Hiện diện tích lúa trà sớm vụ xuân 2025 ở giai đoạn đứng cái - phân hóa đòng, trà chính vụ cuối đẻ nhánh - đứng cái, trà muộn đẻ nhánh rộ. Để bảo vệ lúa trước các loại sâu bệnh, dịch hại phát sinh trong điều kiện thời tiết thay đổi, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (TT&BVTV) đề nghị các huyện, thành phố theo dõi sát sao diễn biến thời tiết, khí hậu, đảm bảo dự tính, dự báo tình hình dịch hại sớm, chủ động phòng trừ hiệu quả nhằm hạn chế tối đa sự xuất hiện, gây hại của các đối tượng sâu bệnh, dẫn đến bùng phát thành dịch.


Nông dân xã Mai Hạ (Mai Châu) tăng cường chăm sóc, bón phân nhằm tăng đề kháng cho lúa vụ xuân.

Theo dự báo của Trung tâm dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia, thời tiết còn nhiều diễn biến phức tạp, mưa diện rộng trong tháng 4, cường độ nắng nóng ít gay gắt hơn trung bình nhiều năm. Do đó, có nguy cơ ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của cây lúa cũng như diễn biến của một số đối tượng sinh vật gây hại chính như: bệnh đạo ôn, tập đoàn rầy, chuột, sâu cuốn lá nhỏ, bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn... có xu hướng tăng dần mật độ và tỷ lệ hại gây ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng lúa nếu không có các biện pháp phòng trừ kịp thời.

Qua kiểm tra tại huyện Lương Sơn, đơn vị chức năng phát hiện các đối tượng sâu bệnh chủ yếu phát sinh gây hại trên lúa xuân như: chuột gây hại, ruồi đục nõn, bọ trĩ, tập đoàn rầy... gây hại rải rác. Đồng chí Nguyễn Thị Minh, Trưởng phòng Nông nghiệp và Môi trường huyện Lương Sơn cho biết: Để đảm bảo năng suất, chất lượng lúa vụ xuân, huyện đã chỉ đạo các xã, thị trấn theo dõi sát tình hình sâu bệnh, thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, nắm bắt diễn biến phát sinh, phát triển của các loại sâu bệnh hại, đặc biệt là rầy nâu, sâu cuốn lá, bệnh đạo ôn, bạc lá... Phân công cán bộ kỹ thuật phối hợp cùng nắm chắc lịch thời vụ và tình trạng từng trà lúa. Đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn nông dân sử dụng thuốc BVTV để phòng trừ sâu hại trên lúa...

Trong toàn tỉnh, theo thống kê từ Chi cục TT&BVTV, đối tượng chuột tiếp tục gây hại diện tích 85ha, phân bố tại thành phố Hòa Bình, các huyện Lạc Sơn, Lạc Thuỷ, Lương Sơn (tăng so với kỳ trước); ruồi đục nõn diện tích nhiễm 5ha tại huyện Lương Sơn; nghẹt rễ phát sinh gây hại diện tích nhiễm 5ha, giảm so với kỳ trước; bệnh đạo ôn phát sinh gây hại gần 13 ha tại huyện Lạc Sơn. Các đối tượng khác như tập đoàn rầy, sâu cuốn lá nhỏ, bọ trĩ... gây hại nhẹ rải rác tại các địa phương.

Để chủ động trong công tác chỉ đạo sản xuất, nhằm hạn chế thấp nhất những thiệt hại do các đối tượng dịch hại gây ra, Chi cục TT&BVTV vừa có Công văn số 156/TTBVTV về việc chủ động quản lý một số đối tượng dịch hại chính trên cây lúa vụ xuân năm 2025. Theo đó, các cơ quan chuyên môn cấp huyện tích cực chỉ đạo cơ sở và hướng dẫn nông dân thực hiện tốt việc bám sát đồng ruộng, nắm chắc diễn biến, xu hướng phát triển của bệnh đạo ôn, bệnh bạc lá - đốm sọc vi khuẩn, bệnh khô vằn. Phân cấp tuổi sâu, xác định thời điểm trưởng thành rộ cho từng khu vực, xác định mật độ trứng, tỷ lệ đã nở, tỷ lệ ký sinh để dự báo xu hướng mật độ sâu thời gian tới, làm cơ sở phòng trừ hiệu quả. Đồng thời phân loại từng trà lúa, từng cánh đồng, xác định diện tích lúa bị sâu, bệnh hại cần phòng trừ để hạn chế thấp nhất thiệt hại.

Đồng chí Vũ Thị Anh Đào, Phó Chi cục trưởng Chi cục TT&BVTV tỉnh cho biết: Các địa phương lưu ý chỉ đạo đội ngũ chuyên môn hướng dẫn nông dân tranh thủ thời tiết thuận lợi để chăm sóc, làm cỏ, bón phân kịp thời cho diện tích lúa theo đúng quy trình kỹ thuật. Bón đầy đủ cân đối giữa đạm, lân, kali, giúp lúa sinh trưởng và phát triển tốt, tăng sức đề kháng, khắc phục hiện tượng nghẹt rễ, hạn chế sâu bệnh hại cuối vụ. Chuột hại đang là đối tượng gây hại lúa với diện tích lớn nhất tại các vùng, cần hướng dẫn nông dân tiến hành vệ sinh phát quang bờ bụi, làm sạch cỏ dại quanh bờ và mương để hạn chế nơi ẩn náu và làm ổ sinh sản của chuột. Huy động các xứ đồng xử lý đánh bắt chuột đồng loạt, có thể sử dụng một trong các loại thuốc có trong danh mục được phép sử dụng tại Việt Nam đăng ký phòng trừ đối tượng này. Ưu tiên sử dụng các loại thuốc ít độc hại với môi trường, dùng theo hướng dẫn ghi trên bao bì...

  

Thu Hằng

Các tin khác


Xã Bắc Phong nâng cao chất lượng cuộc sống đồng bào dân tộc thiểu số 

Về xã Bắc Phong (Cao Phong) dịp này, trải khắp các vườn, đồi là màu vàng của cam, bưởi vào độ chín. Diện tích mía tím, mía trắng cũng chuẩn bị thu hoạch. Trục đường về các xóm và khu sản xuất đều đã cứng hóa thuận tiện, nhiều đoạn đường được trồng hoa, cây cảnh tạo cảnh quan sạch đẹp. Cuộc sống của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) ở vùng quê nông thôn mới này có nhiều khởi sắc theo hướng nâng cao về chất lượng. Thành quả đó có sự hỗ trợ, đồng hành về chính sách của Đảng, Nhà nước.

Nữ nông dân khởi nghiệp với cây dược liệu ở vùng Mường Bi

Nỗ lực khai thác tiềm năng đất đai, thổ nhưỡng, khí hậu địa phương để phát triển kinh tế, nhiều hội viên nông dân (HVND) trên địa bàn huyện Tân Lạc đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng sang các loại cây dược liệu có giá trị kinh tế cao. Hội viên Bùi Hồng Liên, khu Tân Thịnh, thị trấn Mãn Đức là một trong những điển hình thành công với mô hình ươm cây giống, trồng và và sơ chế dược liệu.

Quỹ hỗ trợ nông dân huyện Kim Bôi giải ngân cho 115 hộ vay trên 4 tỷ đồng

Theo Hội Nông dân huyện Kim Bôi, năm 2024, Quỹ hỗ trợ nông dân huyện tăng thêm 640 triệu đồng (đạt 129% kế hoạch), nâng tổng nguồn quỹ đến nay lên trên 6,9 tỷ đồng.

Hiệu quả chương trình giúp đỡ các xã đặc biệt khó khăn

Năm 2024, tiếp tục thực hiện chỉ đạo của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh, các sở, ngành, đơn vị đã quan tâm giúp đỡ các xã đặc biệt khó khăn. Qua đó, tạo sự gắn kết, trách nhiệm giữa các cơ quan cấp tỉnh với địa bàn cơ sở, đảm bảo linh hoạt, phù hợp với từng đơn vị. 

Huyện Lạc Thuỷ dành nguồn lực đầu tư vùng đồng bào dân tộc

Những năm qua, huyện Lạc Thuỷ đã triển khai thực hiện các chương trình, dự án, chính sách dân tộc có hiệu quả, tạo chuyển biến tích cực trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), đời sống nhân dân ổn định, từng bước được nâng cao, bộ mặt nông thôn ngày càng đổi mới.

Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Nhằm thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vừa qua, Sở Công Thương triển khai xây dựng 2 mô hình hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm tại huyện Kim Bôi và Lạc Sơn. Đây là mô hình thương mại 2 chiều, vừa hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm, vừa cung ứng các mặt hàng thiết yếu cho địa phương, phục vụ sản xuất, tiêu dùng của đồng bào dân tộc thiểu số. Qua đó góp phần tăng cường, sản phẩm do đồng bào các dân tộc thiểu số sản xuất, mở rộng hệ thống phân phối hàng tiêu dùng thiết yếu trên địa bàn tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục