Nằm ở phía Bắc của huyện Lạc Thuỷ, nơi có khí hậu ôn hoà, đất đai màu mỡ, do vậy cây chè đã bén rễ và phát triển trên đất xã Phú Thành vài chục năm nay. Bề dày kinh nghiệm kết hợp chặt chẽ với việc tuân thủ nghiêm ngặt quy trình hữu cơ hoá vườn chè, sản phẩm chè khô của xã Phú Thành nói riêng và huyện Lạc Thuỷ nói chung làm ra đến đâu tiêu thụ hết đến đó, mang lại cuộc sống ổn định, ấm no cho người dân nơi đây.


Từ trồng chè, gia đình anh Bùi Văn Linh, thôn Tân Phú, xã Phú Thành có thu nhập ổn định 300 triệu đồng/năm.

Toàn xã Phú Thành hiện có trên 130 ha chè, chủ yếu là giống chè mới LDP1 cho hiệu quả, năng suất cao, trong đó có 120 ha thời kỳ kinh doanh. Xác định chè là cây trồng chủ lực đem lại hiệu quả kinh tế cao và bền vững, những năm gần đây, cấp ủy, chính quyền xã tuyên truyền, vận động nhân dân áp dụng phương pháp hữu cơ hoá vườn cây, sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học vào sản xuất, áp dụng hệ thống tưới tiết kiệm nước và đưa cơ giới hoá vào thu hoạch thay thế sức người.

Anh Bùi Văn Linh - hộ dân trồng chè của xã chia sẻ: Gia đình hiện có 1,4 ha, trồng chè trên 15 năm nay. Giá hiện tại từ 200 - 250 nghìn đồng/kg chè khô. Với diện tích này, mỗi năm sau khi trừ chi phí đã cho gia đình thu lãi gần 300 triệu đồng. Áp dụng triệt để phương pháp hữu cơ hoá vườn chè, cứ hết vụ tháng 10, tháng 11, gia đình lại cầy xới 1 lần, bón phân hoai mục như phân trâu, bò, gà, vịt… ủ từ 6 tháng đến 1 năm mới đem ra bón, không dùng phân hoá học”.

Khi những đồi chè dần thích nghi với phương thức canh tác mới, hiệu quả về kinh tế còn được thể hiện ở chi phí chăm sóc giảm đáng kể so với dùng phân và thuốc trừ sâu hoá học. Chất đất đã không còn bị chai cứng mà trở nên tơi xốp, dễ canh tác. Cây chè khoẻ, sinh trưởng tốt, năng suất ổn định. Môi trường đất, nước và không khí dần được cải thiện. Từ chăm sóc, cắt hái đến sao sấy đều dùng bằng máy. Do vậy, năng suất và hiệu quả kinh tế, chất lượng chè đã được nâng lên, đáp ứng đòi hỏi ngày càng khắt khe của thị trường. Đặc biệt chất lượng chè thay đổi rõ rệt, búp chè tươi có màu xanh sáng, lá chè dày, đọt ngắn, pha có vị đậm, mùi thơm đặc trưng. Hiện nay, sản lượng chè búp tươi của xã Phú Thành đạt từ 20 - 25 tấn/ha. Sau khi trừ chi phí cho người trồng chè thu lãi trên 200 triệu đồng/ha/năm.

Hiện nay, sản phẩm chè khô của huyện Lạc Thuỷ đã được UBND tỉnh công nhận là sản phẩm OCOP 4 sao, được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu. Để bảo vệ và phát huy giá trị của thương hiệu "Chè Sông Bôi”, huyện Lạc Thuỷ tiếp tục chỉ đạo việc chuyển giao, ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất. Vận động nhân dân chuyển đổi những khu vườn tạp kém hiệu quả sang trồng chè. Đồng thời, tăng cường tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá để khẳng định vị thế của sản phẩm "Chè Sông Bôi” đối với người tiêu dùng trong và ngoài nước, giúp người nông dân nâng cao thu nhập, giảm nghèo ngay trên mảnh đất quê hương.

 

Nguyễn Chung

(Trung tâm VH-TT&TT huyện Lạc Thuỷ)

Các tin khác


Nữ nông dân khởi nghiệp với cây dược liệu ở vùng Mường Bi

Nỗ lực khai thác tiềm năng đất đai, thổ nhưỡng, khí hậu địa phương để phát triển kinh tế, nhiều hội viên nông dân (HVND) trên địa bàn huyện Tân Lạc đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng sang các loại cây dược liệu có giá trị kinh tế cao. Hội viên Bùi Hồng Liên, khu Tân Thịnh, thị trấn Mãn Đức là một trong những điển hình thành công với mô hình ươm cây giống, trồng và và sơ chế dược liệu.

Quỹ hỗ trợ nông dân huyện Kim Bôi giải ngân cho 115 hộ vay trên 4 tỷ đồng

Theo Hội Nông dân huyện Kim Bôi, năm 2024, Quỹ hỗ trợ nông dân huyện tăng thêm 640 triệu đồng (đạt 129% kế hoạch), nâng tổng nguồn quỹ đến nay lên trên 6,9 tỷ đồng.

Hiệu quả chương trình giúp đỡ các xã đặc biệt khó khăn

Năm 2024, tiếp tục thực hiện chỉ đạo của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh, các sở, ngành, đơn vị đã quan tâm giúp đỡ các xã đặc biệt khó khăn. Qua đó, tạo sự gắn kết, trách nhiệm giữa các cơ quan cấp tỉnh với địa bàn cơ sở, đảm bảo linh hoạt, phù hợp với từng đơn vị. 

Huyện Lạc Thuỷ dành nguồn lực đầu tư vùng đồng bào dân tộc

Những năm qua, huyện Lạc Thuỷ đã triển khai thực hiện các chương trình, dự án, chính sách dân tộc có hiệu quả, tạo chuyển biến tích cực trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), đời sống nhân dân ổn định, từng bước được nâng cao, bộ mặt nông thôn ngày càng đổi mới.

Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Nhằm thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vừa qua, Sở Công Thương triển khai xây dựng 2 mô hình hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm tại huyện Kim Bôi và Lạc Sơn. Đây là mô hình thương mại 2 chiều, vừa hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm, vừa cung ứng các mặt hàng thiết yếu cho địa phương, phục vụ sản xuất, tiêu dùng của đồng bào dân tộc thiểu số. Qua đó góp phần tăng cường, sản phẩm do đồng bào các dân tộc thiểu số sản xuất, mở rộng hệ thống phân phối hàng tiêu dùng thiết yếu trên địa bàn tỉnh.

Tiếp sức cho xã khó Tiền Phong

Xã Tiền Phong cách trung tâm huyện Đà Bắc 39km. Đây là xã vùng cao, đặc biệt khó khăn của huyện. Xã hiện có 609 hộ, trên 2.500 nhân khẩu tại 7 xóm; dân tộc Mường chiếm 97%, các dân tộc khác chiếm 3% (Kinh, Dao, Tày, Thái). Đến hết năm 2024, xã còn 193 hộ nghèo, chiếm 31,85% và 183 hộ cận nghèo, chiếm 30,02%; thu nhập bình quân đầu người 34 triệu đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục