Theo Hội Nông dân huyện Kim Bôi, năm 2024, Quỹ hỗ trợ nông dân huyện tăng thêm 640 triệu đồng (đạt 129% kế hoạch), nâng tổng nguồn quỹ đến nay lên trên 6,9 tỷ đồng.
Cán bộ Hội Nông dân huyện Kim Bôi và xã Lim Lập kiểm tra thực tế tại mô hình trồng chuối tiêu hồng của nông dân xã Kim Lập.
Trong năm, các cấp Hội Nông dân huyện đã giải ngân cho 115 hộ vay 4,050 tỷ đồng để thực hiện 12 dự án phát triển sản xuất. Bên cạnh đó, hoạt động nhận ủy thác với các ngân hàng được đẩy mạnh. Hội đã phối hợp tín chấp cho hội viên, nông dân vay vốn với dư nợ 652.844 triệu đồng, thông qua 182 tổ tiết kiệm và vay vốn cho 7.926 hộ vay. Qua đó, hội viên có nguồn vốn phát triển sản xuất, kinh doanh và sử dụng vốn hiệu quả.
Cùng với hỗ trợ vốn, Hội đẩy mạnh thực hiện các hoạt động hỗ trợ hội viên, nông dân. Trong năm, Hội Nông dân huyện Kim Bôi tổ chức nhiều hoạt động như: Ký Quy chế phối hợp hoạt động và quan hệ công tác với UBND huyện giai đoạn 2024 - 2028; phối hợp phòng NN&PTNT, phòng Dân tộc huyện thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, phát triến kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi thông qua nhân rộng trên 75ha lúa chất lượng cao, hướng đến sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị tại thị trấn Bo và các xã: Kim Lập, Kim Bôi, Hùng Sơn; tổ chức 12 lớp tập huấn nâng cao nhận thức và khả năng tiếp cận, thụ hưởng hoạt động trợ giúp pháp lý cho 600 cán bộ, hội viên nông dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số... Qua đó, khẳng định vai trò, uy tín của Hội trong thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn huyện.
T.H
Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc luôn được các cấp uỷ Đảng, chính quyền tỉnh Hòa Bình xác định là nhiệm vụ quan trọng trong xu thế hội nhập quốc tế.
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi, giai đoạn 2021 - 2025, TP Hoà Bình được giao trên 44 tỷ đồng. Trong đó, nguồn vốn đầu tư phát triển trên 20 tỷ đồng, nguồn vốn sự nghiệp trên 24 tỷ đồng.
Ở tuổi 64, ông Bùi Văn Thao, trưởng xóm Tiềng, xã Bắc Phong (Cao Phong) đã 17 năm được bầu là người có uy tín. Với dáng vẻ nhanh nhẹn, cử chỉ hoạt bát "miệng nói, tay làm”, ông không chỉ phát huy vai trò "cầu nối” tuyên truyền đường lối, chủ trương, chính sách Đảng tới nhân dân mà còn tiên phong trong mọi phong trào, hoạt động của địa phương.
Để tiếp tục thực hiện hiệu quả Chương trình hành động số 21-CTr/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hòa Bình về công tác dân số và phát triển, Chi cục Dân số - KHHGĐ tỉnh tham mưu, tổ chức thực hiện đa dạng các các nội dung, chương trình, mô hình, đề án. Đặc biệt, để nâng cao chất lượng dân số vùng dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN), tỉnh đã và đang tập trung thực hiện "Mô hình can thiệp truyền thông dân số cho đồng bào sinh sống tại vùng đồng bào DTTS&MN”.
Đến xóm Trò, xã Kim Lập (Kim Bôi), chỉ cần hỏi thăm cái tên "Nam chuối” thì không ai trong xóm thấy xa lạ. Đây là biệt danh mà người dân xóm đặt cho nông dân Bùi Thành Nam, người dân tộc Mường, bởi anh là một trong những hội viên nông dân tiêu biểu trong phong trào phát triển kinh tế, gắn bó, khởi nghiệp cùng mô hình trồng chuối tiêu hồng thành công tại địa phương.
Những năm qua, công tác giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) được các cấp ủy Đảng, chính quyền tỉnh Hòa Bình quan tâm. Sự nghiệp GD&ĐT vùng dân tộc chuyển biến tích cực. Hệ thống trường, lớp học được đầu tư xây dựng ngày càng khang trang, từng bước nâng cao chất lượng dạy và học.