Năm 2024, tiếp tục thực hiện chỉ đạo của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh, các sở, ngành, đơn vị đã quan tâm giúp đỡ các xã đặc biệt khó khăn. Qua đó, tạo sự gắn kết, trách nhiệm giữa các cơ quan cấp tỉnh với địa bàn cơ sở, đảm bảo linh hoạt, phù hợp với từng đơn vị. 


Cục Thuế tỉnh bàn giao công trình hỗ trợ theo chương trình "Xoá nhà tạm, nhà dột nát" cho hộ khó khăn về nhà ở tại xã Bảo Hiệu, huyện Yên Thuỷ. 

Cùng với chương trình giúp đỡ các xã đặc biệt khó khăn, Tỉnh uỷ đã ban hành Quy định số 26 - QĐ/TU, ngày 14/12/2022 quy định cán bộ lãnh đạo các cơ quan, đơn vị cấp tỉnh theo dõi các xã, phường, thị trấn. Nhờ đó đã tạo thêm những chuyển biến tích cực trong công tác phối hợp, huy động các nguồn lực góp phần phát triển địa phương. 

Theo đồng chí Hà Văn Di, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh, công tác giúp đỡ các xã đặc biệt khó khăn và giao cán bộ lãnh đạo phụ trách xã đã được triển khai từ các năm trước. Do đó, các đơn vị, cá nhân cán bộ lãnh đạo đã chủ động liên hệ với các địa phương để nắm tình hình địa bàn và xây dựng chương trình, kế hoạch phù hợp triển khai kịp thời, hiệu quả các hoạt động giúp đỡ sau khi được phân công. Công tác triển khai giúp đỡ được thực hiện bài bản, đa dạng trên nhiều lĩnh vực. UBND huyện và các xã được giúp đỡ chủ động phối hợp với đơn vị được phân công trong cung cấp thông tin, phản ánh tình hình địa bàn; tích cực triển khai các hoạt động do đơn vị giúp đỡ thực hiện. Nhân dân địa bàn được giúp đỡ hưởng ứng, tích cực tham gia các hoạt động thiện nguyện, phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao và tuyên truyền, phổ biến pháp luật, góp phần nâng cao hiệu quả công tác giúp đỡ.

Các đơn vị được giao nhiệm vụ giúp đỡ xã đã chủ động, tổ chức các buổi làm việc với chính quyền, nhân dân; khảo sát, nắm tình hình địa bàn, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng. Tham gia các hội nghị quan trọng của xã, lập kế hoạch chi tiết làm căn cứ triển khai thực hiện trong năm. Dựa trên kết quả khảo sát, trao đổi thông tin, các đơn vị đã hướng dẫn UBND các xã xây dựng và điều chỉnh kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội phù hợp với quy hoạch, tình hình thực tế của địa phương. Lồng ghép tổ chức các hoạt động hỗ trợ chuyển giao khoa học, kỹ thuật, dạy nghề, tư vấn; xây dựng, hỗ trợ các mô hình sản xuất, dịch vụ. 
 
Trong năm, do ảnh hưởng cơn bão số 3 (Yagi) gây thiệt hại lớn về người và tài sản trên địa bàn tỉnh, các cơ quan, đơn vị đã thành lập các đoàn công tác cùng địa phương rà soát, đánh giá chi tiết thiệt hại nhằm đảm bảo số liệu sát thực tế, qua đó đề xuất phương án hỗ trợ khắc phục kịp thời. Hưởng ứng Phong trào thi đua "Xóa nhà tạm, nhà dột nát”, các cơ quan, đơn vị đã chủ động xây dựng kế hoạch, huy động nguồn lực hỗ trợ xây mới, sửa chữa nhà cho hộ nghèo các xã. Vận động, kêu gọi nguồn lực hỗ trợ cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các xã và tổ chức các hoạt động thăm hỏi, tặng quà, động viên các gia đình chính sách, người có công, người có uy tín, học sinh nghèo vượt khó, trẻ em khuyết tật, hộ khó khăn vào các dịp lễ, tết.

Cùng với những hoạt động thiết thực nhằm hỗ trợ, giúp đỡ các xã khó khăn, các cơ quan, đơn vị cũng tích cực phối hợp tổ chức tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ xóm, xã nhằm từng bước nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của đội ngũ cán bộ cơ sở.


Đ.H

Các tin khác


Đổi thay vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở thành phố Hòa Bình

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi, giai đoạn 2021 - 2025, TP Hoà Bình được giao trên 44 tỷ đồng. Trong đó, nguồn vốn đầu tư phát triển trên 20 tỷ đồng, nguồn vốn sự nghiệp trên 24 tỷ đồng.

Trưởng xóm Bùi Văn Thao phát huy vai trò người có uy tín

Ở tuổi 64, ông Bùi Văn Thao, trưởng xóm Tiềng, xã Bắc Phong (Cao Phong) đã 17 năm được bầu là người có uy tín. Với dáng vẻ nhanh nhẹn, cử chỉ hoạt bát "miệng nói, tay làm”, ông không chỉ phát huy vai trò "cầu nối” tuyên truyền đường lối, chủ trương, chính sách Đảng tới nhân dân mà còn tiên phong trong mọi phong trào, hoạt động của địa phương.

Nâng cao chất lượng dân số vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Để tiếp tục thực hiện hiệu quả Chương trình hành động số 21-CTr/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hòa Bình về công tác dân số và phát triển, Chi cục Dân số - KHHGĐ tỉnh tham mưu, tổ chức thực hiện đa dạng các các nội dung, chương trình, mô hình, đề án. Đặc biệt, để nâng cao chất lượng dân số vùng dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN), tỉnh đã và đang tập trung thực hiện "Mô hình can thiệp truyền thông dân số cho đồng bào sinh sống tại vùng đồng bào DTTS&MN”.

Nông dân xã Kim Lập làm giàu từ mô hình trồng chuối tiêu hồng

Đến xóm Trò, xã Kim Lập (Kim Bôi), chỉ cần hỏi thăm cái tên "Nam chuối” thì không ai trong xóm thấy xa lạ. Đây là biệt danh mà người dân xóm đặt cho nông dân Bùi Thành Nam, người dân tộc Mường, bởi anh là một trong những hội viên nông dân tiêu biểu trong phong trào phát triển kinh tế, gắn bó, khởi nghiệp cùng mô hình trồng chuối tiêu hồng thành công tại địa phương.

Quan tâm phát triển giáo dục và đào tạo vùng dân tộc thiểu số

Những năm qua, công tác giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) được các cấp ủy Đảng, chính quyền tỉnh Hòa Bình quan tâm. Sự nghiệp GD&ĐT vùng dân tộc chuyển biến tích cực. Hệ thống trường, lớp học được đầu tư xây dựng ngày càng khang trang, từng bước nâng cao chất lượng dạy và học.

Hỗ trợ nông dân các dân tộc thiểu số huyện Mai Châu xây dựng sản phẩm OCOP

Với nhiều chương trình, hoạt động cụ thể, những năm qua, các cấp Hội Nông dân (HND) huyện Mai Châu tích cực hỗ trợ hội viên nông dân (HVND) xây dựng các sản phẩm OCOP. Từ đó, góp phần phát triển thương hiệu sản phẩm nông sản ở địa phương, gia tăng giá trị hàng hóa, nâng cao thu nhập và đời sống cho người dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục