(HBĐT) - Nếm bao nhiêu "trái đắng" với nhiều loại cây trồng kém hiệu quả, cuối cùng anh Bùi Văn Thủy, xóm Bái, xã Kim Bình (Kim Bôi) cũng đã tìm được hướng phát triển kinh tế của gia đình với cây chuối tiêu hồng. Chỉ sau 3 năm, những trái chuối ngọt đã đem lại cho anh Thủy thu nhập hàng trăm triệu đồng.

Vườn chuối tiêu hồng của anh Bùi Văn Thủy, xóm Bái, xã Kim Bình (Kim Bôi) đem lại thu nhập mỗi năm hàng trăm triệu đồng.

Chúng tôi tới thăm khu vườn chuối của anh Thủy đúng thời điểm anh đang chuẩn bị thu hoạch, xuất bán. Vụ chuối năm nay trúng lớn, các buồng chuối đều cho quả đẹp, to, màu sắc bắt mắt. Được thương lái thu mua 2.000 buồng chuối với giá 100.000 đồng/buồng, sau khi trừ chi phí phân bón, giống, công chăm sóc, anh dự tính thu về hơn 100 triệu đồng.

Anh Thủy cho biết: "Những năm trước đây, gia đình tôi chỉ trông vào ruộng lúa, ngô nên thu nhập thấp, đời sống bếp bênh. Sau đó, tôi cũng đã mạnh dạn chuyển đổi cây trồng sang mía, sả, nhưng do thiếu kinh nghiệm, vụ năm đó lại không được giá, gia đình phải bán lỗ để thu lại vốn, khó khăn lại càng chồng chất. Tình cờ được thăm quan mô hình chuối tiêu hồng tại xã Hợp Kim (Kim Bôi), nhận thấy chất đất nơi đây cũng giống với vườn nhà, không tốn nhiều công chăm sóc, do đó tôi quyết định tiếp tục chuyển đổi cây trồng sang chuối tiêu hồng".

Ở Kim Bình chưa có ai trồng chuối thương phẩm, do đó, việc xây dựng mô hình, kinh nghiệm chăm sóc chuối anh đều phải tự tìm hiểu, tham khảo qua sách, báo, internet. Với khoản tiền vốn ít ỏi và vay mượn từ bạn bè, anh trồng thử 500 gốc chuối tiêu với niềm hy vọng thoát khỏi cảnh nghèo khó, nợ nần. Vụ đầu tiên, do thiếu kinh nghiệm, nhiều cây cho quả không đẹp, ngã đổ do mưa gió, nhiễm bệnh vàng lá, thương lái thu mua số lượng thấp, diện tích còn lại từ chối mua. Không nản chí, rút kinh nghiệm những khó khăn từng gặp phải, anh tìm cách hạn chế tối đa dịch bệnh, tiêu hủy ngay đối với những diện tích nhiễm bệnh, đồng thời gia cố chắc chắn bằng cọc, dây, cắt tỉa bớt lá để tránh cây đổ do gió bão, tiếp tục mở rộng diện tích vườn. Nhờ đó, những vụ chuối sau hầu như không có thiệt hại, cây nào cũng cho buồng đẹp, được thương lái thu mua giá cao.

Anh Thủy chia sẻ kinh nghiệm: "Chọn chuối giống phải thật tốt thì cây mới sinh trưởng và phát triển tốt. Chuối không cần nhiều phân bón nhưng cần nhiều nước nên phải có nguồn nước tưới dồi dào, đồng thời phải có đường thoát nước tại các gốc chuối để tránh ngập úng, thối gốc. Ngoài ra, phải trồng đúng vụ để chuối kịp ra quả vào dịp lễ, Tết, bán sẽ được giá cao hơn". Việc áp dụng KH-KT vào sản xuất đã giúp cải thiện đáng kể về chất lượng, năng suất cây trồng, giảm bớt chi phí, đem lại lợi nhuận cao hơn. Sắp tới, anh dự định tiếp tục mở rộng vườn chuối, xây dựng mô hình theo tiêu chuẩn VietGAP, sơ chế đóng gói ngay tại vườn nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Theo anh dự tính, nếu canh tác chuối theo quy trình VietGAP, lợi nhuận không dưới 150 triệu đồng/ha.

 Nhu cầu của thị trường về mặt hàng này lớn, nhất là sản phẩm chuối sạch, không sử dụng các loại hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật lại càng được ưa chuộng. Theo anh Thủy, chất đất ở địa phương và một số vùng lân cận đều phù hợp với chuối tiêu hồng, quả cho chất lượng cao, hương vị đặc trưng. Đồng thời, với nguồn nước tưới dồi dào là yếu tố quan trọng giúp mô hình phát triển bền vững. Để nhân rộng mô hình, đưa cây chuối thành một trong những hướng phát triển kinh tế chủ lực, bên cạnh các điều kiện tự nhiên sẵn có, cần đưa KH-KT vào sản xuất, phát triển theo hướng nông nghiệp sạch; sản xuất theo chuỗi giá trị từ sản xuất đến khâu tiêu thụ nhằm đem lại lợi nhuận cao nhất, từng bước xây dựng thương hiệu sản phẩm sạch, uy tín với thị trường.

                                                                                                     Hoàng Anh

 

Các tin khác


Bài 2: Từ nhà hàng Gia Hân đến nhà hàng Bếp Mường Đà Giang

(HBĐT) - Di chuyển địa điểm, đầu tư quy mô, bài bản hơn và có nhiều nét khác biệt của nhà hàng Gia Hân trên phố ẩm thực dọc tuyến đê Đà Giang, phường Đồng Tiến (TP Hòa Bình) là bước ngặt khẳng định sự trưởng thành cả về tiềm lực kinh tế, sự mạnh dạn, quyết đoán và nhạy bén để tận dụng có hiệu quả những yếu tố "thiên thời, địa lợi, nhân hòa” của Nguyễn Trọng Tấn.

Bài 1: Nhà hàng Gia Hân và những dấu ấn ngày đầu khởi nghiệp

(HBĐT) - Mặc dù đang trong giai đoạn gấp rút hoàn thiện cơ sở vật chất ở hạng mục cuối cùng, nhưng nhà hàng Bếp Mường Đà Giang đã thu hút đông đảo thực khách đến thưởng thức những món ăn dân dã, đậm bản sắc của đồng bào dân tộc Mường Hòa Bình. Vì sao nhà hàng Bếp Mường Đà Giang lại có sức cuốn hút đến như vậy? Cuộc trò chuyện với chủ nhân nhà hàng Trọng Tấn đã giúp chúng tôi lý giải được sự hấp dẫn của một nhà hàng mới mở trên phố ẩm thực ở phường Phương Lâm (TP Hòa Bình).

Thanh niên 9X làm giàu thành công nhờ đam mê với nông nghiệp

(HBĐT) - Thực hiện phong trào "Thanh niên khởi nghiệp”, thời gian qua, trên địa bàn xã Thanh Nông (Lạc Thủy) có nhiều gương thanh niên làm kinh tế giỏi, thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Nguyễn Văn Ba, sinh năm 1990 ở xóm Vai, xã Thanh Nông đã lựa chọn mô hình chăn nuôi thỏ để làm giàu trên chính mảnh đất quê hương mình.

Cô gái tiên phong với dịch vụ giúp việc chuyên nghiệp

Bài 1: Xóa bỏ định kiến về nghề giúp việc

(HBĐT) - Với phương châm "Tin cậy - hiệu quả - chuyên nghiệp”, cô gái xứ Nghệ Nguyễn Thị Thương là người tiên phong cung cấp dịch vụ giúp việc chuyên nghiệp tại tỉnh Hòa Bình. Sau hơn 1 năm đi vào hoạt động, dịch vụ cung ứng dịch vụ giúp việc chuyên nghiệp là lĩnh vực đem lại lợi nhuận cao cho Công ty TNHH TM&DV phát triển cộng đồng Hòa Bình. 

Bí thư Đoàn 8X khởi nghiệp với homestay kiểu mới

(HBĐT) - Làm du lịch cộng đồng- homestay đã trở nên quen thuộc đối với người dân huyện Mai Châu, tuy nhiên, đa phần người dân vẫn làm theo lối truyền thống nên còn hạn chế trong việc đáp ứng nhu cầu phục vụ du khách. Nhận thấy thực tế đó, Bí thư Đoàn xã Chiềng Châu Hà Công Hợi đã mạnh dạn đổi mới cách làm, mang những nét độc đáo kết hợp giữa truyền thống và hiện đại làm hài lòng du khách.

Hà Văn Quỳnh - đứng dậy từ những thất bại

(HBĐT) - Liên kết với các HTX sản xuất rau an toàn trong tỉnh và tỉnh Sơn La; ký kết hợp đồng tiêu thụ rau, củ, quả các loại với nhiều cửa hàng ở các tỉnh Bắc Ninh, Hưng Yên và TP Hà Nội; lúc cao điểm có ngày cung cấp cho thị trường 7 - 8 tấn sản phẩm; giải quyết việc làm với thu nhập ổn định cho hàng trăm lao động ở xã đặc biệt khó khăn. Để có được thành công thuyết phục này, ít ai biết được Hà Văn Quỳnh - Giám đốc HTX dịch vụ và phát triển nông nghiệp Tam Hòa, xã Tân Sơn (Mai Châu) từng có thời điểm "ngậm đắng nuốt cay” trên bước đường khởi nghiệp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục