Theo UBND huyện Kim Bôi, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2025, huyện đã huy động trên 375 tỷ đồng để thực hiện các nội dung thành phần, các tiểu dự án, dự án.


Bà con dân tộc Dao xóm Bà Rà, xã Hùng Sơn (Kim Bôi) trồng chè đem lại hiệu quả kinh tế cao. 

Trong đó, ngân sách trung ương hơn 270 tỷ đồng, gồm: gần 154,7 tỷ đồng vốn đầu tư và trên 115,4 tỷ đồng vốn sự nghiệp; ngân sách địa phương đối ứng bằng công trình 12,5 tỷ đồng; vốn lồng ghép từ Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới gần 97,5 tỷ đồng; vốn vay Ngân hàng Chính sách xã hội 1 tỷ đồng; vốn do người dân đóng góp gần 4,1 tỷ đồng.

Đến nay, huyện đã giải ngân, nghiệm thu, thanh quyết toán xong 48/51 công trình năm 2022-2023, còn 3 công trình đang thi công. Đối với công trình giao cho UBND các xã làm chủ đầu tư thực hiện theo cơ chế đặc thù theo Nghị định số 27/2022/NĐ-CP, ngày 19/4/2022 của Chính phủ, 10/10 công trình đã nghiệm thu, thanh toán, quyết toán xong. năm 2024 khởi công mới 54 công trình, hiện đang lập dự án 1 công trình thực hiện 2 bước, 53 công trình đang thực hiện công tác đấu thầu.

Đối với nguồn vốn sự nghiệp, các cơ quan, đơn vị, UBND các xã, thị trấn được giao vốn xây dựng kế hoạch, dự toán, dự án, phương án sản xuất trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt. Công tác thanh toán, quyết toán đảm bảo theo quy định của pháp luật.

Thông qua các chương trình, dự án, kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, nhất là tại các thôn, xã đặc biệt khó khăn thay đổi rõ rệt. Tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện giai đoạn 2021 - 2023 theo chuẩn nghèo đa chiều giảm từ 21,03% (năm 2021) xuống còn 12,28% (năm 2023).


P.V

Các tin khác


Huyện Lạc Sơn: Trên 54 tỷ đồng giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt

Theo UBND huyện Lạc Sơn, từ năm 2021 đến nay, huyện được giao 54,252 tỷ đồng thực hiện Dự án 1 - Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) để giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt. Trong đó, ngân sách trung ương hơn 47,1 tỷ đồng, vốn vay Ngân hàng Chính sách xã hội hơn 7 tỷ đồng. Kết quả giải ngân đối với nguồn ngân sách trung ương là hơn 24,4 tỷ đồng, đạt 51,7 %; vốn vay Ngân hàng Chính sách xã hội huyện hơn 7 tỷ đồng.

Huyện Cao Phong giải ngân trên 15 tỷ đồng đầu tư hạ tầng thiết yếu vùng dân tộc thiểu số

Theo UBND huyện Cao Phong, thực hiện Tiểu dự án 1 (Dự án 4) Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế -  xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, từ năm 2022 đến nay, huyện được giao tổng số vốn hơn 50,1 tỷ đồng để đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng.

Giữ gìn và phát huy các môn thể thao dân tộc

Hòa Bình là tỉnh có hơn 74% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số. Mỗi dân tộc đều có nét văn hóa truyền thống độc đáo riêng và được thể hiện ở nhiều lĩnh vực trong đời sống, trong đó có các môn thể thao. 

Thanh niên dân tộc thiểu số lập nghiệp với vốn ưu đãi

Nhờ được vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đã giúp không ít đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) người dân tộc thiểu số (DTTS) hiện thực ước mơ lập nghiệp, làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.

Huyện Kim Bôi chăm lo cải thiện đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Việc thực hiện các chính sách dân tộc ở huyện Kim Bôi góp phần quan trọng cải thiện và nâng cao chất lượng đời sống người dân, tăng cường khối đoàn kết, thống nhất để xây dựng quê hương ngày càng phát triển.

Đổi thay vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Nhiều năm qua, tỉnh Hòa Bình đã lồng ghép hiệu quả các chính sách dân tộc gắn với xây dựng nông thôn mới (NTM) làm đổi thay diện mạo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục