Chị Vì Thị Oanh tự hào giới thiệu với những sản phẩm độc đáo của HTX dệt thổ cẩm Chiềng Châu khi tham gia triển lãm các sản phẩm nổi bật của ngành NN&PTNT tỉnh Hòa Bình năm 2015.

Chị Vì Thị Oanh tự hào giới thiệu với những sản phẩm độc đáo của HTX dệt thổ cẩm Chiềng Châu khi tham gia triển lãm các sản phẩm nổi bật của ngành NN&PTNT tỉnh Hòa Bình năm 2015.

(HBĐT) - Mang trong mình tình yêu và niềm tự hào sâu sắc đối với nghề dệt thổ cẩm truyền thống của dân tộc, chị Vì Thị Oanh – Phó Chủ nhiệm Hợp tác xã dệt thổ cẩm Chiềng Châu (huyện Mai Châu) đã tìm được những trái tim đồng điệu khi tham gia dự án “Nâng cao năng lực phát triển ngành nghề nông thôn, phục vụ phát triển kinh tế xã hội ở nông thôn tỉnh Hòa Bình”. Từ năm 2009, chị Oanh và các xã viên HTX dệt thổ cẩm Chiềng Châu đã cùng nhau dành trọn tâm huyết cho việc khôi phục và phát triển nghề dệt thổ cẩm dân tộc Thái Mai Châu. Đến nay, tâm huyết của họ đã tạo ra những lan tỏa đẹp đẽ...

           

Trong khuôn khổ dự án “Nâng cao năng lực phát triển ngành nghề nông thôn, phục vụ phát triển kinh tế xã hội ở nông thôn tỉnh Hòa Bình” do tổ chức JICA (Nhật Bản) tài trợ, Sở NN&PTNT đã khảo sát và lựa chọn xã Chiềng Châu làm mô hình điểm để đầu tư, hỗ trợ cho người dân nơi đây phát triển nghề dệt thổ cẩm kết hợp gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc. Dự án được thực hiện trong ba năm từ 2009 đến 2011. Theo đó, năm 2009, HTX dệt thổ cẩm Chiềng Châu được thành lập gồm 33 xã viên, Ban chủ nhiệm gồm 3 thành viên, chị Vì Thị Oanh được bầu làm Phó chủ nhiệm HTX.

           

Cùng chung một tình yêu và niềm tự hào sâu sắc đối với nghề dệt thổ cẩm của dân tộc, chị Vì Thị Oanh và các xã viên HTX dệt thổ cẩm Chiềng Châu – những người phụ nữ dân tộc Thái Mai Châu đã dành nhiều tâm huyết cho việc khôi phục và phát triển nghề dệt thổ cẩm truyền thống. Vốn đã có từ lâu đời, nhưng xưa kia, nghề dệt thổ cẩm của dân tộc Thái Mai Châu chỉ bó hẹp trong phạm vi tự cung, tự cấp, sản phẩm làm ra chủ yếu phục vụ sinh hoạt gia đình. Về sau, cùng với sự phát triển của ngành du lịch, cái tên Mai Châu gắn liền với những hoa văn tinh tế, đậm đà bản sắc của thổ cẩm dân tộc Thái nơi đây ngày càng tạo được sức hút mạnh mẽ đối với du khách thập phương. Các sản phẩm từ nghề dệt thổ cẩm dần có mặt nhiều hơn trên thị trường, trở thành sản phẩm du lịch độc đáo và thực sự tiêu biểu cho vùng đất du lịch Mai Châu.

           

Chị Vì Thị Oanh chia sẻ: Để phát triển nghề dệt thổ cẩm truyền thống của dân tộc mình, chúng tôi xác định hạt nhân quan trọng là HTX dệt thổ cẩm Chiềng Châu. Chính vì vậy, khi tham gia HTX, tôi và các chị em xã viên đã không ngừng tìm tòi, sáng tạo, kế thừa và phát huy những tinh túy của nghề dệt thổ cẩm cổ truyền để tạo ra những sản phẩm mới vừa mang đậm nét văn hóa truyền thống của dân tộc vừa mang tính hiện đại, phù hợp với xu hướng. Các sản phẩm do HTX sản xuất khá đa dạng, điển hình như các loại quà lưu niệm, khăn dệt, túi xách, giầy dép, đồng hồ treo tường, búp bê, thú nhồi bông… Hiện tại, HTX đang sản xuất và kinh doanh theo đơn đặt hàng của khách hàng. Sản phẩm tiêu thụ chủ yếu tại các cửa hàng trưng bày sản phẩm ở bản Lác (Mai Châu), Hà Nội, Nghệ An, thành phố Hồ Chí Minh… Nếu như năm 2011, doanh thu của HTX đạt trên 500 triệu đồng/năm thì đến năm 2015 ước đạt trên 2 tỷ đồng. Hoạt động của HTX đã tạo được việc làm ổn định cho 30 xã viên HTX, ngoài ra còn có hơn 20 hội viên phụ nữ khác không phải là xã viên HTX cũng thường xuyên nhận hàng về nhà để tranh thủ làm thêm những lúc nông nhàn và nâng cao thu nhập.

 

Là Phó chủ nhiệm HTX, chị Vì Thị Oanh luôn ý thức được vai trò, trách nhiệm của mình. Bản thân chị luôn không ngừng tìm tòi, học hỏi để sáng tạo ra những sản phẩm được thị trường đón nhận. Chị là người trực tiếp giao dịch ký kết các hợp đồng cung cấp hàng, là người tìm kiếm đối tác bao tiêu sản phẩm ổn định cho HTX, là người trực tiếp tính toán lập kế hoạch đầu tư vốn, mua nguyên vật liệu về cho chị em xã viên dệt, đồng thời cũng đóng vai trò là nhân tố tích cực nhất trong nỗ lực xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm của HTX dệt thổ cẩm Chiềng Châu. Để làm tốt tất cả những công việc đó, từ năm 2009 đến nay, chị Vì Thị Oanh đã tích cực tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật chuyển giao công nghệ sản xuất sản phẩm mới, kỹ thuật nhuộm màu tự nhiên, hoạt động marketing, tham gia các hội chợ triển lãm, hội chợ thương mại tổ chức ở các tỉnh, thành trên mọi miền tổ quốc… Thông qua các hoạt động đó, chị Vì Thị Oanh đã dành trọn tâm huyết của mình để biến quyết tâm thành hiện thực: Phát triển nghề dệt thổ cẩm truyền thống của dân tộc Thái Mai Châu.

 

 

 

                                                                                   Thu Trang

 

 

 

 

Các tin khác


Nữ bác sỹ tâm huyết với nghề

Từ một y sĩ khi mới bước vào nghề, trải qua 30 năm rèn luyện, phấn đấu không ngừng nghỉ, bác sỹ Trần Thị Hường, Trạm trưởng Trạm y tế xã Đú Sáng (Kim Bôi) luôn nỗ lực nâng cao chuyên môn, trau dồi kiến thức, tận tâm với công việc, hết lòng vì người bệnh.

Người bảo tồn đặc sản trên rừng

Sinh ra và lớn lên ở xã Thung Nai, huyện Cao Phong, anh Bùi Văn Huyển gắn bó với rừng. Ngày bé anh đã biết đến con don. Đây là động vật đặc sản sống trong hang đá, có giá trị kinh tế cao, thịt của chúng thơm ngon, bổ dưỡng. Mỗi lần bắt được chúng phải rất kỳ công. Sau thời gian, số lượng don tự nhiên ngày một ít đi. Trong khi đó, nhu cầu của các nhà hàng về loài này rất lớn nhưng việc săn bắt ngoài tự nhiên là phạm pháp.

Hội viên nông dân 8X sản xuất, kinh doanh giỏi

Với sự cố gắng, nỗ lực, anh Đinh Văn Tằng, sinh năm 1984, hội viên nông dân xóm Vố Dấp, xã Hữu Lợi, huyện Yên Thủy không ngừng tìm tòi, học hỏi, mạnh dạn mở xưởng đóng gỗ pallet, từ đó phát triển kinh tế gia đình, tạo việc làm cho 20 lao động địa phương. Năm 2023, anh được Chủ tịch UBND tỉnh tặng bằng khen hộ sản xuất, kinh doanh giỏi giai đoạn 2021 - 2023.

Anh Bùi Văn Tiến làm giàu nhờ mô hình nuôi bò thịt

Sau khi tham quan, học tập một số mô hình chăn nuôi ở các địa phương, kết hợp tìm hiểu thông tin trên sách, báo, internet, anh Bùi Văn Tiến, thôn Liên Phú, xã Thống Nhất (Lạc Thủy) quyết định đầu tư xây dựng chuồng trại nuôi bò thịt, đem lại thu nhập trên 300 triệu đồng/năm.

Nữ Bí thư Đoàn năng động, sáng tạo

Với kinh nghiệm nhiều năm tham gia công tác đoàn và được tín nhiệm ở chức danh Bí thư Đoàn Thanh niên huyện Lạc Sơn, chị Phan Thị Hồng Vân (sinh năm 1994) luôn năng động, sáng tạo triển khai nhiều phần việc hữu ích cho cộng đồng, thu hút được đông đảo đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) hưởng ứng. Những đóng góp tích cực đó đã được các cấp ghi nhận, cuối năm 2023, chị Phan Thị Hồng Vân vinh dự được Hội LHTN Việt Nam trao giải thưởng "15 tháng 10”.

Gương sáng bảo tồn di sản văn hoá dân tộc

Từ niềm đam mê với nghệ thuật dân tộc, Nghệ nhân Ưu tú Nguyễn Mạnh Tuấn ở khu Vôi, thị trấn Ba Hàng Đồi (Lạc Thuỷ) đã và đang dành tình yêu, tâm huyết để bảo tồn di sản văn hoá dân tộc, xây dựng nên không gian văn hoá Mường quý giá với trên 2.000 sản phẩm - là những vật dụng trong đời sống của đồng bào dân tộc Mường.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục