(HBĐT) - Qua lời kể của đồng chí Bùi Thị Hạt, Phó Chủ tịch UBND xã Tân Phong (Cao Phong), chúng tôi có dịp tiếp xúc với ông Bùi Văn Khượng, 50 tuổi ở xóm Trang Trong, xã Tân Phong, điển hình làm kinh tế giỏi ở địa phương. Từng là lính công binh, trở về địa phương với đôi bàn tay trắng. Khao khát đổi đời, làm giàu trên chính quê hương mình đã thôi thúc chàng trai trẻ Bùi Văn Khượng tìm hướng đi riêng cho mình.


Ông Bùi Văn Khượng, xóm Trang Trong, xã Tân Phong (Cao Phong) chăm sóc vườn cam.

Vừa nhâm nhi chén trà nóng dưới gốc bưởi hơn chục năm tuổi, ông Bùi Văn Khượng nhớ lại quãng thời gian đầy khó khăn khi mới xuất ngũ. Gia đình không có điều kiện, nhà đông anh em, bố mẹ dựng tạm cho Bùi Văn Khượng chiếc lều nhỏ ở hang Dấu Rìu vừa sinh sống, vừa trồng mía tím. Theo người dân địa phương, hang đá có từ lâu đời, hình dáng giống chiếc rìu dựng ngược nên được đặt là Dấu Rìu. Phía dưới hang là con suối nhỏ, đây là nguồn nước tưới tiêu chính của người dân địa phương. Bùi Văn Khượng gắn bó với hang Dấu Rìu khoảng 5 năm, là thời gian ông cảm nhận sự cô đơn, vất vả, đầy khó khăn những ngày đầu khởi nghiệp. Song chính từ khó khăn đã thử thách ý chí vươn lên của Bùi Văn Khượng. Với bản chất người lính Cụ Hồ, Bùi Văn Khượng kiên trì, bền bỉ tích lũy kinh nghiệm, học hỏi các mô hình kinh tế có hiệu quả.

Rời hang Dấu Rìu, đầu năm 1995, Bùi Văn Khượng mua mảnh đất đồi ở gần đó, dựng chiếc lán nhỏ để ở. Cũng trong năm đó, ông kết hôn với người con gái thôn quê và có 2 người con kháu khỉnh. Năm 2002, ông bàn với vợ vay tiền mua mảnh đất rộng hơn (1,7 ha) để canh tác. Ông đã thử trồng nhiều loại cây phù hợp với địa phương như: mía, bưởi, chanh..., tuy nhiên, sản lượng thấp, thu không đủ bù chi. Đứng trước áp lực từ các khoản vay, tiền lãi ngân hàng chưa trả, tuy nhiên, nếu không có vốn sẽ không thể mở rộng đầu tư và tăng diện tích canh tác, năm 2012, ông quyết định vay thêm 500 triệu đồng Ngân hàng NN&PTNT để mở rộng diện tích trồng cam. Với kinh nghiệm tích lũy từ nhiều năm trồng cây ăn quả, ông làm từng bước thận trọng, chắc chắn. Theo ông Khượng, để thành công phải đảm bảo 3 yếu tố: kỹ thuật, nhân công, cây giống. Ông tự nghiên cứu, bào chế thuốc lào (bằng phương pháp ủ cây thuốc lào) để phòng ngừa sâu bệnh, xây dựng bể nước tưới tiêu, thuê nhân công... Thế nhưng, công việc không phải lúc nào cũng thuận lợi do cây vàng lá, thối rễ... gây chết hàng loạt, nguy cơ mất trắng. Vừa làm vừa học hỏi, Bùi Văn Khượng áp dụng khoa học, chọn giống tốt để canh tác, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Vườn cam không phụ công người vun trồng, cây đơm hoa, kết trái, quả cam vàng, mọng nước, khi ăn có vị ngọt, đậm đà. Ông Khượng có sản lượng thu hoạch thuộc diện lớn nhất xã, giải quyết việc làm cho khoảng 20 lao động địa phương với thu nhập 6 - 7 triệu đồng/người/ tháng. Năm 2018, gia đình ông thu hoạch gần 100 tấn, doanh thu gần 2 tỷ đồng với 1.700 gốc cam, 100 gốc bưởi, 300 gốc chanh.

Không chỉ làm kinh tế giỏi, ông Khượng còn là hội viên sáng lập Hội Doanh nhân cựu chiến binh huyện Cao Phong, tích cực đóng góp cho công tác an sinh xã hội ở địa phương. Năm 2019, ông Khượng tiếp tục mở rộng 1,5 ha trồng cam, nâng tổng số diện tích trồng cam lên gần 4 ha. Ngoài ra, tiếp tục trồng xen canh nhiều loại cây ăn quả, nuôi cá lồng... để tăng năng suất, tạo nguồn lao động cho người dân địa phương. Đó là tín hiệu mừng mở ra những hướng đi mới cho ông Bùi Văn Khượng, người lính Cụ Hồ làm kinh tế giỏi.

Như Hùng (CTV)


Các tin khác


Rời hang Dấu Rìu trở thành tỷ phú trồng cam

(HBĐT) - Qua lời kể của đồng chí Bùi Thị Hạt, Phó Chủ tịch UBND xã Tân Phong (Cao Phong), chúng tôi có dịp tiếp xúc với ông Bùi Văn Khượng, 50 tuổi ở xóm Trang Trong, xã Tân Phong, điển hình làm kinh tế giỏi ở địa phương. Từng là lính công binh, Bùi Văn Khượng trở về địa phương với đôi bàn tay trắng. Khao khát đổi đời, làm giàu trên chính quê hương mình đã thôi thúc chàng trai trẻ Bùi Văn Khượng tìm hướng đi riêng cho mình.

Đinh Minh Tâm - đảng viên trẻ khởi nghiệp từ sản phẩm lâm nghiệp địa phương

(HBĐT) - Chàng thanh niên 8x mà chúng tôi nhắc đến là anh Đinh Minh Tâm, Phó Bí thư Đoàn xã An Bình (Lạc Thủy). Với tư duy đổi mới, sáng tạo, anh Tâm đã tận dụng lợi thế từ sản phẩm lâm nghiệp của địa phương để làm giàu với mô hình Xưởng bóc váng keo cho ra nhiều loại sản phẩm chất lượng đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Bài 2: “Bản sắc” doanh nghiệp khoa học - công nghệ đầu tiên của tỉnh

(HBĐT) - Khi nghiên cứu thành công quy trình nhân giống cây lan kim tuyến bằng công nghệ invitro, Công ty Biopharm Hòa Bình tiếp tục nghiên cứu quy trình nhân giống các loại cây dược liệu quý khác. Đến nay, công ty đã làm chủ hơn 20 quy trình công nghệ nhân giống và nuôi trồng cây dược liệu quý như: lan Thạch hộc bản địa Hòa Bình, ba kích tím, cà gai leo, sâm cau, giảo cổ lam, đinh lăng, khôi tía, nưa Konjac, thông đất, nhân sâm, thành ngạch, bình vôi, hoài sơn, hoàng tinh đỏ, sói rừng...

Đột phá trong nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ cao vào lĩnh vực cây dược liệu

(HBĐT) - Với sự đam mê, sáng tạo, dám chấp nhận và vượt qua thất bại, bà Đặng Thị Phương Hảo cùng các cộng sự ở Công ty CP Biopharm Hòa Bình là những người đầu tiên thuộc khối tư nhân ở tỉnh Hòa Bình và khu vực phía Bắc tự nghiên cứu, áp dụng thành công công nghệ nuôi cấy mô trong lĩnh vực cây dược liệu. Đây cũng là doanh nghiệp KH&CN đầu tiên của tỉnh và hiện làm chủ hơn 20 quy trình công nghệ nhân nhanh giống các cây dược liệu quý hiếm. Thành công trong lĩnh vực khoa học ứng dụng, với sự vượt trội của công nghệ mới mang tính đột phá, đóng góp cho khoa học, lý luận và thực tiễn. Đồng thời, bảo tồn, nhân giống, "cứu” được một số loại cây dược liệu khỏi nguy cơ cạn kiệt, mất giống; mở ra cơ hội sản xuất, kinh doanh, góp phần phát triển kinh tế và chăm sóc sức khỏe cộng đồng.

Bài 2: Từ nhà hàng Gia Hân đến nhà hàng Bếp Mường Đà Giang

(HBĐT) - Di chuyển địa điểm, đầu tư quy mô, bài bản hơn và có nhiều nét khác biệt của nhà hàng Gia Hân trên phố ẩm thực dọc tuyến đê Đà Giang, phường Đồng Tiến (TP Hòa Bình) là bước ngặt khẳng định sự trưởng thành cả về tiềm lực kinh tế, sự mạnh dạn, quyết đoán và nhạy bén để tận dụng có hiệu quả những yếu tố "thiên thời, địa lợi, nhân hòa” của Nguyễn Trọng Tấn.

Bài 1: Nhà hàng Gia Hân và những dấu ấn ngày đầu khởi nghiệp

(HBĐT) - Mặc dù đang trong giai đoạn gấp rút hoàn thiện cơ sở vật chất ở hạng mục cuối cùng, nhưng nhà hàng Bếp Mường Đà Giang đã thu hút đông đảo thực khách đến thưởng thức những món ăn dân dã, đậm bản sắc của đồng bào dân tộc Mường Hòa Bình. Vì sao nhà hàng Bếp Mường Đà Giang lại có sức cuốn hút đến như vậy? Cuộc trò chuyện với chủ nhân nhà hàng Trọng Tấn đã giúp chúng tôi lý giải được sự hấp dẫn của một nhà hàng mới mở trên phố ẩm thực ở phường Phương Lâm (TP Hòa Bình).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục