(HBĐT) - Trong những năm qua, phong trào thi đua sản xuất kinh doanh giỏi đã khích lệ nhiều hội viên nông dân xã Thanh Hối (Tân Lạc) chủ động phát triển kinh tế, xóa đỏi giảm nghèo bền vững bằng những mô hình hay, cách làm hiệu quả. Trong đó, tiêu biểu là ông Bùi Văn Thuận, xóm Sung với mô hình trồng rau sạch và vườn ươm giống mang lại thu nhập cao. 


Cũng giống như các hộ thuần nông ở xóm Sung, xã Thanh Hối, nhiều năm trước đây, gia đình ông Thuận chỉ gắn bó với cây lúa. Trung bình mỗi năm, ông trồng hơn 3.500 m2 đất ruộng. Có nhiều vụ, do không đảm bảo nguồn nước tưới tiêu nên năng suất lúa không cao, hiệu quả kinh tế thấp. Trăn trở tìm cách phát triển kinh tế từ nghề nông, sau khi có chủ trương của huyện về việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, là một đảng viên, Phó chủ tịch Hội Nông dân xã, ông Thuận mạnh dạn chuyển đổi diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng những loại cây trồng có giá trị kinh tế cao hơn để khắc phục tình trạng thiếu nước và nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Ông Thuận cho biết: Năm 2014, tôi quyết định chuyển một chân ruộng trồng lúa năng suất thấp sang trồng bí xanh, quả nhiên, giá trị kinh tế mang lại cao hơn nhiều lần so với trồng lúa. Ngay vụ đầu tiên, tôi thu hơn chục triệu thay vì hơn 3 triệu trồng lúa trong cả năm. 

Thành công từ vụ bí đầu tiên, ông Thuận tiếp tục chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng các loại rau, màu khác. Hiện nay, gia đình ông đã chuyển gần 2.000 m2 đất nông nghiệp sang trồng các loại rau, màu như bí xanh, dưa chuột, cà trắng, mướp đắng, mùa nào thức ấy. Không dừng lại ở đó, sau khi học hỏi kỹ thuật trồng rau hữu cơ, ông Thuận đã chuyển sang trồng rau hữu cơ, không sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật. Vì vậy, sản phẩm của gia đình ông Thuận được thương lái thu mua tận vườn với giá thành cao. 

Nhận thấy mô hình rau hữu cơ mang lại hiệu quả kinh tế cao, ông Thuận đã vận động các hộ dân trong xóm cùng chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang trồng rau hữu cơ. Chia sẻ về mô hình này, ông Thuận cho biết: Một mình gia đình tôi trồng rau hữu cơ diện tích nhỏ hẹp, sản lượng không lớn nên khó thu hút thương lái vào thu mua. Việc thành lập tổ hợp tác sẽ thuận lợi để xây dựng thương hiệu sản phẩm, tiếp cận thị trường cũng như thuận lợi khi tiếp cận các nguồn vốn hỗ trợ. Bên cạnh đó, tôi thấy trồng rau, màu hiệu quả hơn nhiều so với trồng lúa và mang lại giá trị kinh tế cao hơn. 


Ông Bùi Văn Thuận, xóm Sung, xã Thanh Hối (Tân Lạc) hướng dẫn người lao động kỹ thuật chăm sóc cây giống. 

Đến nay, toàn xóm đã có 60 hộ tham gia tổ hợp tác sản xuất rau hữu cơ với diện tích lên đến 15 ha. Tổ hợp tác sản xuất ra hữu cơ do ông Thuận đứng đầu được huyện lựa chọn xây dựng mô hình về phát triển sản xuất tại địa phương nhằm thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Điều đặc biệt là các hộ không làm biến đổi chất đất nên khi muốn quay lại gieo cấy lúa chỉ việc cho nước vào ruộng. Ông Thuận cho biết: Thực tế, nếu trồng lúa mãi thì không có năng suất nhung nếu trồng màu liên tục thì đất cũng nhanh bạc. Vì vậy, chúng tôi luân phiên vài năm trồng màu lại chuyển sang trồng lúa để bảo vệ và cải thiện đất. 

Thành công với mô hình rau hữu cơ, ông Thuận còn đầu tư 2 vườn ươm cây giống để cung cấp ra thị trường. Ông Thuận cho biết: Cũng vì trong quá trình xúc tiến thị trường, trao đổi thông tin, tôi thấy rằng ở các tỉnh họ rất cần một số loại cây trồng đặc sản như dổi, mít, sưa hoặc một số loại rau rừng như bò khai, rau sắng, cây dược liệu quý như xạ đen của bà con dân tộc mà ở địa phương lại có nên tôi tự học tập, mày mò nghiên cứu để ươm trồng thử. 

Nhờ chăm chỉ chịu khó, vườn ươm của ông Thuận được nhiều nhà vườn tin tưởng. Hiện nay, trung bình 2 vườn ươm của ông ở Tân Lạc và Lạc Sơn mỗi năm xuất khoảng hơn 5 vạn cây giống các loại. Nhờ đó, mang lại nguồn thu nhập ổn định cho gia đình. Đồng thời, tạo việc làm thường xuyên cho 4 - 5 lao động địa phương.

                                                                              P.L

Các tin khác


Thu nhập hàng trăm triệu đồng từ trồng chuối tiêu hồng

(HBĐT) - Nếm bao nhiêu "trái đắng" với nhiều loại cây trồng kém hiệu quả, cuối cùng anh Bùi Văn Thủy, xóm Bái, xã Kim Bình (Kim Bôi) cũng đã tìm được hướng phát triển kinh tế của gia đình với cây chuối tiêu hồng. Chỉ sau 3 năm, những trái chuối ngọt đã đem lại cho anh Thủy thu nhập hàng trăm triệu đồng.

Rời hang Dấu Rìu trở thành tỷ phú trồng cam

(HBĐT) - Qua lời kể của đồng chí Bùi Thị Hạt, Phó Chủ tịch UBND xã Tân Phong (Cao Phong), chúng tôi có dịp tiếp xúc với ông Bùi Văn Khượng, 50 tuổi ở xóm Trang Trong, xã Tân Phong, điển hình làm kinh tế giỏi ở địa phương. Từng là lính công binh, Bùi Văn Khượng trở về địa phương với đôi bàn tay trắng. Khao khát đổi đời, làm giàu trên chính quê hương mình đã thôi thúc chàng trai trẻ Bùi Văn Khượng tìm hướng đi riêng cho mình.

Đinh Minh Tâm - đảng viên trẻ khởi nghiệp từ sản phẩm lâm nghiệp địa phương

(HBĐT) - Chàng thanh niên 8x mà chúng tôi nhắc đến là anh Đinh Minh Tâm, Phó Bí thư Đoàn xã An Bình (Lạc Thủy). Với tư duy đổi mới, sáng tạo, anh Tâm đã tận dụng lợi thế từ sản phẩm lâm nghiệp của địa phương để làm giàu với mô hình Xưởng bóc váng keo cho ra nhiều loại sản phẩm chất lượng đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Bài 2: “Bản sắc” doanh nghiệp khoa học - công nghệ đầu tiên của tỉnh

(HBĐT) - Khi nghiên cứu thành công quy trình nhân giống cây lan kim tuyến bằng công nghệ invitro, Công ty Biopharm Hòa Bình tiếp tục nghiên cứu quy trình nhân giống các loại cây dược liệu quý khác. Đến nay, công ty đã làm chủ hơn 20 quy trình công nghệ nhân giống và nuôi trồng cây dược liệu quý như: lan Thạch hộc bản địa Hòa Bình, ba kích tím, cà gai leo, sâm cau, giảo cổ lam, đinh lăng, khôi tía, nưa Konjac, thông đất, nhân sâm, thành ngạch, bình vôi, hoài sơn, hoàng tinh đỏ, sói rừng...

Đột phá trong nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ cao vào lĩnh vực cây dược liệu

(HBĐT) - Với sự đam mê, sáng tạo, dám chấp nhận và vượt qua thất bại, bà Đặng Thị Phương Hảo cùng các cộng sự ở Công ty CP Biopharm Hòa Bình là những người đầu tiên thuộc khối tư nhân ở tỉnh Hòa Bình và khu vực phía Bắc tự nghiên cứu, áp dụng thành công công nghệ nuôi cấy mô trong lĩnh vực cây dược liệu. Đây cũng là doanh nghiệp KH&CN đầu tiên của tỉnh và hiện làm chủ hơn 20 quy trình công nghệ nhân nhanh giống các cây dược liệu quý hiếm. Thành công trong lĩnh vực khoa học ứng dụng, với sự vượt trội của công nghệ mới mang tính đột phá, đóng góp cho khoa học, lý luận và thực tiễn. Đồng thời, bảo tồn, nhân giống, "cứu” được một số loại cây dược liệu khỏi nguy cơ cạn kiệt, mất giống; mở ra cơ hội sản xuất, kinh doanh, góp phần phát triển kinh tế và chăm sóc sức khỏe cộng đồng.

Bài 2: Từ nhà hàng Gia Hân đến nhà hàng Bếp Mường Đà Giang

(HBĐT) - Di chuyển địa điểm, đầu tư quy mô, bài bản hơn và có nhiều nét khác biệt của nhà hàng Gia Hân trên phố ẩm thực dọc tuyến đê Đà Giang, phường Đồng Tiến (TP Hòa Bình) là bước ngặt khẳng định sự trưởng thành cả về tiềm lực kinh tế, sự mạnh dạn, quyết đoán và nhạy bén để tận dụng có hiệu quả những yếu tố "thiên thời, địa lợi, nhân hòa” của Nguyễn Trọng Tấn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục