trường tốt nhất để lập nghiệp. Trong đó có công lao của người mẹ tuy đã nghỉ hưu vẫn tận tình chăm sóc cháu nội chu đáo cho con trai yên lòng cống hiến. Cử nhân kinh tế Thắng đã làm tốt trong sáng tạo kỹ thuật công nghệ nung đốt gạch mà tích cực tham gia công tác đoàn thể, đặc biệt là đẩy mạnh các phong trào TĐYN trong tập thể phòng cũng như trong đơn vị. Thắng đã thực sự là cánh tay đắc lực của người cha và cả tập thể HĐQT trong quản lý SXKD thời kỳ hội nhập. Vốn hiền lành, vui vẻ, vị tha lại chịu khó học hỏi anh em, bè bạn nên Thắng luôn được các thế hệ CBCNV trong đơn vị quý mến.

 

Từ những thành tích đã đạt được trong 20 năm lao động, trong đó có 10 năm làm Trưởng phòng KH- KT, PNT đã được trao tặng nhiều danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng. Liên tục 5 năm (2005 – 2009) đạt CSTĐ cơ sở, năm 2007 được Tổng LĐLĐ Việt Nam tặng bằng lao động sáng tạo, năm 2009 được LĐLĐ tỉnh tặng danh hiệu “đoàn viên tiêu biểu xuất sắc giai đoạn 2005 – 2009. Đầu năm 2010 được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen, được cử tham dự Đại hội Thi đua yêu nước tỉnh Hoà Bình lần thứ III. Một vinh dự lớn đến với Thắng là được ĐHTĐYN tỉnh bầu chọn tham dự ĐHTĐYN toàn quốc lần thứ VIII. Phạm Ngọc Thắng thực sự là người con tiếp bước cha tôn vinh nghề làm gạch ngói ở tỉnh./.                                   

 

                                                                                                Vân Long

 

Các tin khác


Bí thư chi đoàn thu hàng trăm triệu đồng mỗi năm từ nuôi cá lồng

Qua tìm hiểu, anh Nguyễn Văn Lân, Bí thư chi đoàn tổ Vôi, phường Thái Bình, TP Hòa Bình đã tận dụng điều kiện tự nhiên sẵn có của quê hương, mạnh dạn đầu tư xây dựng mô hình nuôi cá lồng trên lòng hồ thủy điện Hòa Bình, trở thành tấm gương sáng về khởi nghiệp của thanh niên trên địa bàn.

Thoát nghèo từ mô hình nuôi ong và trồng bưởi đỏ

Tận dụng lợi thế đồi rừng, những năm qua, nông dân xã Tử Nê, huyện Tân Lạc đẩy mạnh phát triển kinh tế, trong đó có nghề nuôi ong lấy mật mang lại hiệu quả cao. Tiêu biểu là gia đình anh Bùi Văn Liêm ở xóm Cú. Với ưu thế nhà gần rừng có nhiều loại cây và các loại hoa rừng, tốt cho việc nuôi ong, anh Liêm đã tìm tòi, học hỏi qua các phương tiện thông tin đại chúng và các hộ nuôi ong trong vùng, từ đó đầu tư trên 50 tổ ong nuôi lấy mật.

Khởi nghiệp từ đặc sản quê hương

Nhận thấy quê hương có nhiều tiềm năng, thế mạnh để phát triển du lịch, anh Hà Công Hưng, Phó Bí thư Đoàn xã Mai Hịch (Mai Châu) bắt tay vào làm sản phẩm thịt gác bếp với mong muốn mang đặc sản của quê hương đến với du khách trong nước và quốc tế.

Bùi Đình Văn - gương sáng phát triển kinh tế

Trong những năm qua, phong trào đoàn viên, thanh niên vượt khó làm kinh tế được tuổi trẻ xã Lỗ Sơn, huyện Tân Lạc tích cực hưởng ứng. Ngày càng có nhiều đoàn viên, thanh niên bằng khát vọng vươn lên làm giàu, dám nghĩ, dám làm đi lên từ hai bàn tay trắng để trở thành những thanh niên tiêu biểu làm kinh tế giỏi của huyện.

Người phát triển nghề mây tre đan trên quê hương Mường Động

Từ một phụ nữ thuần nông, chị Nguyễn Thị Nhung ở xóm Quê Rù, xã Vĩnh Đồng (Kim Bôi) mạnh dạn về xuôi tìm hiểu và theo học làm mây tre đan với mong muốn chuyển đổi nghề, từng bước cải thiện sinh kế. Sau nhiều nỗ lực, chị trở thành người có tay nghề vững, được Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên (GDNN - GDTX) huyện mời về làm giáo viên thỉnh giảng. Quá trình giảng dạy chị vừa truyền nghề, vừa đứng ra làm đầu mối tiêu thụ sản phẩm cho học viên.

Người phụ nữ giàu lòng nhân ái

Bà Nguyễn Thị Nụ ở tiểu khu Thạch Lý, thị trấn Đà Bắc (Đà Bắc) được biết đến là người phụ nữ giản dị, giàu lòng nhân ái. Mặc dù kinh tế gia đình không dư giả nhưng với gần 10 năm làm công tác thiện nguyện cũng đủ nói lên tấm lòng nhân ái, sống có trách nhiệm, biết sẻ chia với những hoàn cảnh khó khăn của bà.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục