Với sự quan tâm, đầu tư của Đảng, Nhà nước, đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) ở xã đặc biệt khó khăn Tân Minh (Đà Bắc) đã có những sự chuyển mình tích cực.


Hạ tầng giao thông được đầu tư ngày càng đồng bộ, tạo điều kiện để người dân xã Tân Minh (Đà Bắc) vượt khó, vươn lên. 


Người dân xóm Cò Phày, xã Tân Minh (Đà Bắc) phát triển chăn nuôi gia súc để khai thác tiềm năng, lợi thế nâng cao thu nhập. 

Xã Tân Minh có tuyến đường 433 chạy qua với chiều dài 18 km. Đây là xã có địa hình phần đa là đồi núi cao, độ dốc lớn khá hiểm trở, bị chia cắt bởi nhiều con suối. Đây là nơi sinh sống của đa số bà con đồng bào DTTS với 5 dân tộc cùng sinh sống: Tày (chiếm 80%), Dao (chiếm 15%), Mường (chiếm 3%), còn lại 2% là dân tộc Thái và dân tộc Kinh. Với những đặc điểm về dân số, địa lý như vậy, Tân Minh thuộc diện đặc biệt khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo còn khá cao. Tuy nhiên, nhờ triển khai hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) như: xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững, phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi, ngày nay bộ mặt nông thôn của Tân Minh đã đổi thay nhiều.

Điện, đường, trường học, trạm y tế là 4 trong 12 tiêu chí mà xã Tân Minh đã đạt được trong thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới. Với những hạ tầng thiết yếu đó được đầu tư đã tạo đòn bẩy để người dân Tân Minh vượt khó.

Đến Diều Luông - một xóm cách xa trung tâm xã vốn thuộc diện "thâm sơn, cùng cốc” mới thấy được sự đổi thay ở nơi này. Xóm có trên 80 hộ dân người Tày, trước đây đều thuộc diện hộ nghèo. Diều Luông hôm nay đã là một bản làng bình yên được bao phủ bởi sắc xanh ấm no của những đồi keo, bồ đề.

Ông Lường Văn Hưng, người dân xóm Diều Luông chia sẻ: Từ khi triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới, những khó khăn của xóm dần được tháo gỡ. Đường giao thông được đổ bê tông, điện lưới quốc gia được kéo đến tận các hộ. Nhờ đó mà tiêu thụ nông sản thuận lợi, bà con được tiếp cận các kiến thức khoa học kỹ thuật qua đài, báo, ti vi để áp dụng vào sản xuất.

Cụ Lò Văn Quyết (80 tuổi), người có uy tín xóm Diều Luông bộc bạch: Những năm qua, bà con được quan tâm nhiều, từ đầu tư đường, điện, rồi cho vay vốn ưu đãi để phát triển kinh tế. Do đó, khoảng 10 năm trở lại đây, đời sống của bà con đã thay đổi. Nhà cửa trong xóm đa số đã được xây dựng khang trang, đường đi thuận lợi, bà con cũng mạnh dạn hơn trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để cải thiện thu nhập, thoát nghèo bền vững.

Không chỉ ở Diều Luông, hệ thống đường giao thông đến các xóm trên địa bàn xã Tân Minh được đầu tư cơ bản đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân. Toàn xã đã làm được trên 11 km đường giao thông liên xóm với tổng giá trị 35 tỷ đồng. Hiện nay, xã tiếp tục triển khai các chương trình, dự án về đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ đa dạng sinh kế cho người dân. Trong đó đang triển khác duy tu, sửa chữa công trình nước sinh hoạt, mương bai dẫn nước tại các xóm. Bên cạnh đó là các dự án hỗ trợ đa dạng sinh kế như: nuôi dê, lợn bản địa; hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo.

Hết năm 2023, thu nhập bình quân trên địa bàn xã Tân Minh đạt 30,7 triệu đồng/người, dự kiến đến hết năm 2024 đạt 32 triệu đồng. Đồng chí Quách Công Khang, Chủ tịch UBND xã Tân Minh cho biết: Để tiếp tục nâng cao thu nhập, giảm tỷ lệ hộ nghèo, xã Tân Minh chú trọng triển khai một số dự án sản xuất nông nghiệp hàng hóa, thực hiện có hiệu quả các nguồn vốn hỗ trợ sản xuất từ nguồn vốn hỗ trợ của các cấp. Nâng cao hiệu quả kinh tế lâm nghiệp, phát triển và nhân rộng các mô hình tổ hợp tác, hợp tác xã theo hướng liên kết sản xuất hàng hóa chuỗi giá trị, tạo thu nhập ổn định.


Viết Đào

Các tin khác


Bảo tồn và phát triển nghề truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số

Việc bảo tồn và phát huy giá trị các làng nghề thủ công truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS) trong tỉnh có vai trò quan trọng, không chỉ tạo việc làm, tăng thu nhập, mà còn giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Huyện Lạc Sơn: Trên 54 tỷ đồng giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt

Theo UBND huyện Lạc Sơn, từ năm 2021 đến nay, huyện được giao 54,252 tỷ đồng thực hiện Dự án 1 - Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) để giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt. Trong đó, ngân sách trung ương hơn 47,1 tỷ đồng, vốn vay Ngân hàng Chính sách xã hội hơn 7 tỷ đồng. Kết quả giải ngân đối với nguồn ngân sách trung ương là hơn 24,4 tỷ đồng, đạt 51,7 %; vốn vay Ngân hàng Chính sách xã hội huyện hơn 7 tỷ đồng.

Huyện Cao Phong giải ngân trên 15 tỷ đồng đầu tư hạ tầng thiết yếu vùng dân tộc thiểu số

Theo UBND huyện Cao Phong, thực hiện Tiểu dự án 1 (Dự án 4) Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế -  xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, từ năm 2022 đến nay, huyện được giao tổng số vốn hơn 50,1 tỷ đồng để đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng.

Giữ gìn và phát huy các môn thể thao dân tộc

Hòa Bình là tỉnh có hơn 74% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số. Mỗi dân tộc đều có nét văn hóa truyền thống độc đáo riêng và được thể hiện ở nhiều lĩnh vực trong đời sống, trong đó có các môn thể thao. 

Thanh niên dân tộc thiểu số lập nghiệp với vốn ưu đãi

Nhờ được vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đã giúp không ít đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) người dân tộc thiểu số (DTTS) hiện thực ước mơ lập nghiệp, làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.

Huyện Kim Bôi chăm lo cải thiện đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Việc thực hiện các chính sách dân tộc ở huyện Kim Bôi góp phần quan trọng cải thiện và nâng cao chất lượng đời sống người dân, tăng cường khối đoàn kết, thống nhất để xây dựng quê hương ngày càng phát triển.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục