(HBĐT) - Thu mua trâu, bò gầy yếu đem về vỗ béo rồi xuất bán, công việc tưởng chừng như đơn giản ấy đã đem lại cho hộ chị Hồ Thị Kiều, xóm Gò Chè, xã Hợp Kim (Kim Bôi) thu nhập cả tỷ đồng mỗi năm.


Thu mua trâu, bò gầy yếu đem về vỗ béo rồi xuất bán, công việc tưởng chừng như đơn giản ấy đã đem lại cho hộ chị Hồ Thị Kiều, xóm Gò Chè, xã Hợp Kim (Kim Bôi) thu nhập cả tỷ đồng mỗi năm.

Chúng tôi đến thăm hộ chị Kiều đúng lúc gia đình đang vận chuyển trâu, bò lên xe tải xuất bán. Chị Kiều cho biết: "Làm thuê mướn thu nhập thấp, vất vả, vợ chồng tôi quyết định chuyển hướng sang chăn nuôi. Diện tích đất chăn thả ngày càng bị thu hẹp, tôi đầu tư xây dựng chuồng trại kiên cố, nuôi nhốt và cho ăn thức ăn tổng hợp. Bên cạnh đó, toàn bộ diện tích vườn tạp rộng hơn 1 ha của gia đình chuyển sang trồng cỏ voi làm thức ăn cho vật nuôi. Sau một thời gian triển khai mô hình cho hiệu quả kinh tế rõ rệt, lợi nhuận không ngờ lại cao đến vậy".

Bắt tay vào làm,cả hai vợ chồng chị đều phải nỗ lực, cố gắng. Từ sáng sớm, anh Nguyễn Văn Hiệu, chồng chị Kiều lái xe tải đến khắp các xóm, xã trong, ngoài huyện để tìm mua trâu, bò gầy, yếu,cân nặng từ 200-250 kg đưa về nuôi vỗ béo. Hàng ngày, chị Kiều dọn dẹp, vệ sinh khử trùng khu chuồng trại để tạo môi trường sạch sẽ cho vật nuôi, hạn chế dịch bệnh.

Tại chuồng chăn nuôi rộng hơn 400 m2, vợ chồng chị Kiều đang nuôi vỗ béo hơn 40 con trâu, bò.Nhờ công chăm sóc "mát tay" của vợ chồng anh chị, mỗi con trâu, bò tăng từ 40-50 kg/tháng. Nguồn thức ăn luôn được chủ động, cho ăn đúng giờ, đúng cách, đảm bảo vệ sinh và hàm lượng chất dinh dưỡng đúng theo tiêu chuẩn. Học hỏi theo mô hình nuôi vỗ béo trâu, bò của Hà Lan trên sách, báo, chị kết hợp các loại thức ăn tự nhiên và tổng hợp, cùng một số chế phẩm sinh học, tuân thủ nghiêm ngặt vệ sinh an toàn thực phẩm, đồng thời kiểm tra lượng mỡ trên đàn vật nuôi định kỳ để trộn thức ăn cho phù hợp.

Chị Kiều chia sẻ bí quyết: "Để chăn nuôi hiệu quả phải làm tốt từ khâu chọn giống, trâu, bò được thu mualà giống đực, cao to, vai nở, lưng dài, hơn 1 năm tuổi để sinh trưởng tốt, phát triển tối đa về cân nặng. Không mua bê, nghé còn non vì thời gian vỗ béo lâu hơn, tốn nhiều thức ăn, lợi nhuận thấp, chậm quay vòng vốn. Pha trộn thức ăn là khâu quan trọng nhất, thức ăn bao gồm: cỏ voi xay nhuyễn, cám, bã... đảm bảo sạch sẽ. Trong đó, cần trộn thêm men tiêu hóa vào thức ăn để chúng hấp thụ nhanh hơn, cho ăn 2 lần/ngày.Nguồn nước uống cũng được pha thêm các loại muối khoáng cần thiết, tăng sức đề kháng cho vật nuôi".

Hiện, gia đình chị đang tính thuê vườn, mở rộng diện tích trồng cỏ voi,mở rộng chuồng trại, thuê thêm lao động thường xuyên; xây dựng bể ủ, kho chứa cỏ nhằm tích trữ thức ăn cho vật nuôi vào mùa đông.

Nuôi vỗ béo trâu, bò tuy cần nhiều vốn, nhưng thu hồi, quay vòng nhanh, chỉ 4-5 tháng là có thể xuất bán. Nhờ chủ động tìm kiếm thị trường, mua bán không qua trung gian cộng với chất lượng sản phẩm tốt nên đầu ra ổn định. Đều đặn mỗi tháng, chị Kiều xuất hơn 15 con bò đến thị trường Hà Nội, 10-15 con trâu sang thị trường Trung Quốc. Trung bình mỗi con trâu, bò sau khi vỗ béo và xuất bán cho lãi 3-4 triệu đồng/con.Mỗi tháng, gia đình chị xuất hơn 30 con, giá bán trung bình 70-80.000 đồng/kg hơi. Nhờ đó, mô hình vỗ béo vật nuôi đem lại cho gia đình chị thu nhập gần 100 triệu đồng/tháng,thu về bạc tỷ mỗi năm.

