(HBĐT) - Những năm qua, NHCSXH huyện Tân Lạc đã trở thành người bạn thân thiết, là chỗ dựa tin cậy của người nghèo và các đối tượng chính sách khác trong huyện. Đối với nhiều người dân xã Quy Hậu, những đồng vốn ưu đãi của Chính phủ đã trở thành cứu cánh giúp họ những lúc khó khăn, tạo việc làm, cải thiện cuộc sống gia đình.
Từ vốn vay chương trình SXDK, người dân xóm Khang, xã Quy Hậu, Tân Lạc đầu tư trồng cây ăn quả có múi đem lại hiệu quả kinh tế.
Xã Quy Hậu có 18 tổ TK&VV, hiện đang triển khai thực hiện 13 chương trình tín dụng ưu đãi của NHCSXH, dư nợ đạt trên 19,4 tỷ đồng với 649 hộ vay. Trong đó, chương trình cho vay SXKD vùng khó khăn có dư nợ cao nhất trên 6,6 tỷ đồng với 284 hộ vay; chương trình hộ nghèo có 126 hộ vay, dư nợ trên 3,6 tỷ đồng; chương trình cho vay NS&VSMT dư nợ trên 3 tỷ đồng với 242 hộ vay... Ngoài ra, xã còn thực hiện huy động tiền gửi tiết kiệm thông qua tổ được trên 963 triệu đồng. Đặc biệt, nhiều năm liền, xã không có nợ quá hạn.
Theo cơ chế hiện hành, NHCSXH huyện Tân Lạc thực hiện uỷ thác qua 4 tổ chức chính trị - xã hội ở xã. Phương thức cho vay ủy thác là cơ sở để các tổ chức chính trị - xã hội cùng với ngân hàng thực hiện cơ chế tín dụng cho vay theo nguyên tắc giải ngân trực tiếp, không qua khâu trung gian, hạn chế đến mức thấp nhất những mất mát, rủi ro trong hoạt động tín dụng. Để nguồn vốn vay đến đúng đối tượng, người được vay sử dụng đúng mục đích, NHCSXH huyện Tân Lạc đã chỉ đạo các tổ TK&VV trong xã tổ chức họp bình xét cho vay bảo đảm dân chủ, công khai theo danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo được UBND huyện phê duyệt hàng năm. Ngân hàng phân công cán bộ tín dụng tham gia dự họp tổ TK&VV, tuyên truyền về các chủ trương, chính sách tín dụng ưu đãi, những quy định của ngân hàng; giám sát phát hiện, xử lý, ngăn chặn tình trạng tổ trưởng tổ TK&VV tự ý thu gốc của hộ vay, giảm thiểu tình trạng vay hộ, xâm tiêu, chiếm dụng vốn.
Việc đưa nhanh nguồn vốn ưu đãi của Nhà nước đến với hộ nghèo, đối tượng chính sách đã góp phần quan trọng vào công tác XĐ - GN của xã. Ngoài ra, huyện Tân Lạc còn triển khai nhiều chính sách hỗ trợ hộ nghèo thiết thực như: Tăng cường công tác khuyến nông khuyến lâm xuống cơ sở, trang bị kiến thức, hướng dẫn người nghèo cách tổ chức sản xuất, ứng dụng tiến bộ KH -KT vào SX -KD, tạo nhiều việc làm, tăng thu nhập. Thực hiện chính sách hỗ trợ người nghèo xóa nhà tạm, dột nát để họ ổn định cuộc sống. Tăng cường công tác đào tạo nghề cho người nghèo, DTTS nhằm tạo việc làm ổn định. Đồng thời, triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ về giáo dục, y tế, trợ giúp pháp lý, nâng cao năng lực, nhận thức... giúp các hộ nghèo nâng cao đời sống về mọi mặt và thoát nghèo một cách bền vững. Do đó, tỷ lệ hộ nghèo của xã giảm còn 8,6%, thu nhập bình quân đầu người năm 2019 ước đạt 34 triệu đồng.
Đồng chí Bùi Văn Thiệm, Phó Chủ tịch UBND xã Quy Hậu cho biết: Nhờ chính sách của Đảng và Nhà nước, người nghèo và hộ chính sách được tiếp cận với nguồn vốn ưu đãi, có điều kiện phát triển kinh tế gia đình, các hộ vay vốn đều sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả, trả gốc, lãi đúng hạn. Nhờ đó, người nông dân đã sử dụng có hiệu quả nguồn vốn vay, nhiều hộ thoát nghèo, vươn lên làm giàu.
Đ.T
(HBĐT) - Trong những năm qua, phong trào thi đua sản xuất kinh doanh giỏi đã khích lệ nhiều hội viên nông dân xã Thanh Hối (Tân Lạc) chủ động phát triển kinh tế, xóa đỏi giảm nghèo bền vững bằng những mô hình hay, cách làm hiệu quả. Trong đó, tiêu biểu là ông Bùi Văn Thuận, xóm Sung với mô hình trồng rau sạch và vườn ươm giống mang lại thu nhập cao.
(HBĐT) - Qua lời kể của đồng chí Bùi Thị Hạt, Phó Chủ tịch UBND xã Tân Phong (Cao Phong), chúng tôi có dịp tiếp xúc với ông Bùi Văn Khượng, 50 tuổi ở xóm Trang Trong, xã Tân Phong, điển hình làm kinh tế giỏi ở địa phương. Từng là lính công binh, trở về địa phương với đôi bàn tay trắng. Khao khát đổi đời, làm giàu trên chính quê hương mình đã thôi thúc chàng trai trẻ Bùi Văn Khượng tìm hướng đi riêng cho mình.
(HBĐT) - Năm 2015, một số nông dân ở xóm Đam, xã Yên Nghiệp (Lạc Sơn) cùng bàn bạc, trao đổi và lựa chọn đầu tư chăn nuôi gà bản địa theo hướng thương phẩm với mục đích phát triển kinh tế gia đình. Năm 2016, xuất phát từ nhu cầu tập hợp lại, họ lập nên nhóm sở thích, đến năm 2017 chính thức thành lập tổ hợp tác (THT) chăn nuôi gà bản địa xóm Đam với 8 hộ thành viên. Từ đó đến nay, mặc dù chưa nhận được sự hỗ trợ nào của Nhà nước nhưng bằng sự hợp lực của các thành viên, THT đã duy trì và phát triển, trở thành địa chỉ tin cậy cung ứng gà bản địa cho thị trường trong, ngoài tỉnh.
(HBĐT) - Nếm bao nhiêu "trái đắng" với nhiều loại cây trồng kém hiệu quả, cuối cùng anh Bùi Văn Thủy, xóm Bái, xã Kim Bình (Kim Bôi) cũng tìm được hướng phát triển kinh tế của gia đình với cây chuối tiêu hồng. Sau 3 năm, những trái chuối ngọt đã đem lại cho gia đình anh hàng trăm triệu đồng.
(HBĐT) - Năm 2015, một số nông dân ở xóm Đam, xã Yên Nghiệp (Lạc Sơn) cùng bàn bạc, trao đổi và lựa chọn đầu tư chăn nuôi gà bản địa theo hướng thương phẩm với mục đích phát triển kinh tế gia đình. Năm 2016, xuất phát từ nhu cầu tập hợp lại, họ lập nên nhóm sở thích, đến năm 2017 chính thức thành lập tổ hợp tác (THT) chăn nuôi gà bản địa xóm Đam với 8 hộ thành viên. Từ đó đến nay, mặc dù chưa nhận được sự hỗ trợ nào của Nhà nước nhưng bằng sự hợp lực của các thành viên, THT đã duy trì và phát triển, trở thành địa chỉ tin cậy cung ứng gà bản địa cho thị trường trong, ngoài tỉnh.
(HBĐT) - Nếm bao nhiêu "trái đắng" với nhiều loại cây trồng kém hiệu quả, cuối cùng anh Bùi Văn Thủy, xóm Bái, xã Kim Bình (Kim Bôi) cũng đã tìm được hướng phát triển kinh tế của gia đình với cây chuối tiêu hồng. Chỉ sau 3 năm, những trái chuối ngọt đã đem lại cho anh Thủy thu nhập hàng trăm triệu đồng.