Mỗi năm trôi qua, số triệu phú, tỷ phú là nông dân xuất hiện ngày một nhiều ở đất Mường. Cùng với sự đồng hành của các cấp HND trong tỉnh, nhiều hộ hội viên nông dân đã biết chắt chiu, tận dụng từng cơ hội để phát triển kinh tế, làm giàu cho mình và xây dựng quê hương. Một trong số nhiều nông dân đó tại địa bàn huyện Kim Bôi là ông Triệu Văn Bình – triệu phú nông dân người dân tộc Dao đầu tiên của xóm Thung Dao Bắc, xã Tú Sơn.

Hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số quảng bá, tiêu thụ nông sản 

Đối với sản xuất nông nghiệp, một trong những "nút thắt” lớn nhất là đầu ra ổn định cho nông sản. Do đó, việc hỗ trợ quảng bá, tiêu thụ nông sản của ngành chức năng, các cấp chính quyền có ý nghĩa rất quan trọng, nhất là đối với đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN).  

Tổ liên kết đan bèo tây tạo việc làm cho phụ nữ dân tộc thiểu số

Xã Yên Trị (Yên Thuỷ) có gần 60% dân số là đồng bào dân tộc Mường. Nhằm giúp phụ nữ dân tộc thiểu số có thêm điều kiện cải thiện thu nhập gia đình, nâng cao chất lượng cuộc sống, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) xã đã ra mắt mô hình tổ liên kết đan bèo tây tại Chi hội Phụ nữ xóm Tân Thịnh và xóm Lòng. Tuy mới đi vào hoạt động thời gian ngắn nhưng mô hình đã cho thấy hiệu quả tích cực, góp phần giải quyết việc làm cho phụ nữ địa phương trong thời gian nông nhàn.

Huyện Cao Phong chăm lo người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), người có uy tín (NCUT) có vai trò quan trọng. Họ là cầu nối đưa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với bà con để chính sách dân tộc được thực hiện đúng đắn, hiệu quả.

Trên 313,8 tỷ đồng thực hiện dự án phát triển giáo dục - đào tạo

Nhu cầu kinh phí theo Dự án 5 về phát triển giáo dục, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực sử dụng nguồn vốn Trung ương giai đoạn 2021 - 2025 là 514.792 triệu đồng. Đến nay, tổng số vốn giao 313.888 triệu đồng, trong đó, vốn đầu tư phát triển 57.600 triệu đồng, vốn sự nghiệp 256.288 triệu đồng.

Thực hiện 5 dự án định canh định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số

Thực hiện chính sách dân tộc trên địa bàn tỉnh, tính đến nay, 100% xã có điểm Bưu điện - Văn hoá xã cung cấp dịch vụ internet công cộng phục vụ nhân dân. 100% đồng bào dân tộc thiểu số được xem truyền hình và nghe đài phát thanh. Tỷ lệ thôn, xóm có nhà sinh hoạt cộng đồng đạt 97,57%; 100% thôn, xóm có đội văn nghệ (câu lạc bộ) truyền thống hoạt động thường xuyên, có chất lượng.

Xóm Bưng 2 giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc

Trong ngôi nhà nhỏ của ông Bùi Văn Lương ở xóm Bưng 2, xã Thu Phong (Cao Phong) bày la liệt mâm truyền thống, bồ đựng chăn màn, mâm đựng xôi, rổ… đã được hoàn thiện tinh xảo, đẹp mắt, chắc chắn.

Bảo tồn tiếng nói, chữ viết của dân tộc Mường

Người Mường có tổng dân số trên 1,4 triệu người, tập trung chủ yếu tại tỉnh Hòa Bình với trên 500 nghìn người, chiếm trên 63% dân số toàn tỉnh. Việc đẩy mạnh truyền dạy tiếng nói, chữ viết dân tộc Mường nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc, phát triển kinh tế - xã hội... Qua đó, góp phần thực hiệu hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Xã Mỹ Thành đổi thay nhờ chính sách dân tộc 

Với 99% dân số là người Mường, điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn, xã Mỹ Thành (Lạc Sơn) đã và đang được hỗ trợ triển khai thực hiện các chương trình, dự án đối với vùng dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi. Nổi bật là Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi.

Quan tâm phát triển văn hoá, thông tin và truyền thông vùng dân tộc thiểu số

Tỉnh Hòa Bình có 74,31% dân số là người dân tộc thiểu số (DTTS). Mỗi dân tộc có truyền thống, bản sắc văn hóa riêng, tạo nên sự đa dạng về văn hóa các dân tộc trên địa bàn tỉnh. Những năm qua, tỉnh luôn quan tâm phát triển văn hoá, thể thao, thông tin và truyền thông, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào.

Huyện Lạc Thuỷ xây dựng hệ thống chính trị vùng dân tộc thiểu số vững mạnh

Những năm qua, các chính sách, chương trình, dự án hỗ trợ cùng sự nỗ lực vươn lên của đồng bào các dân tộc huyện Lạc Thủy đã góp phần tạo nên những chuyển biến tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội. Huyện đặc biệt quan tâm xây dựng hệ thống chính trị và đội ngũ cán bộ, đảng viên người dân tộc thiểu số (DTTS) vững mạnh, tạo sự đồng thuận, đoàn kết hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.

Đổi thay xóm Rãnh 

Xóm Rãnh, xã Toàn Sơn, huyện Đà Bắc có 164 hộ, 675 nhân khẩu, trên 70% là người dân tộc Dao. Những năm qua, nhờ sự hỗ trợ của các chương trình, dự án đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số và nỗ lực của người dân, diện mạo xóm Rãnh đã đổi thay.

Củng cố hệ thống chính trị vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Những năm qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền tỉnh Hòa Bình tập trung củng cố, kiện toàn hệ thống chính trị cơ sở vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi. Qua đó, góp phần tích cực phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự xã hội trong vùng.

Đảm bảo an ninh trật tự vùng dân tộc thiểu số

Xác định công tác đảm bảo an ninh trật tự (ANTT) trên địa bàn tỉnh nói chung và vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nói riêng là nhiệm vụ thường xuyên, Đảng ủy Công an tỉnh chỉ đạo các đơn vị trực thuộc chủ động nắm và dự báo tình hình. Kịp thời tham mưu cấp ủy, chính quyền các cấp huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, tích cực vận động quần chúng thực hiện tốt các nội dung xây dựng, củng cố hệ thống chính trị cơ sở, xây dựng nền an ninh nhân dân, đẩy mạnh phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. 

Triển vọng nghề nuôi cá lồng gắn với du lịch tại các xã vùng hồ Hòa Bình

Trong khuôn khổ chương trình khai mạc Lễ hội Cá, tôm sông Đà tỉnh Hòa Bình năm 2024, màn đấu giá sản phẩm cá đặc sản vùng hồ Hòa Bình đã tạo được sức hút đặc biệt. Hàng nghìn khán giả phấn khích vỗ tay theo từng lần trả giá của người mua. Sau những phút "cân não” trả giá rất gay cấn và hồi hộp, con cá tầm thương phẩm trên 45 kg của Công ty TNHH Thủy sản Hải Đăng đã được chốt bán với giá 150 triệu đồng; con cá trắm đen trên 25 kg của Công ty TNHH Thủy sản và Dịch vụ Cường Thịnh được chốt bán với giá 105 triệu đồng. Cả hai con cá này đều được nuôi tại vùng hồ Hòa Bình, nơi từ lâu đã nổi tiếng với nhiều loại cá đặc sản có thể chinh phục cả những thực khách khó tính nhất.