(HBĐT) - 8,8 tỷ đồng đã được chị "liều lĩnh” đổ xuống mảnh đất Thung Khe, quanh năm sương mù bao phủ, bốn bề núi đá nhấp nhô. Để theo đuổi dự án khởi nghiệp của mình, cứ tối thứ sáu là chị Huỳnh Châu Hạnh (thường trú tại xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh, TP Hồ Chí Minh) đáp chuyến bay TP Hồ Chí Minh ra Hà Nội và lên đến Mai Châu khi trời mờ sáng. Dành trọn 2 ngày cho trang trại Đông trùng hạ thảo (ĐTHT) - Herbal King Mai Châu (tại xóm Thung Khe, xã Thung Khe, huyện Mai Châu). Đêm chủ nhật chị lại bay ngược vào TP Hồ Chí Minh để sáng hôm sau trở về với công việc cơ quan cũng như chăm sóc gia đình. Như "cô gái lấm bùn”, sau hơn 1 năm được chăm chút, gột rửa, đỉnh Thung Khe giờ đây rực rỡ sắc hoa 3 miền, ngát hương thơm từ những cốc trà ĐTHT. Út Hạnh đã góp phần mang đến cho cửa ngõ Mai Châu luồng sinh khí tươi mới, tạo cảm hứng cho các nhà đầu tư tìm đến với Mai Châu.

Anh Hoàng Văn Giang làm giàu từ trồng dổi

(HBĐT) - Yêu đất, yêu cây, tư duy khác với nhiều người, sau hơn chục năm, anh Hoàng Văn Giang đã sở hữu vườn dổi 400 cây, được xem có quy mô lớn nhất vùng đất Lạc Sơn. Ngoài ra, gia đình anh nuôi hàng trăm con lợn bản địa, trồng 2 ha cam lòng vàng đang ở thời kỳ kinh doanh. Mô hình kinh tế này đang vận hành đúng quỹ đạo và chỉ trong ít năm nữa, anh Giang có thể thu nhiều tỷ đồng từ bán hạt dổi.

Kỹ sư trẻ thu hàng trăm triệu đồng từ vườn ươm cây đặc sản

(HBĐT) - Tốt nghiệp đại học với tấm bằng kỹ sư loại khá, anh Bùi Văn Tường, xóm Sung 2, xã Thanh Hối (Tân Lạc) đã lựa chọn con đường khởi nghiệp tại quê hương với mô hình chọn và nhân giống cây dổi, cùng một số loại cây đặc sản khác ở địa phương. Sau 5 năm, với sự cần cù, chịu khó, vườn ươm đã đem lại nguồn thu hàng trăm triệu đồng cho chàng kỹ sư trẻ người Mường.

Sáng tạo sản phẩm gỗ lũa có giá trị nghệ thuật chinh phục thị trường

(HBĐT) - Sinh ra ở Nam Định, lên vùng đất Lâm Sơn (Lương Sơn) lập nghiệp từ hai bàn tay trắng, với tình yêu thiên nhiên, đam mê nghệ thuật, chịu thương, chịu khó, anh Đoàn Xuân Thành đã trở thành chủ cơ sở sản xuất gỗ lũa, tạo ra những sản phẩm có giá trị nghệ thuật cao, đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ của những khách hàng khó tính, đóng góp tích cực cho chuyển dịch cơ cấu ở địa phương.

Người “nghĩ khác” ở Bình Thanh

(HBĐT) - Từ hơn 1.000 m2 đất ruộng một vụ chỉ đủ gạo ăn, chị Nguyễn Thị Thương ở xóm Giang, xã Bình Thanh, huyện Cao Phong đã chuyển sang trồng các loại rau thơm cung cấp cho thị trường TP Hoà Bình. Không chỉ tạo việc làm cho các thành viên trong gia đình mà còn cho thu nhập ổn định gấp 2-3 lần trồng lúa.

Chàng thanh niên với khát vọng đưa nông sản ra thế giới
Bài 2 - Khát vọng nâng tầm thương hiệu chuối Viba

(HBĐT) - Chuối Viba là viết tắt của cụm từ VietNamBanana (chuối Việt Nam). Đây không chỉ là niềm tự hào và khát vọng xây dựng, khẳng định thương hiệu chuối của Việt Nam trên lãnh thổ Việt Nam mà khi xây dựng thương hiệu này, Trần Trung Đức mong muốn sẽ đưa chuối Việt Nam ra với thế giới. Từng bước, từng bước một, Đức đang biến mong muốn đó trở thành hiện thực.

Chàng thanh niên với khát vọng đưa nông sản ra thế giới

(HBĐT) - Tiên phong trồng chuối nuôi cấy mô trên quy mô lớn, hiện chàng thanh niên 27 tuổi Trần Trung Đức, xã Tân Thành (Lương Sơn) đã có 4 ha chuối với hơn 1 vạn cây chuối tiêu hồng, chuối Thái Lan cùng xưởng sơ chế, dấm chuối bằng công nghệ hiện đại. Đặc biệt, Đức còn là chủ sở hữu thương hiệu "Chuối Viba”, trung bình mỗi ngày cung cấp cho thị trường khoảng 5 tấn chuối chín thành phẩm.

Hợp tác xã An Sinh khởi nghiệp từ trồng sả

(HBĐT) - Trồng sả không mất nhiều công chăm sóc, giống dễ kiếm, phù hợp với nhiều loại đất, yêu thích mùi tinh dầu sả... đó là những lý do để chị Đinh Thị Huệ, HTX dịch vụ tổng hợp An Sinh, thôn chợ Đập, xã An Bình (Lạc Thuỷ) xây dựng ý tưởng trồng sả, sản xuất tinh dầu, sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ. Ý tưởng của chị Huệ bước đầu có thành công nhất định.

8X khởi nghiệp với mô hình sản xuất thực phẩm sạch

(HBĐT) - Có công việc ổn định tại UBND xã Yên Trị, thế nhưng, chàng trai 8X Bùi Huy Chương (sinh năm 1984) xóm Minh Sơn, xã Yên Trị (Yên Thủy) đã quyết định rời công sở và bắt đầu thực hiện đam mê tạo ra thực phẩm sạch để cung cấp cho người tiêu dùng.

Trần Văn Minh - “Nông dân Việt Nam xuất sắc”

(HBĐT) -Với nghị lực và quyết tâm vượt khó, dám nghĩ, dám làm, ông Trần Văn Minh ở xóm Điếm Tổng, xã Liên Sơn, huyện Lương Sơn đã mạnh dạn phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo. Mô hình gia trại và kinh doanh máy xúc phục vụ xây dựng vận tải mỗi năm cho gia đình ông tổng lợi nhuận 4,5 tỷ đồng. 5 năm liền, ông được công nhận là nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi cấp T.Ư; tháng 10/2018 được T.Ư Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Ban Tuyên giáo T.Ư vinh danh là 1 trong 63 "Gương mặt nông dân Việt Nam xuất sắc” năm 2018.

Triển vọng từ mô hình chăn nuôi bò công nghệ cao

(HBĐT) - Nằm lọt thỏm trong khan gian núi đồi hùng vỹ của xã Tân Mỹ, huyện lạc Sơn có 1 khu trang trại bò với sức chứa khoảng 1000 con. Đây là khu trang trại vùng lõi của Công ty CP chăn nuôi T&T 159 huyện Lạc Sơn. 

Vườn lan tiền tỷ của 9X ở bản nghèo

(HBĐT) -Đam mê những nhành lan rừng khi còn là đứa trẻ, theo thời gian thì tình yêu với loài cây cảnh này ngày một sâu nặng. Và rồi, lan rừng lên ngôi, trở thành thú chơi thịnh hành đã mở ra cơ hội lớn để hai anh em 9X ở một xóm nghèo thuộc xã Đông Lai (Tân Lạc) khởi nghiệp và gặt hái được những thành công.

Cô gái Mường “chèo lái” hợp tác xã sản xuất rau an toàn Quyết Chiến

(HBĐT) - Thành lập từ tháng 4/2018, HTX sản xuất rau an toàn (RAT) Quyết Chiến, xã Quyết Chiến (Tân Lạc) đang được Đinh Thị Quyết - cô gái Mường SN 1986 ở xóm Biệng "chèo lái”. Quyết hiện đang nắm giữ vai trò Giám đốc HTX, trực tiếp phụ trách lĩnh vực thị trường.

Người “ truyền lửa” cho thanh niên khởi nghiệp


Bài 2 – Đề cao trách nhiệm vì cộng đồng

(HBĐT) - Nhiều năm liền giữ chức Chủ tịch Hội Doanh nghiệp trẻ và hiện tại là Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học - Kỹ thuật của tỉnh, doanh nhân Hà Văn Thắng, vị CEO của Công ty CP 26-3 Hòa Bình thường xuyên có mặt trong các diễn đàn về KT -XH. Trong các diễn đàn này, anh sẵn sàng sẻ chia kiến thức, kinh nghiệm trên thương trường cho thế hệ trẻ đang thực hiện ước mơ lập thân, lập nghiệp trong đó thể hiện rõ cái tâm hướng về cộng đồng.

 

Bài 1 - Dốc sức khám phá các cơ hội kinh doanh
Người “ truyền lửa” cho thanh niên khởi nghiệp

(HBĐT) - Đến với lĩnh vực kinh doanh bởi một chữ "duyên”, nhưng dồn vào đó tất cả sự đam mê, nhiệt huyết, anh Hà Văn Thắng, Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần 26-3 Hòa Bình sớm trở thành doanh nhân thành đạt. Đi nhiều, nói nhiều ở các cương vị, diễn đàn KT-XH, gần 2 thập kỷ qua anh Thắng còn được biết đến là người "truyền lửa” cho thanh niên khởi nghiệp.

Người thợ may giàu nghị lực

(HBĐT) - Số phận không may đã cướp đi đôi chân của chị. Nhưng bằng nghị lực, chị đã phấn đấu để chứng tỏ người khuyết tật cũng có thể làm được mọi việc như người bình thường. Hiện giờ chị là chủ một cơ sở may và tạo việc làm cho nhiều chị em trong thôn, xóm. Người mà chúng tôi muốn nhắc đến là chị Bùi Thị Miền (SN 1978), người thợ may không chân, trú tại xóm Chanh, xã Vĩnh Đồng (Kim Bôi).

Phiên chợ truyền thông – câu chuyện khởi nghiệp dành cho phụ nữ dân tộc thiểu số

(HBĐT) - Thực hiện Đề án "Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp (Đề án 939) giai đoạn 2017-2025”, ngày 5/10, Hội LHPN Việt Nam phối hợp với Hội LHPN tỉnh tổ chức "Phiên chợ truyền thông – Câu chuyện khởi nghiệp dành cho phụ nữ dân tộc thiểu số” tại huyện Lương Sơn. Tham dự hội chợ có đồng chí Bùi Thị Hòa, Phó Chủ tịch Trung ương Hội LHPN Việt Nam; đại diện lãnh đạo một số sở, ngành và trên 400 hội viên, phụ nữ huyện Lương Sơn.

Nữ Trưởng xóm kiên trì đưa cây Sachi về vùng quê nghèo

(HBĐT) - Cùng cán bộ xã Địch Giáo (Tân Lạc), chúng tôi đến thăm mô hình trồng cây Sachi hiệu quả ở xóm Khạng. Dù đã được đồng chí Bùi Văn Nức, công chức Văn phòng UBND xã Địch Giáo nói trước sẽ xuống gặp cán bộ xóm, thăm mô hình nhưng chúng tôi không ngờ được người phụ nữ trẻ có dáng người nhỏ nhắn, nhanh nhẹn, ăn mặc giản dị trước mặt là trưởng xóm Hà Thị Hạnh.

8X khởi nghiệp từ đam mê luyện viết chữ đẹp

(HBĐT) - "Dạy viết chữ vừa là đam mê, vừa là trăn trở mà tôi quyết tâm thực hiện để giúp mọi người trân trọng chữ Quốc ngữ, biết viết chữ đẹp”. Đó là tâm sự của cô giáo Hà Thị Hoa, Giám đốc Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng năng khiếu và ngoại ngữ quốc tế Green Star, được thành lập cách đây 1 năm tại phường Chăm Mát, TP Hòa Bình.

Mở hướng làm giàu từ trồng thanh long ruột đỏ

(HBĐT) - Nhờ mạnh dạn chuyển đổi diện tích đất vườn, ruộng lúa bấp bênh sang trồng thanh long ruột đỏ, anh Bùi Văn Thanh, xóm Đồi Bưng 2, xã Đông Lai (Tân Lạc) đã thu được những kết quả ngoài mong đợi, mở ra hướng làm giàu đầy hứa hẹn.

Hội LHPN tỉnh: Triển khai Đề án “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp”

(HBĐT) - Ngày 26/9, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh tổ chức hội nghị triển khai Đề án "Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp”. Dự hội nghị và lớp tập huấn có đại diện lãnh đạo một số sở, ngành và trên 70 học viên là cán bộ nữ quản lý trong các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, tổ liên kết, hộ sản xuất, kinh doanh đến từ các huyện, thành phố.

Tổ trưởng tổ hợp tác nuôi ong thành công nhờ uy tín và năng động

(HBĐT) - Theo giới thiệu của Hội Nông dân huyện Lương Sơn, chúng tôi đến thăm mô hình nuôi ong lấy mật của anh Nguyễn Văn Tươi ở xóm Sấu Hạ, xã Thanh Lương. Mới ngoài 30 tuổi, anh Tươi được biết đến là điển hình nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi, vừa cần cù lại giỏi tính toán làm ăn. Anh hiện là tổ trưởng tổ hợp tác nuôi ong lấy mật xóm Sấu Hạ.

CEO Vietjet: Khi khởi nghiệp, đừng tiết kiệm ước mơ

Nữ tỷ phú chia sẻ câu chuyện kinh doanh của Vietjet và gửi lời khuyên khởi nghiệp trước 1.000 đại biểu trong ngoài nước tham dự WEF ASEAN.

Nữ doanh nhân khởi nghiệp sáng tạo với cây Sachi

Bài 2: Sachi - khơi nguồn đam mê sáng tạo 
(HBĐT) - Tháng 7/2017, sau bước đầu xây dựng vùng nguyên liệu, chị Lê Thị Vân, Giám đốc Công ty CP Inca Việt Nam bắt tay vào sản xuất và cho ra sản phẩm của mình. Quá đỗi bất ngờ bởi sản phẩm viên nang Omega (liên kết với công ty Dược) của Công ty CP Inca Việt Nam vừa ra mắt 2 ngày đã được Hiệp hội thực phẩm chức năng Việt Nam mời tham gia và tôn vinh giải thưởng Sản phẩm vàng vì sức khỏe cộng đồng năm 2017. Cũng từ đây, người tiêu dùng biết đến một địa chỉ sản phẩm Sachi của Việt Nam sản xuất tại Hòa Bình.

Nữ doanh nhân khởi nghiệp sáng tạo với cây Sachi

(HBĐT) - Cuộc sống đang ấm êm, công việc của một cô giáo tuy không giàu nhưng ổn định, luôn là hậu phương vững chắc cho chồng, chị Lê Thị Vân (số 89B, đường Bùi Thị Xuân, tổ 24, phường Hữu Nghị, TP Hòa Bình) đột ngột chuyển hướng sang công việc hoàn toàn mới và trên thực tế "không trải hoa hồng”, đó là trở thành doanh nhân. Kể từ đây chị xác định đối mặt với những thử thách trên thương trường.