Hoàng Anh

Các tin khác


Rời hang Dấu Rìu trở thành tỷ phú trồng cam

(HBĐT) - Qua lời kể của đồng chí Bùi Thị Hạt, Phó Chủ tịch UBND xã Tân Phong (Cao Phong), chúng tôi có dịp tiếp xúc với ông Bùi Văn Khượng, 50 tuổi ở xóm Trang Trong, xã Tân Phong, điển hình làm kinh tế giỏi ở địa phương. Từng là lính công binh, trở về địa phương với đôi bàn tay trắng. Khao khát đổi đời, làm giàu trên chính quê hương mình đã thôi thúc chàng trai trẻ Bùi Văn Khượng tìm hướng đi riêng cho mình.

Tổ hợp tác chăn nuôi gà bản địa xóm Đam cùng khởi nghiệp

(HBĐT) - Năm 2015, một số nông dân ở xóm Đam, xã Yên Nghiệp (Lạc Sơn) cùng bàn bạc, trao đổi và lựa chọn đầu tư chăn nuôi gà bản địa theo hướng thương phẩm với mục đích phát triển kinh tế gia đình. Năm 2016, xuất phát từ nhu cầu tập hợp lại, họ lập nên nhóm sở thích, đến năm 2017 chính thức thành lập tổ hợp tác (THT) chăn nuôi gà bản địa xóm Đam với 8 hộ thành viên. Từ đó đến nay, mặc dù chưa nhận được sự hỗ trợ nào của Nhà nước nhưng bằng sự hợp lực của các thành viên, THT đã duy trì và phát triển, trở thành địa chỉ tin cậy cung ứng gà bản địa cho thị trường trong, ngoài tỉnh.

Thu nhập hàng trăm triệu đồng từ trồng chuối tiêu hồng

(HBĐT) - Nếm bao nhiêu "trái đắng" với nhiều loại cây trồng kém hiệu quả, cuối cùng anh Bùi Văn Thủy, xóm Bái, xã Kim Bình (Kim Bôi) cũng tìm được hướng phát triển kinh tế của gia đình với cây chuối tiêu hồng. Sau 3 năm, những trái chuối ngọt đã đem lại cho gia đình anh hàng trăm triệu đồng.

Tổ hợp tác chăn nuôi gà bản địa xóm Đam cùng khởi nghiệp

(HBĐT) - Năm 2015, một số nông dân ở xóm Đam, xã Yên Nghiệp (Lạc Sơn) cùng bàn bạc, trao đổi và lựa chọn đầu tư chăn nuôi gà bản địa theo hướng thương phẩm với mục đích phát triển kinh tế gia đình. Năm 2016, xuất phát từ nhu cầu tập hợp lại, họ lập nên nhóm sở thích, đến năm 2017 chính thức thành lập tổ hợp tác (THT) chăn nuôi gà bản địa xóm Đam với 8 hộ thành viên. Từ đó đến nay, mặc dù chưa nhận được sự hỗ trợ nào của Nhà nước nhưng bằng sự hợp lực của các thành viên, THT đã duy trì và phát triển, trở thành địa chỉ tin cậy cung ứng gà bản địa cho thị trường trong, ngoài tỉnh.

Thu nhập hàng trăm triệu đồng từ trồng chuối tiêu hồng

(HBĐT) - Nếm bao nhiêu "trái đắng" với nhiều loại cây trồng kém hiệu quả, cuối cùng anh Bùi Văn Thủy, xóm Bái, xã Kim Bình (Kim Bôi) cũng đã tìm được hướng phát triển kinh tế của gia đình với cây chuối tiêu hồng. Chỉ sau 3 năm, những trái chuối ngọt đã đem lại cho anh Thủy thu nhập hàng trăm triệu đồng.

Rời hang Dấu Rìu trở thành tỷ phú trồng cam

(HBĐT) - Qua lời kể của đồng chí Bùi Thị Hạt, Phó Chủ tịch UBND xã Tân Phong (Cao Phong), chúng tôi có dịp tiếp xúc với ông Bùi Văn Khượng, 50 tuổi ở xóm Trang Trong, xã Tân Phong, điển hình làm kinh tế giỏi ở địa phương. Từng là lính công binh, Bùi Văn Khượng trở về địa phương với đôi bàn tay trắng. Khao khát đổi đời, làm giàu trên chính quê hương mình đã thôi thúc chàng trai trẻ Bùi Văn Khượng tìm hướng đi riêng cho mình.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục