Những năm qua, Hội LHPN huyện Lạc Sơn đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ nhằm hỗ trợ, tạo điều kiện cho hội viên, phụ nữ (HVPN) phát triển kinh tế gia đình. Qua đó, góp phần thực hiện hiệu quả chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển KT-XH và xây dựng nông thôn mới (NTM) của địa phương.


Bổi sinh hoạt, giao lưu của các nhóm sinh kế Dự án Care tại xã Miền Đồi (Lạc Sơn).

Chị Bùi Thị Thạo, xã Miềm Đồi chia sẻ: Được tham gia nhóm sinh kế của Dự án Care phối hợp cùng Hội LHPN thực hiện tại địa phương, ngoài được hỗ trợ vốn để đầu tư phát triển kinh tế gia đình, tôi cùng các thành viên của các mô hình sinh kế khác tại địa phương được tham gia các lớp tập huấn về: "Nâng cao năng lực cho thành viên ban quản lý mô hình sinh kế” và "Hướng dẫn quản lý tài chính”. Từ đó, tôi đã có thêm kiến thức, kinh nghiệm; được học hỏi để phát triển kinh tế, cải thiện cuộc sống gia đình nói riêng và góp phần vào sự phát triển của cộng đồng.

Đồng chí Bùi Thị Ngợi, Chủ tịch Hội LHPN huyện Lạc Sơn cho biết: Trong thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững, Hội LHPN huyện luôn xác định sinh kế là vấn đề cốt lõi, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả và tính bền vững của công tác giảm nghèo. Đây là một trong những điểm mới của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025. Nhận thức vấn đề này, Hội LHPN huyện đã chủ động xây dựng kế hoạch và triển khai các hoạt động với nhiều hình thức, giải pháp sáng tạo, hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, giúp chị em vươn lên thoát nghèo, xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc, tiến bộ, văn minh.


Ngay từ đầu năm, Hội LHPN huyện đã xây dựng kế hoạch giúp đỡ hộ nghèo, cận nghèo do phụ nữ làm chủ hộ và chỉ đạo đến cơ sở tổ chức thực hiện. Theo đó, việc chỉ đạo, lựa chọn và khuyến khích các xã thực hiện các dự án là một giải pháp tích cực, hiệu quả; tạo được hiệu ứng, tăng cường kỹ năng cho cán bộ, hội viên phụ nữ trong phát triển chung.

Các dự án tiêu biểu được thực hiện trong thời gian qua là Dự án 8 - "Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em”. Hội LHPN huyện đã tổ chức 28 lớp tập huấn cho 1.752 học viên; phối hợp Hội LHPN tỉnh tổ chức điểm Hội nghị đối thoại chính sách cấp xã và cụm thôn, bản tại xóm Chiềng Vang 1, xã Tân Lập; tổ chức 21 hội nghị đối thoại chính sách cấp xã và cụm thôn bản tại 18 xã thực hiện dự án; phối hợp Hội LHPN tỉnh tổ chức Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm giải pháp nâng cao chất lượng mô hình câu lạc bộ thủ lĩnh của sự thay đổi và mô hình địa chỉ an toàn tại cộng đồng...

Dự án "Nâng cao quyền năng cho phụ nữ thông qua tiếp cận Luật An ninh mạng và Luật Hôn nhân và gia đình” (Dự án Jiff) đã đem lại hiệu quả thiết thực, góp phần giải quyết các vấn đề mang tính cấp thiết và có biện pháp ứng phó giảm thiểu các rủi ro cho phụ nữ vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Dự án cũng nhằm nâng cao nhận thức về Luật An ninh mạng, Luật Hôn nhân và gia đình, từ đó nâng cao quyền năng cho phụ nữ, đặc biệt là quyền quyết định trong gia đình và quyền năng kinh tế thông qua việc sử dụng môi trường mạng an toàn, lành mạnh, hiệu quả.

Dự án "Cải thiện chất lượng cuộc sống của các cộng đồng đặc biệt khó khăn tại huyện Đà Bắc và huyện Lạc Sơn, tỉnh Hoà Bình” (Care) do Tổ chức Care Quốc tế tại Việt Nam tài trợ. Tại 10 xóm trên địa bàn 2 xã Miền Đồi, Quyết Thắng đã thành lập 10 nhóm sinh kế với hơn 200 thành viên tham gia, trong đó đa phần là phụ nữ. Sau khi các nhóm xác định được nhu cầu và lựa chọn mô hình phù hợp, Dự án Care phối hợp cùng Hội LHPN tỉnh trao 1 tỷ đồng để các nhóm có nguồn vốn triển khai hoạt động sinh kế. 

Bên cạnh đó, Hội LHPN cũng tăng cường phối hợp các ban, ngành, địa phương hỗ trợ tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật; tập trung xây dựng tổ hợp tác, hợp tác xã do phụ nữ làm chủ; tập trung hỗ trợ sản phẩm kết nối với thị trường, đưa sản phẩm lên sàn thương mại điện tử; hỗ trợ xây dựng bao bì, nhãn mác, vốn vay từ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện để phát triển, nhân rộng mô hình, tạo việc làm cho hội viên... Hiện, Hội LHPN huyện nhận uỷ thác 12 chương trình tín dụng với tổng số dư nợ trên 174,5 tỷ đồng, 4.524 thành viên vay, 117 tổ vay vốn. 

Những hoạt động đa dạng, phong phú của các cấp Hội LHPN trên địa bàn huyện Lạc Sơn góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho gia đình hội viên, đóng góp vào phát triển KT-XH địa phương.


Hồng Duyên

Các tin khác


Huyện Tân Lạc đổi thay vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Trong những năm qua, đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) trên địa bàn huyện Tân Lạc được hưởng lợi từ các chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG). Từ đó, bộ mặt nông thôn có nhiều đổi thay, cơ sở hạ tầng được đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH), nâng cao đời sống vùng ĐBDTTS trong huyện.

Bảo tồn và phát triển nghề truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số

Việc bảo tồn và phát huy giá trị các làng nghề thủ công truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS) trong tỉnh có vai trò quan trọng, không chỉ tạo việc làm, tăng thu nhập, mà còn giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Huyện Lạc Sơn: Trên 54 tỷ đồng giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt

Theo UBND huyện Lạc Sơn, từ năm 2021 đến nay, huyện được giao 54,252 tỷ đồng thực hiện Dự án 1 - Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) để giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt. Trong đó, ngân sách trung ương hơn 47,1 tỷ đồng, vốn vay Ngân hàng Chính sách xã hội hơn 7 tỷ đồng. Kết quả giải ngân đối với nguồn ngân sách trung ương là hơn 24,4 tỷ đồng, đạt 51,7 %; vốn vay Ngân hàng Chính sách xã hội huyện hơn 7 tỷ đồng.

Huyện Cao Phong giải ngân trên 15 tỷ đồng đầu tư hạ tầng thiết yếu vùng dân tộc thiểu số

Theo UBND huyện Cao Phong, thực hiện Tiểu dự án 1 (Dự án 4) Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế -  xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, từ năm 2022 đến nay, huyện được giao tổng số vốn hơn 50,1 tỷ đồng để đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng.

Giữ gìn và phát huy các môn thể thao dân tộc

Hòa Bình là tỉnh có hơn 74% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số. Mỗi dân tộc đều có nét văn hóa truyền thống độc đáo riêng và được thể hiện ở nhiều lĩnh vực trong đời sống, trong đó có các môn thể thao. 

Thanh niên dân tộc thiểu số lập nghiệp với vốn ưu đãi

Nhờ được vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đã giúp không ít đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) người dân tộc thiểu số (DTTS) hiện thực ước mơ lập nghiệp, làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục