(HBĐT) -Thời gian qua, Hội LHPN huyện Kim Bôi đã huy động tốt các nguồn lực để hỗ trợ hội viên phụ nữ khởi nghiệp, phát triển kinh tế; đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, hướng dẫn phụ nữ phát triển các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả.
Sản phẩm rau hữu cơ của hội viên phụ nữ xóm Lầm Trong, xã Nuông Dăm (Kim Bôi) có tem truy xuất nguồn gốc, đảm bảo tiêu chuẩn, được người tiêu dùng tin tưởng lựa chọn.
Đồng chí Nguyễn Thị Khương, Chủ tịch Hội LHPN huyện cho biết: Chương trình phối hợp giữa huyện Hội với Trung tâm VH-TT&TT huyện tổ chức phiên chợ làng quê - chia sẻ các điển hình trong lĩnh vực phát triển kinh tế gắn với trình diễn trang phục truyền thống là một điểm nhấn trong hoạt động hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp, phát triển kinh tế của Hội trong 6 tháng đầu năm nay. 155 hội viên đến từ các cơ sở Hội tham gia phiên chợ. Tại phiên chợ, Hội LHPN huyện đã công bố quyết định thành lập và ra mắt Ban điều phối PGS Kim Bôi gồm 9 thành viên (PGS - Hệ thống đảm bảo có sự tham gia trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ); tổ chức diễn đàn chia sẻ kinh nghiệm khởi nghiệp của 3 cá nhân tiêu biểu trong lĩnh vực may công nghiệp, chăn nuôi gà hữu cơ, trồng rau, quả hữu cơ và tổ chức trình diễn trang phục truyền thống. Phiên chợ còn có 30 gian hàng của Hội Phụ nữ 28 xã, thị trấn và Ban điều phối PGS Kim Bôi với các mặt hàng phần lớn là nông sản, sản phẩm truyền thống do hội viên phụ nữ, nông dân làm ra…
Từ hoạt động điểm nhấn trên, cùng với sự hỗ trợ của Dự án "Tăng cường năng lực tự giúp cho các cộng đồng dân tộc thiểu số tại huyện Kim Bôi” và Trung tâm Hỗ trợ, phát triển phụ nữ và trẻ em, Ban điều phối PGS Kim Bôi đã tổ chức lớp tập huấn thanh tra viên cho 40 đại biểu là trưởng nhóm sở thích của 4 xã Nuông Dăm, Cuối Hạ, Vĩnh Tiến, Bình Sơn; 2 lớp tập huấn kiến thức về sản xuất rau, gà hữu cơ PGS cho bà con nhân dân 4 xã thụ hưởng dự án; 2 lớp hướng dẫn làm tem truy xuất nguồn gốc và thành lập 4 nhóm sản xuất rau hữu cơ, 2 nhóm chăn nuôi gà an toàn, 2 nhóm nuôi ong tự nhiện. Hiện, các nhóm đi vào hoạt động sản xuất ổn định và có đầu ra bền vững. Ngoài ra, Hội phối hợp với Công ty TNHH Hùng Như mở xưởng lắp ráp linh kiện điện tử tại UBND xã Vĩnh Đồng và xóm Bái, xã Kim Sơn, tạo việc làm cho 105 lao động là hội viên phụ nữ trên địa bàn 2 xã.
Đồng chí Nguyễn Thị Khương cho biết thêm: Bên cạnh đó, phong trào giúp phụ nữ nghèo được Hội quan tâm. Ngay từ đầu năm, sau khi có kết quả rà soát hộ nghèo của xã, thị trấn, Hội rà soát, phân tích nguyên nhân nghèo để xây dựng kế hoạch giúp hội viên nghèo. Hội phối hợp với các tổ chức đoàn thể, chỉ đạo Hội cơ sở tổ chức giúp đỡ hội viên nghèo bằng nhiều hình thức như: duy trì hiệu quả quỹ tiết kiệm, tranh thủ nguồn lực hỗ trợ từ các chương trình, dự án sinh kế…
Để giúp chị em có vốn sản xuất, các cơ sở Hội duy trì tốt phong trào giúp nhau phát triển kinh tế gia đình, đồng thời khai thác, quản lý tốt các nguồn vốn vay ngân hàng. Hiện nay, tổng dư nợ vốn vay Ngân hàng CSXH đạt trên 129 tỷ đồng với 119 tổ TK&VV với khoảng 4.851 lượt hộ vay; tổng dư nợ vốn vay Ngân hàng NN&PTNT 11,5 tỷ đồng với 2 tổ, 100 thành viên vay vốn để phát triển kinh tế gia đình. Thành lập mới 7 nhóm phường xoay vòng (nâng tổng số lên 63 nhóm/895 thành viên toàn Hội). Trong 6 tháng đầu năm đã tiết kiệm được 210 triệu đồng giúp 65 hội viên xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh. Các tổ vay vốn phát huy tốt vai trò quản lý nguồn vốn ủy thác. Những hộ được vay sử dụng nguồn vốn đúng mục đích, phát triển sản xuất kinh doanh, trồng trọt, chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế, nâng cao thu nhập và cải thiện cuộc sống của hội viên phụ nữ. Nhiều hội viên có thu nhập từ 100-200 triệu đồng/năm.
Hồng Duyên
(HBĐT) - Năm 2015, một số nông dân ở xóm Đam, xã Yên Nghiệp (Lạc Sơn) cùng bàn bạc, trao đổi và lựa chọn đầu tư chăn nuôi gà bản địa theo hướng thương phẩm với mục đích phát triển kinh tế gia đình. Năm 2016, xuất phát từ nhu cầu tập hợp lại, họ lập nên nhóm sở thích, đến năm 2017 chính thức thành lập tổ hợp tác (THT) chăn nuôi gà bản địa xóm Đam với 8 hộ thành viên. Từ đó đến nay, mặc dù chưa nhận được sự hỗ trợ nào của Nhà nước nhưng bằng sự hợp lực của các thành viên, THT đã duy trì và phát triển, trở thành địa chỉ tin cậy cung ứng gà bản địa cho thị trường trong, ngoài tỉnh.
(HBĐT) - Nếm bao nhiêu "trái đắng" với nhiều loại cây trồng kém hiệu quả, cuối cùng anh Bùi Văn Thủy, xóm Bái, xã Kim Bình (Kim Bôi) cũng tìm được hướng phát triển kinh tế của gia đình với cây chuối tiêu hồng. Sau 3 năm, những trái chuối ngọt đã đem lại cho gia đình anh hàng trăm triệu đồng.
(HBĐT) - Năm 2015, một số nông dân ở xóm Đam, xã Yên Nghiệp (Lạc Sơn) cùng bàn bạc, trao đổi và lựa chọn đầu tư chăn nuôi gà bản địa theo hướng thương phẩm với mục đích phát triển kinh tế gia đình. Năm 2016, xuất phát từ nhu cầu tập hợp lại, họ lập nên nhóm sở thích, đến năm 2017 chính thức thành lập tổ hợp tác (THT) chăn nuôi gà bản địa xóm Đam với 8 hộ thành viên. Từ đó đến nay, mặc dù chưa nhận được sự hỗ trợ nào của Nhà nước nhưng bằng sự hợp lực của các thành viên, THT đã duy trì và phát triển, trở thành địa chỉ tin cậy cung ứng gà bản địa cho thị trường trong, ngoài tỉnh.
(HBĐT) - Nếm bao nhiêu "trái đắng" với nhiều loại cây trồng kém hiệu quả, cuối cùng anh Bùi Văn Thủy, xóm Bái, xã Kim Bình (Kim Bôi) cũng đã tìm được hướng phát triển kinh tế của gia đình với cây chuối tiêu hồng. Chỉ sau 3 năm, những trái chuối ngọt đã đem lại cho anh Thủy thu nhập hàng trăm triệu đồng.
(HBĐT) - Qua lời kể của đồng chí Bùi Thị Hạt, Phó Chủ tịch UBND xã Tân Phong (Cao Phong), chúng tôi có dịp tiếp xúc với ông Bùi Văn Khượng, 50 tuổi ở xóm Trang Trong, xã Tân Phong, điển hình làm kinh tế giỏi ở địa phương. Từng là lính công binh, Bùi Văn Khượng trở về địa phương với đôi bàn tay trắng. Khao khát đổi đời, làm giàu trên chính quê hương mình đã thôi thúc chàng trai trẻ Bùi Văn Khượng tìm hướng đi riêng cho mình.
(HBĐT) - Chàng thanh niên 8x mà chúng tôi nhắc đến là anh Đinh Minh Tâm, Phó Bí thư Đoàn xã An Bình (Lạc Thủy). Với tư duy đổi mới, sáng tạo, anh Tâm đã tận dụng lợi thế từ sản phẩm lâm nghiệp của địa phương để làm giàu với mô hình Xưởng bóc váng keo cho ra nhiều loại sản phẩm chất lượng đáp ứng nhu cầu của thị trường.