Về xã Bắc Phong (Cao Phong) dịp này, trải khắp các vườn, đồi là màu vàng của cam, bưởi vào độ chín. Diện tích mía tím, mía trắng cũng chuẩn bị thu hoạch. Trục đường về các xóm và khu sản xuất đều đã cứng hóa thuận tiện, nhiều đoạn đường được trồng hoa, cây cảnh tạo cảnh quan sạch đẹp. Cuộc sống của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) ở vùng quê nông thôn mới này có nhiều khởi sắc theo hướng nâng cao về chất lượng. Thành quả đó có sự hỗ trợ, đồng hành về chính sách của Đảng, Nhà nước.


Hộ dân tộc thiểu số xóm Tiềng, xã Bắc Phong (Cao Phong) tích cực phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Đồng chí Bùi Xuân Thiết, Phó Chủ tịch UBND xã Bắc Phong cho biết: Với 1.100 hộ, trên 5.000 người, xã là nơi sinh sống chủ yếu của các dân tộc Mường, Dao, Kinh, trong đó dân tộc Mường chiếm 55%, dân tộc Dao chiếm 15%. Những năm qua, nhân dân các dân tộc đoàn kết, đẩy mạnh phát triển kinh tế, tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi nhằm thúc đẩy công cuộc giảm nghèo. Bà con tích cực mở rộng vùng cây trồng hàng hóa đạt gần 600 ha, ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất theo hướng canh tác bền vững, đảm bảo an toàn thực phẩm.

Tiếp sức trên hành trình giảm nghèo bền vững tại địa phương, nhất là hỗ trợ người dân thuộc 5 xóm (Môn, Dài, Má 1, Má 2, Tiến Lâm) có đông đồng bào DTTS sinh sống, chính sách dân tộc đã hỗ trợ téc nước sinh hoạt phân tán, máy bừa cho hộ hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Năm 2024, nhằm tăng nguồn lực giúp người dân cải thiện sinh kế bền vững, 2 Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững, phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi đã hỗ trợ triển khai dự án chăn nuôi lợn sinh sản với 10 hộ DTTS nghèo hưởng lợi; dự án chăn nuôi ngan thương phẩm với số lượng 10.000 con, 55 hộ thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo trong vòng 36 tháng gần đây được hưởng lợi.

Bên cạnh hỗ trợ về cây, con giống, các dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia còn mở các lớp tập huấn hỗ trợ người dân về kiến thức trồng trọt, chăn nuôi giúp nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh. Theo ông Bùi Văn Thao, Trưởng xóm Tiềng, với điều kiện kinh tế thuần nông, việc áp dụng khoa học, kỹ thuật vào trồng trọt, chăn nuôi là yếu tố quan trọng. Cùng các xóm vùng DTTS khác, người dân xóm Tiềng được tham gia các lớp nghề về trồng cam, bưởi theo quy trình VietGAP; chăn nuôi, phòng bệnh cho lợn, gia cầm… Bằng kiến thức được trang bị, đồng bào DTTS mạnh dạn phát triển, nhân rộng quy mô sản xuất, xây dựng một số mô hình trồng cây ăn quả, chăn nuôi theo hướng gia trại, trang trại tổng hợp, góp phần nâng cao thu nhập, tăng giá trị hàng hóa.

Hộ đồng bào DTTS còn được chính quyền địa phương, các tổ chức hội, đoàn thể tạo điều kiện tiếp cận nguồn vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội. Đến nay, toàn xã có 893 hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ DTTS được vay vốn với tổng dư nợ gần 58 tỷ đồng. Nguồn vốn vay được sử dụng đúng mục đích là giải quyết việc làm, phát triển kinh tế hộ gia đình. Đáng chú ý, trong vài năm gần đây, nhiều hộ vay vốn để tham gia thị trường việc làm ngoài nước. Năm 2024, xã có thêm 4 trường hợp đi xuất khẩu lao động tại Nhật Bản, Đài Loan. Lao động tham gia chương trình được vay vốn với mức vay dưới 100 triệu đồng/trường hợp. Đơn cử như lao động Bùi Trung Kiên ở xóm Khụ vay 99,3 triệu đồng đi làm việc tại thị trường Nhật Bản, xuất cảnh tháng 10/2024. Toàn xã có trên 200 người đang làm việc ở nước ngoài.

Cũng theo đồng chí Bùi Xuân Thiết, Phó chủ tịch UBND xã, hiện nay, điều kiện hạ tầng giao thông, thủy lợi, giáo dục, y tế, nhà ở dân cư, thiết chế văn hóa trên địa bàn xã được đầu tư đồng bộ theo quy hoạch, góp phần nâng cao chất lượng, đảm bảo đời sống vật chất, tinh thần của người dân. Hộ đồng bào DTTS trên địa bàn yên tâm, phấn khởi hiến đất, góp công xây dựng khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu, vườn mẫu, tạo cảnh quan môi trường khang trang, sạch đẹp. Tiêu biểu như các xóm: Hải Phong, Dệ, Khụ, Tiềng, Tiến Lâm… Đến cuối năm 2024, bình quân thu nhập đầu người toàn xã đạt 53 triệu đồng, hộ nghèo giảm còn 3,44%, hộ cận nghèo còn 3,64%.       


Bùi Minh

Các tin khác


Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Nhằm thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vừa qua, Sở Công Thương triển khai xây dựng 2 mô hình hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm tại huyện Kim Bôi và Lạc Sơn. Đây là mô hình thương mại 2 chiều, vừa hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm, vừa cung ứng các mặt hàng thiết yếu cho địa phương, phục vụ sản xuất, tiêu dùng của đồng bào dân tộc thiểu số. Qua đó góp phần tăng cường, sản phẩm do đồng bào các dân tộc thiểu số sản xuất, mở rộng hệ thống phân phối hàng tiêu dùng thiết yếu trên địa bàn tỉnh.

Tiếp sức cho xã khó Tiền Phong

Xã Tiền Phong cách trung tâm huyện Đà Bắc 39km. Đây là xã vùng cao, đặc biệt khó khăn của huyện. Xã hiện có 609 hộ, trên 2.500 nhân khẩu tại 7 xóm; dân tộc Mường chiếm 97%, các dân tộc khác chiếm 3% (Kinh, Dao, Tày, Thái). Đến hết năm 2024, xã còn 193 hộ nghèo, chiếm 31,85% và 183 hộ cận nghèo, chiếm 30,02%; thu nhập bình quân đầu người 34 triệu đồng.

Bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá dân tộc 

Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc luôn được các cấp uỷ Đảng, chính quyền tỉnh Hòa Bình xác định là nhiệm vụ quan trọng trong xu thế hội nhập quốc tế. 

Đổi thay vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở thành phố Hòa Bình

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi, giai đoạn 2021 - 2025, TP Hoà Bình được giao trên 44 tỷ đồng. Trong đó, nguồn vốn đầu tư phát triển trên 20 tỷ đồng, nguồn vốn sự nghiệp trên 24 tỷ đồng.

Trưởng xóm Bùi Văn Thao phát huy vai trò người có uy tín

Ở tuổi 64, ông Bùi Văn Thao, trưởng xóm Tiềng, xã Bắc Phong (Cao Phong) đã 17 năm được bầu là người có uy tín. Với dáng vẻ nhanh nhẹn, cử chỉ hoạt bát "miệng nói, tay làm”, ông không chỉ phát huy vai trò "cầu nối” tuyên truyền đường lối, chủ trương, chính sách Đảng tới nhân dân mà còn tiên phong trong mọi phong trào, hoạt động của địa phương.

Nâng cao chất lượng dân số vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Để tiếp tục thực hiện hiệu quả Chương trình hành động số 21-CTr/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hòa Bình về công tác dân số và phát triển, Chi cục Dân số - KHHGĐ tỉnh tham mưu, tổ chức thực hiện đa dạng các các nội dung, chương trình, mô hình, đề án. Đặc biệt, để nâng cao chất lượng dân số vùng dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN), tỉnh đã và đang tập trung thực hiện "Mô hình can thiệp truyền thông dân số cho đồng bào sinh sống tại vùng đồng bào DTTS&MN”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục