Trung tâm Khuyến nông tỉnh Hoà Bình phối hợp UBND huyện Lạc Sơn vừa tổ chức lớp tập huấn "Phương pháp quản lý sâu bệnh hại trên lúa”. Tham gia lớp tập huấn có 45 học viên là nông dân trồng lúa của xã Văn Sơn.
Các học viên lớp tập huấn "Phương pháp quản lý sâu bệnh hại trên lúa” thăm đồng tại xã Văn Sơn (Lạc Sơn).
Các học viên được giảng viên chia sẻ các kiến thức chăm sóc cây lúa, cách nhận biết và các biện pháp quản lý sâu bệnh hại thường gặp trên cây lúa; hướng dẫn sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo nguyên tắc 4 đúng, đảm bảo an toàn, hiệu quả và thân thiện với môi trường.
Sau phần lý thuyết, các học viên đã trực tiếp ra đồng thực hành nhận biết các loại sâu bệnh gây hại trên cây lúa như: tập đoàn rầy, sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân, bệnh đạo ôn, bệnh bạc lá và được thực hành phương pháp sử dụng thuốc bảo vệ thực vật… Từ đó, giúp học viên có thể xác định chính xác tình trạng sâu bệnh hại trên ruộng và áp dụng các biện pháp xử lý kịp thời.
Trung tâm Khuyến nông tỉnh cũng đã phối hợp UBND huyện Tân Lạc tổ chức lớp tập huấn "Các giải pháp giảm phát thải khí nhà kính trong chăn nuôi nông hộ” tại xã Ngọc Mỹ.
Tham gia buổi tập huấn, các học viên được giảng viên trao đổi, chia sẻ các giải pháp giảm phát thải khí nhà kính trong chăn nuôi nông hộ với những nội dung như: Cải thiện khẩu phần ăn cho vật nuôi; sử dụng phụ phẩm nông nghiệp; quản lý chất thải chăn nuôi; ứng dụng công nghệ năng lượng tái tạo và cải tiến chuồng trại; trồng cây xanh quanh khu chăn nuôi.
Việc tổ chức các lớp tập huấn không chỉ giúp nâng cao kiến thức cho người dân, mà còn góp phần vào mục tiêu phát triển nông nghiệp bền vững, tăng năng suất, chất lượng trồng trọt và chăn nuôi tại địa phương.
Trung tâm Khuyến nông tỉnh Hoà Bình
Sở Công thương vừa tổ chức khai trương mô hình nhằm tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tại huyện Kim Bôi. Đây là mô hình "thương mại hai chiều" được sở Công thương triển khai theo Quyết định số 1719/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Về xã Bắc Phong (Cao Phong) dịp này, trải khắp các vườn, đồi là màu vàng của cam, bưởi vào độ chín. Diện tích mía tím, mía trắng cũng chuẩn bị thu hoạch. Trục đường về các xóm và khu sản xuất đều đã cứng hóa thuận tiện, nhiều đoạn đường được trồng hoa, cây cảnh tạo cảnh quan sạch đẹp. Cuộc sống của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) ở vùng quê nông thôn mới này có nhiều khởi sắc theo hướng nâng cao về chất lượng. Thành quả đó có sự hỗ trợ, đồng hành về chính sách của Đảng, Nhà nước.
Nỗ lực khai thác tiềm năng đất đai, thổ nhưỡng, khí hậu địa phương để phát triển kinh tế, nhiều hội viên nông dân (HVND) trên địa bàn huyện Tân Lạc đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng sang các loại cây dược liệu có giá trị kinh tế cao. Hội viên Bùi Hồng Liên, khu Tân Thịnh, thị trấn Mãn Đức là một trong những điển hình thành công với mô hình ươm cây giống, trồng và và sơ chế dược liệu.
Theo Hội Nông dân huyện Kim Bôi, năm 2024, Quỹ hỗ trợ nông dân huyện tăng thêm 640 triệu đồng (đạt 129% kế hoạch), nâng tổng nguồn quỹ đến nay lên trên 6,9 tỷ đồng.
Năm 2024, tiếp tục thực hiện chỉ đạo của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh, các sở, ngành, đơn vị đã quan tâm giúp đỡ các xã đặc biệt khó khăn. Qua đó, tạo sự gắn kết, trách nhiệm giữa các cơ quan cấp tỉnh với địa bàn cơ sở, đảm bảo linh hoạt, phù hợp với từng đơn vị.
Những năm qua, huyện Lạc Thuỷ đã triển khai thực hiện các chương trình, dự án, chính sách dân tộc có hiệu quả, tạo chuyển biến tích cực trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), đời sống nhân dân ổn định, từng bước được nâng cao, bộ mặt nông thôn ngày càng đổi mới.