Chủ cơ sở sản xuất chổi chít Thanh Niên, xã Yên Mông, TPHB Trần Văn Điệp luôn mong muốn mở rộng quy mô sản xuất, tạo nhiều việc làm cho lao động nông thôn.

Chủ cơ sở sản xuất chổi chít Thanh Niên, xã Yên Mông, TPHB Trần Văn Điệp luôn mong muốn mở rộng quy mô sản xuất, tạo nhiều việc làm cho lao động nông thôn.

(HBĐT) - Bình quân mỗi tháng, xưởng sản xuất chổi chít của anh Trần Văn Điệp, ở xã Yên Mông (TPHB) xuất được từ 2,5-3 vạn chiếc chổi. Thị trường xuất khẩu ổn định đi Trung Quốc, Malaixia. Với giá bán từ 10.000 – 25.000 đồng/chiếc như hiện nay, mỗi năm doanh thu đạt gần 2 tỉ đồng, trừ chi ph,í anh thu về gần 100 triệu đồng.

 

Hiện tại, cơ sở sản xuất của anh đang thuê lại mặt bằng sản xuất là trụ sở của HTX nông nghiệp Khang Mời. Với diện tích mặt bằng khoảng 200 m2, gia đình anh Điệp đã đầu tư phát triển nghề làm chổi chít, qua đó, vừa làm giàu cho gia đình, vừa tạo việc làm cho nhiều người. Chúng tôi đến xưởng sản xuất chổi chít Thanh Niên và nhận thấy không khí làm việc của mọi người thật nhộn nhịp, người nhặt con, người khâu… Vừa thoăn thoắt móc sợi, em Bùi Thị Hường, 22 tuổi quê ở xã Tự Do, (Lạc Sơn) vui vẻ cho biết: Em mới làm ở đây được vài tháng. Ở quê nghèo, chỉ dựa vào nông nghiệp, được người quen giới thiệu, em đến đây xin học việc, chỉ học 2 ngày là biết việc, em làm ở công đoạn móc sợi, bình quân móc được 200 cái/ngày, thu nhập 30.000 đồng/ngày.

 

Anh Điệp cho biết, đa số người nông dân đều có suy nghĩ an phận và anh cũng không ngoại lệ. Trước khi đến với nghề, anh là Phó chủ nhiệm HTX Yên Hòa. Anh Điệp và gia đình đến với nghề làm chổi chít rất tình cờ. Tháng 6/2006, phòng LĐ-TB&XH thành phố và Trung tâm khuyến khích phát triển kinh tế TPHB phối hợp với Hội phụ nữ xã Yên Mông tổ chức lớp dạy nghề chổi chít cho 35 hội viên, anh Điệp được giao nhiệm vụ quản lý lớp. Khi lớp học kết thúc, anh đã mạnh dạn bàn với vợ huy động vốn tiếp nhận số học viên vừa được đào tạo thành lập cơ sở sản xuất chổi chít Thanh Niên. Ở trong tỉnh nghề chổi chít đã phát triển từ lâu, nhiều hộ gia đình ở khu vực TP hoặc các huyện Kỳ Sơn, Lương Sơn đã làm giàu từ nghề chổi chít. Thấy mọi người làm được, anh cũng thử sức. Qua tìm hiểu, thực tiễn được xem các công đoạn sản xuất chổi anh, nhận thấy công việc làm chổi chít cũng đơn giản, dễ áp dụng. Ý định mở xưởng sản xuất chổi cũng đến với anh từ đó.

 

Thời gian đầu, do vốn ít khoảng 80 triệu đồng, anh mới làm với quy mô nhỏ, sản phẩm chưa đạt chất lượng, giá nguyên vật liệu cao, đầu ra không ổn định. Năm 2007, anh được vay vốn 120 giải quyết việc làm từ Ngân hàng CSXH với số tiền 100 triệu đồng đầu tư vào mua nguyên liệu, mở rộng quy mô sản xuất. Anh hợp tác với một số Công ty chổi chít có uy tín, tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm. Hiện thị trường tiêu thụ của anh khá ổn định, sản phẩm được xuất đi thị trường Trung Quốc và Malaixia. Thời gian đầu, bình quân một tháng xuất được 2 vạn sản phẩm, đến nay, xuất từ 2,5-3 vạn sản phẩm. Sản phẩm được làm theo đơn đặt hàng, đối tác gửi mẫu qua mạng, trên cơ sở đó xây dựng giá thành sản phẩm, giá bình quân từ 7.000 -25.000 đồng. Hiện tại cơ sở của anh tạo việc làm ổn định cho 30 lao động địa phương theo hình thức khoán sản phẩm với mức thu nhập bình quân từ 1,7-2 triệu đồng/người/tháng. Có thời điểm đơn đặt hàng nhiều, anh huy động từ 70-80 lao động thời vụ làm theo công đoạn. Bình quân một năm, cơ sở của anh tiêu thụ từ 60-70 tấn nguyên liệu. Như vậy, mỗi năm, doanh thu đạt gần 2 tỉ đồng, trừ chi phí, anh thu được gần 100 triệu đồng. Hiện nay, anh đang liên kết với anh em, bạn bè mở thêm 3 chi nhánh sản xuất ở Yên Bái, Phú Thọ và huyện Mai Châu.

 

Gần 5 năm gắn bó với nghề, số lượng chổi chít anh làm ra cũng tăng lên theo từng năm. Dù xưởng sản xuất rất phát triển, song anh vẫn luôn băn khoăn về mở rộng diện tích nhà xưởng. “Mặc dù là nghề tự phát của gia đình nhưng chính quyền cũng đã quan tâm, tạo điều kiện tốt nhất để mở rộng cơ sở, phát triển sản xuất. Nghề làm chổi chít phù hợp với nông thôn, không cần bằng cấp, có thể làm bán thời gian lại tận dụng được nhân công mà đầu ra lại ổn định. Tôi đang tính xem thuê địa điểm ở đâu để mở rộng quy mô hơn nữa, mình cũng tăng thu nhập, bà con lại có việc làm” – Anh Điệp chia sẻ.

 

                                                   Đinh Thắng

 

 

Các tin khác


Người phát triển nghề mây tre đan trên quê hương Mường Động

Từ một phụ nữ thuần nông, chị Nguyễn Thị Nhung ở xóm Quê Rù, xã Vĩnh Đồng (Kim Bôi) mạnh dạn về xuôi tìm hiểu và theo học làm mây tre đan với mong muốn chuyển đổi nghề, từng bước cải thiện sinh kế. Sau nhiều nỗ lực, chị trở thành người có tay nghề vững, được Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên (GDNN - GDTX) huyện mời về làm giáo viên thỉnh giảng. Quá trình giảng dạy chị vừa truyền nghề, vừa đứng ra làm đầu mối tiêu thụ sản phẩm cho học viên.

Người phụ nữ giàu lòng nhân ái

Bà Nguyễn Thị Nụ ở tiểu khu Thạch Lý, thị trấn Đà Bắc (Đà Bắc) được biết đến là người phụ nữ giản dị, giàu lòng nhân ái. Mặc dù kinh tế gia đình không dư giả nhưng với gần 10 năm làm công tác thiện nguyện cũng đủ nói lên tấm lòng nhân ái, sống có trách nhiệm, biết sẻ chia với những hoàn cảnh khó khăn của bà.

Đại úy Công an xã nhiệt huyết, tận tụy với công việc

Năng nổ, nhiệt huyết, tận tụy trong công tác chuyên môn và công tác đoàn, đó là cảm nhận của nhiều người khi tiếp xúc với Đại úy Nguyễn Thành Nam, cán bộ Công an xã, Phó Bí thư kiêm nhiệm Đoàn Thanh niên xã Cao Dương (Lương Sơn).

Gặp Nghệ nhân Ưu tú tâm huyết sưu tầm, phục dựng và bảo tồn văn hoá dân tộc

Nhiều lần gặp anh trong các sự kiện văn hóa của tỉnh, của huyện và ở khu dân cư Vôi, thị trấn Ba Hàng Đồi (Lạc Thủy) với vai trò biên đạo các tiết mục văn nghệ. Gần đây nhất, anh trực tiếp biểu diễn tại Lễ khai hội chùa Tiên năm 2024, xã Phú Nghĩa... Nghệ nhân Ưu tú trẻ tuổi Nguyễn Mạnh Tuấn luôn để lại cho chúng tôi ấn tượng về một nghệ sỹ vui vẻ, tâm huyết, tài năng, có nhiều đóng góp trong sưu tầm, phục dựng và bảo tồn các giá trị văn hóa dân tộc.

Gương sáng phát triển kinh tế và hoạt động thiện nguyện ở xã Yên Trị

Không chỉ điển hình trong lao động sản xuất, ông Nguyễn Thế Hùng, xóm Á Đồng, xã Yên Trị (Yên Thuỷ) còn được biết đến là người năng nổ, nhiệt tình, tích cực trong các hoạt động xã hội, là tấm gương sáng trong phát triển kinh tế và hoạt động thiện nguyện.

Phó Bí thư chi đoàn làm kinh tế giỏi

Những năm gần đây, với phong trào thanh niên lập thân, lập nghiệp, xã Tân Thành (Mai Châu) đã xuất hiện nhiều tấm gương thanh niên dám nghĩ, dám làm, tích cực lao động sản xuất, làm giàu chính đáng, góp sức xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp. Trong đó, Phó Bí thư chi đoàn xóm Chiêng Lường Văn Hân là tấm gương thanh niên nông thôn tiêu biểu làm giàu trên mảnh đất quê hương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục