Bản Dao Suối Rèo, xã Vĩnh Tiến (Kim Bôi) có 84 hộ, 426 nhân khẩu, 100% là đồng bào dân tộc Dao quần chẹt sinh sống với 3 dòng họ chính là Triệu, Lý, Phùng. Nhờ những chính sách ưu tiên đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, cuộc sống của bà con đổi thay rõ rệt.


Người dân bản Dao Suối Rèo, Vĩnh Tiến (Kim Bôi) phát triển chăn nuôi nâng cao thu nhập.

10 năm trở trước, Suối Rèo là bản đặc biệt khó khăn. Mặc dù cách trung tâm xã chỉ khoảng 3 km nhưng phải mất cả giờ đi xe máy mới ra tới trung tâm xã do đường đất cheo leo bên sườn núi, lầy lội và nhỏ hẹp. Ước mơ của bản là có con đường để có cơ hội phát triển. Năm 2012, Suối Rèo được hưởng lợi từ Chương trình 135, được đầu tư làm đường giao thông cứng hoá 1 km từ Vó Cối lên xóm.

Phát huy lợi thế đồi rừng, người dân Suối Rèo xác định trồng bương mang lại hiệu quả thiết thực nên nhân rộng diện tích, trở thành cây chủ lực trong phát triển kinh tế với trên 100 ha, thu hoạch trên 200 tấn măng/năm. Nhiều hộ khá lên nhờ phát triển cây bương hàng hóa. Hiện nay, Suối Rèo có 3 tổ thu mua măng, giải quyết tốt hơn vấn đề đầu ra. Ngoài lấy măng, thân và lá bương cũng tạo nguồn thu thương phẩm không nhỏ. Thu nhập bình quân từ bán măng 20 - 30 triệu đồng/năm/hộ, đời sống của người dân thay đổi tích cực.

Sau khi con đường nối bản với trung tâm xã được hoàn thành, gia đình anh Triệu Văn Cơ đã mua xe tải chuyên thu mua nông sản, cây keo, làm dịch vụ vận chuyển tại địa phương và các vùng lân cận. Nhờ đó, kinh tế gia đình ổn định, có của ăn, của để, xây nhà 2 tầng khang trang, hiện đại.

Đến nay, hệ thống cơ sở vật chất điện, đường, trường, trạm được đầu tư cải tạo, cơ bản đáp ứng nhu cầu của bà con trong bản. T​​​​​rên 80% đường giao thông trong bản được đổ bê tông, đi lại thuận tiện, giao thương thông suốt. Màu xanh của cây lúa, cây ngô đã phủ kín những vùng đất hoang hóa ngày nào. Nhà tạm, nhà dột nát thay bằng những ngôi nhà kiên cố được xây dựng theo kiến trúc đặc trưng của người Dao. Bà con được sử dụng điện lưới quốc gia, nguồn nước sinh hoạt dẫn về từng gia đình. 

Năm 2022 có 33 hộ trong bản được hỗ trợ téc nước, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống. Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi hỗ trợ xây nhà văn hoá xóm 150 chỗ ngồi trị giá 1,7 tỷ đồng; hỗ trợ mô hình nuôi lợn với 30 con cho 15 hộ và 8 con bò sinh sản cho các hộ nghèo.

Trưởng bản Triệu Văn Thường chia sẻ: Các chương trình, chính sách dân tộc thực sự mang lại hiệu quả, giúp đời sống đồng bào vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao. Hết năm 2023, bản còn 11 hộ nghèo, 7 hộ cận nghèo; hơn 70 hộ có nhà ở kiên cố, 5 hộ có xe ô tô...

Mặc dù đã có nhiều những đổi thay nhưng Suối Rèo vẫn là xóm khó khăn của xã, của huyện. Để nâng cao thu nhập và giảm nghèo bền vững, bản Dao Suối Rèo xác định và tập trung chỉ đạo, hướng dẫn người dân khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương, nhất là về đồi rừng. Đồng thời, khuyến khích bà con tích cực áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, thay đổi tập quán canh tác, đưa những giống lúa mới năng suất, chất lượng cao vào gieo cấy, mở rộng diện tích cây màu; chăn nuôi những loại con đặc sản… Bên cạnh đó, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, góp phần thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội địa phương, xây dựng bản làng ngày càng giàu đẹp.


Đinh Thắng

Các tin khác


Tiếp sức cho nông dân dân tộc thiểu số huyện Tân Lạc vượt khó 

Để hội viên nông dân các dân tộc thiểu số (DTTS) trong huyện tự tin vươn lên, thi đua sản xuất kinh doanh, giảm nghèo, Hội Nông dân (HND) huyện Tân Lạc triển khai nhiều chương trình, hoạt động hỗ trợ nông dân phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống. 

Về Tự Do chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát

Từ trung tâm huyện Lạc Sơn, để đến xã Tự Do cần đi về phía Tây Nam và vượt qua khoảng 22 km đường bộ. Cung đường khá quanh co với những con dốc dài và có một số đoạn cua tay áo thách thức cả những tay lái giàu kinh nghiệm. Tự Do là xã đặc biệt khó khăn (ĐBKK) thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Chỉ khi đến đây mới cảm nhận được đời sống của người dân vùng cao khó khăn đến mức nào…



Huyện Tân Lạc đổi thay vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Trong những năm qua, đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) trên địa bàn huyện Tân Lạc được hưởng lợi từ các chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG). Từ đó, bộ mặt nông thôn có nhiều đổi thay, cơ sở hạ tầng được đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH), nâng cao đời sống vùng ĐBDTTS trong huyện.

Bảo tồn và phát triển nghề truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số

Việc bảo tồn và phát huy giá trị các làng nghề thủ công truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS) trong tỉnh có vai trò quan trọng, không chỉ tạo việc làm, tăng thu nhập, mà còn giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Huyện Lạc Sơn: Trên 54 tỷ đồng giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt

Theo UBND huyện Lạc Sơn, từ năm 2021 đến nay, huyện được giao 54,252 tỷ đồng thực hiện Dự án 1 - Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) để giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt. Trong đó, ngân sách trung ương hơn 47,1 tỷ đồng, vốn vay Ngân hàng Chính sách xã hội hơn 7 tỷ đồng. Kết quả giải ngân đối với nguồn ngân sách trung ương là hơn 24,4 tỷ đồng, đạt 51,7 %; vốn vay Ngân hàng Chính sách xã hội huyện hơn 7 tỷ đồng.

Huyện Cao Phong giải ngân trên 15 tỷ đồng đầu tư hạ tầng thiết yếu vùng dân tộc thiểu số

Theo UBND huyện Cao Phong, thực hiện Tiểu dự án 1 (Dự án 4) Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế -  xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, từ năm 2022 đến nay, huyện được giao tổng số vốn hơn 50,1 tỷ đồng để đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục