Đồng chí Đặng Thế Quang, Chủ tịch UBND xã Đú Sáng (Kim Bôi) cho biết: Anh Triệu Văn Hội là trưởng xóm gương mẫu, luôn năng nổ, nhiệt tình trong các hoạt động, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Anh Triệu Văn Hội (ngồi giữa) dạy chữ Nôm - Dao cho con, cháu.
Đú Sáng là xã đặc biệt khó khăn của huyện Kim Bôi. Dân số của xã trên 6.300 người, trong đó hơn 80% là người dân tộc Mường và 17% người dân tộc Dao. Đời sống người dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp nên còn khó khăn. Năm 2023, thu nhập bình quân đầu người của xã mới đạt 38 triệu đồng.
Là một trong 3 xóm có đông đồng bào dân tộc Dao sinh sống (98%), xóm Suối Thản có 130 hộ, 615 nhân khẩu. Là một người con dân tộc Dao, được người dân tin tưởng, tín nhiệm, anh Triệu Văn Hội đảm nhận vai trò Phó Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng xóm Suối Thản. Anh luôn phát huy trách nhiệm nêu gương, tận tụy, tiên phong trong nhiều hoạt động. Tích cực tuyên truyền, vận động người dân chấp hành tốt chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, quy chế dân chủ ở cơ sở, chung sức xây dựng nông thôn mới.
Xóm Suối Thản nằm trên trục đường liên xã, liên huyện, giáp ranh với xã Cao Sơn (Lương Sơn), tiềm ẩn nguy cơ mất an ninh trật tự. Anh Hội tích cực phối hợp với lực lượng Công an xã giữ vững an ninh trật tự trên địa bàn. Bên cạnh đó, anh luôn có ý thức xây dựng tổ chức Đảng trong sạch vững mạnh và tập trung phát triển kinh tế.
Anh đã tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân, đẩy lùi hủ tục lạc hậu, thực hiện nếp sống văn minh. Bên cạnh đó, những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Dao vẫn luôn được giữ gìn. Đặc biệt, Chi bộ và Ban quản lý xóm Suối Thản đã mở lớp dạy chữ Nôm - Dao cho người dân để bảo tồn chữ viết của dân tộc. Lớp học bắt đầu từ tháng 8/2023 và dự kiến tổ chức đến tháng 8/2026 theo phương châm không thu học phí, người biết chữ dạy người chưa biết. Hiện nay, lớp có 37 học viên, có thời điểm lên hơn 50 học viên. Tại nhà văn hóa xóm, vào các buổi tối, người dân chăm chỉ học tập để giữ gìn nét đẹp văn hóa của dân tộc.
Dự án đường liên kết vùng Hòa Bình – Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình - Mộc Châu) không chỉ tạo trục kết nối giữa khu vực Tây Bắc với vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, mà còn góp phần mở rộng không gian, tạo động lực mới thúc đẩy kinh tế - xã hội của tỉnh phát triển. Thời gian qua, công tác giải phóng mặt bằng phục vụ dự án được tỉnh chỉ đạo quyết liệt. Gia đình anh Triệu Văn Hội có 877,4m2, dự án thu hồi 695m2, trong đó 200m2 đất ở và 495m2 đất trồng cây lâu năm. Nhận thức được ý nghĩa quan trọng của dự án, gia đình anh đồng thuận giải phóng mặt bằng, sẵn sàng chuyển đến khu tái định cư. Đồng thời, phối hợp tuyên truyền, vận động, phổ biến những quy định về đền bù giải phóng mặt bằng. Đến nay, cơ bản các hộ dân đồng tình ủng hộ.
Anh Hội chia sẻ: Là Phó Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng xóm, tôi luôn xác định phải gương mẫu trong mọi hoạt động, phong trào ở cơ sở, tạo sự đoàn kết trong chi bộ và đồng thuận trong Nhân dân. Luôn gần gũi, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của người dân để kịp thời tìm cách giải quyết phù hợp. Hiện nay, đời sống vật chất, tinh thần của người dân trong xóm được cải thiện. Số hộ nghèo giảm còn 27 hộ, hộ cận nghèo 11 hộ.
L.N
Theo UBND huyện Kim Bôi, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2025, huyện đã huy động trên 375 tỷ đồng để thực hiện các nội dung thành phần, các tiểu dự án, dự án.
Để hội viên nông dân các dân tộc thiểu số (DTTS) trong huyện tự tin vươn lên, thi đua sản xuất kinh doanh, giảm nghèo, Hội Nông dân (HND) huyện Tân Lạc triển khai nhiều chương trình, hoạt động hỗ trợ nông dân phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống.
Từ trung tâm huyện Lạc Sơn, để đến xã Tự Do cần đi về phía Tây Nam và vượt qua khoảng 22 km đường bộ. Cung đường khá quanh co với những con dốc dài và có một số đoạn cua tay áo thách thức cả những tay lái giàu kinh nghiệm. Tự Do là xã đặc biệt khó khăn (ĐBKK) thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Chỉ khi đến đây mới cảm nhận được đời sống của người dân vùng cao khó khăn đến mức nào…
Trong những năm qua, đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) trên địa bàn huyện Tân Lạc được hưởng lợi từ các chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG). Từ đó, bộ mặt nông thôn có nhiều đổi thay, cơ sở hạ tầng được đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH), nâng cao đời sống vùng ĐBDTTS trong huyện.
Việc bảo tồn và phát huy giá trị các làng nghề thủ công truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS) trong tỉnh có vai trò quan trọng, không chỉ tạo việc làm, tăng thu nhập, mà còn giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
Theo UBND huyện Lạc Sơn, từ năm 2021 đến nay, huyện được giao 54,252 tỷ đồng thực hiện Dự án 1 - Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) để giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt. Trong đó, ngân sách trung ương hơn 47,1 tỷ đồng, vốn vay Ngân hàng Chính sách xã hội hơn 7 tỷ đồng. Kết quả giải ngân đối với nguồn ngân sách trung ương là hơn 24,4 tỷ đồng, đạt 51,7 %; vốn vay Ngân hàng Chính sách xã hội huyện hơn 7 tỷ đồng.