(HBĐT) - Nhãn hiệu tập thể "Bưởi đỏ Tân Lạc” được công nhận cuối tháng 11/2017 đã khẳng định chất lượng sản phẩm tiêu biểu của quê hương Mường Bi cũng như nỗ lực của chính quyền và nông dân huyện Tân Lạc. Huyện tiếp tục nâng tầm thương hiệu bằng cách mở rộng diện tích trồng bưởi theo quy trình VietGAP để đóng góp vào chuỗi cung ứng thực phẩm sạch của tỉnh Hòa Bình. Trên cơ sở đó, năm 2019, UBND huyện Tân Lạc đăng ký ý tưởng và lựa chọn bưởi đỏ là sản phẩm OCOP.



Xã Đông Lai (Tân Lạc) mở rộng diện tích trồng bưởi đỏ đem lại thu nhập cao cho người dân.

Theo thống kê, diện tích bưởi của huyện Tân Lạc có trên 1.000 ha, trong đó, diện tích cho thu hoạch 395 ha. Vùng trồng bưởi tập trung ở các xã dọc QL12B, QL6, một số xã phát triển nhanh diện tích là: Đông Lai, Thanh Hối, Tử Nê, Ngọc Mỹ, Quy Hậu, Mãn Đức, Phong Phú. Thu nhập bình quân trên cây bưởi đỏ đạt trên 700 triệu đồng/ha, cá biệt có hộ thu trên 1 tỷ đồng/ha. Sản phẩm bưởi đỏ Giang Lộc của HTX sản xuất, chế biến và tiêu thụ bưởi đỏ Tân Lạc - thị trấn Mường Khến, vùng nguyên liệu hiện có 30 ha, quy mô sản xuất 500.000 sản phẩm/năm. Bưởi được trồng theo tiêu chuẩn VietGAP nên các loại hóa chất sử dụng đều nằm trong danh mục được phép sử dụng.

Bưởi đỏ Tân Lạc có dáng hình tròn, số ít giống hình quả lê. Trọng lượng quả trung bình từ 0,8 - 1 kg. Khi chín vỏ màu vàng, ruột màu đỏ, vị ngọt thanh, mọng nước. Đặc biệt có mùi thơm ngát rất khác biệt với bưởi Diễn, da xanh, bưởi năm roi... Thời vụ thu hoạch của bưởi đỏ Tân Lạc tập trung vào tháng 10 - 12 âm lịch.

HTX sản xuất, chế biến và tiêu thụ bưởi đỏ Tân Lạc có 9 thành viên, là các hộ nông dân có kinh nghiệm trồng bưởi lâu năm, bưởi được trồng trên những sườn đồi thoai thoải tại xã Tử Nê, Đông Lai. Do địa hình thoát nước tốt, kết hợp khí hậu, thổ nhưỡng nên bưởi đỏ Giang Lộc không những vị ngọt đậm, hương thơm ngát mà tép bưởi giòn hơn, không bị ướt tay khi ăn. Bưởi có lượng vitamin A và C dồi dào, độ ngọt tự nhiên tốt cả cho những người kiêng ngọt. Trước khi đến tay người tiêu dùng, bưởi đỏ Giang Lộc được xử lý qua hệ thống máy rửa ozon, sấy khô tự động, không sử dụng chất bảo quản độc hại, đảm bảo an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng. Thời gian qua, HTX sản xuất, chế biến và tiêu thụ bưởi đỏ Tân Lạc đã đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm ra các thị trường có tính chuyên nghiệp cao như hệ thống siêu thị tại Hà Nội, nhà phân phối bán lẻ có uy tín trên toàn quốc. Đây là các thị trường tiềm năng được HTX ưu tiên hướng đến chứ không lựa chọn cách bán buôn, bán đổ tại vườn cho tư thương như cách làm truyền thống mà nhiều hộ sản xuất nhỏ lẻ vẫn lựa chọn từ bấy lâu nay.

Đồng chí Vũ Quang Hùng, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Tân Lạc cho biết: Việc được công nhận và cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu tập thể là cơ hội để huyện tiếp tục sản xuất bưởi đỏ, phát triển thương hiệu, tạo động lực tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, gắn với xây dựng nông thôn mới. Phấn đấu đến năm 2020, diện tích trồng bưởi trên địa bàn huyện đạt 1.200 ha, làm cơ sở cho việc xây dựng nhãn hiệu hàng hóa, tiến tới xây dựng chỉ dẫn địa lý "Bưởi đỏ Tân Lạc”. Để đặc sản bưởi đỏ phát triển bền vững, UBND huyện chỉ đạo cơ quan chuyên môn phối hợp với Trung tâm Giống cây trồng, Trung tâm Nghiên cứu và phát triển cây có múi Xuân Mai và một số hộ xây dựng vườn ươm giống bưởi, mua bán, trao đổi theo hình thức giống nông hộ, áp dụng kỹ thuật nhân giống vô tính đáp ứng nhu cầu về giống bưởi của nhân dân. Cây bưởi đã góp phần phát triển kinh tế, tạo việc làm, nâng cao giá trị, giảm nghèo bền vững cho địa phương.


Hải Linh


Các tin khác


Thu nhập hàng trăm triệu đồng từ trồng chuối tiêu hồng

(HBĐT) - Nếm bao nhiêu "trái đắng" với nhiều loại cây trồng kém hiệu quả, cuối cùng anh Bùi Văn Thủy, xóm Bái, xã Kim Bình (Kim Bôi) cũng tìm được hướng phát triển kinh tế của gia đình với cây chuối tiêu hồng. Sau 3 năm, những trái chuối ngọt đã đem lại cho gia đình anh hàng trăm triệu đồng.

Tổ hợp tác chăn nuôi gà bản địa xóm Đam cùng khởi nghiệp

(HBĐT) - Năm 2015, một số nông dân ở xóm Đam, xã Yên Nghiệp (Lạc Sơn) cùng bàn bạc, trao đổi và lựa chọn đầu tư chăn nuôi gà bản địa theo hướng thương phẩm với mục đích phát triển kinh tế gia đình. Năm 2016, xuất phát từ nhu cầu tập hợp lại, họ lập nên nhóm sở thích, đến năm 2017 chính thức thành lập tổ hợp tác (THT) chăn nuôi gà bản địa xóm Đam với 8 hộ thành viên. Từ đó đến nay, mặc dù chưa nhận được sự hỗ trợ nào của Nhà nước nhưng bằng sự hợp lực của các thành viên, THT đã duy trì và phát triển, trở thành địa chỉ tin cậy cung ứng gà bản địa cho thị trường trong, ngoài tỉnh.

Thu nhập hàng trăm triệu đồng từ trồng chuối tiêu hồng

(HBĐT) - Nếm bao nhiêu "trái đắng" với nhiều loại cây trồng kém hiệu quả, cuối cùng anh Bùi Văn Thủy, xóm Bái, xã Kim Bình (Kim Bôi) cũng đã tìm được hướng phát triển kinh tế của gia đình với cây chuối tiêu hồng. Chỉ sau 3 năm, những trái chuối ngọt đã đem lại cho anh Thủy thu nhập hàng trăm triệu đồng.

Rời hang Dấu Rìu trở thành tỷ phú trồng cam

(HBĐT) - Qua lời kể của đồng chí Bùi Thị Hạt, Phó Chủ tịch UBND xã Tân Phong (Cao Phong), chúng tôi có dịp tiếp xúc với ông Bùi Văn Khượng, 50 tuổi ở xóm Trang Trong, xã Tân Phong, điển hình làm kinh tế giỏi ở địa phương. Từng là lính công binh, Bùi Văn Khượng trở về địa phương với đôi bàn tay trắng. Khao khát đổi đời, làm giàu trên chính quê hương mình đã thôi thúc chàng trai trẻ Bùi Văn Khượng tìm hướng đi riêng cho mình.

Đinh Minh Tâm - đảng viên trẻ khởi nghiệp từ sản phẩm lâm nghiệp địa phương

(HBĐT) - Chàng thanh niên 8x mà chúng tôi nhắc đến là anh Đinh Minh Tâm, Phó Bí thư Đoàn xã An Bình (Lạc Thủy). Với tư duy đổi mới, sáng tạo, anh Tâm đã tận dụng lợi thế từ sản phẩm lâm nghiệp của địa phương để làm giàu với mô hình Xưởng bóc váng keo cho ra nhiều loại sản phẩm chất lượng đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Bài 2: “Bản sắc” doanh nghiệp khoa học - công nghệ đầu tiên của tỉnh

(HBĐT) - Khi nghiên cứu thành công quy trình nhân giống cây lan kim tuyến bằng công nghệ invitro, Công ty Biopharm Hòa Bình tiếp tục nghiên cứu quy trình nhân giống các loại cây dược liệu quý khác. Đến nay, công ty đã làm chủ hơn 20 quy trình công nghệ nhân giống và nuôi trồng cây dược liệu quý như: lan Thạch hộc bản địa Hòa Bình, ba kích tím, cà gai leo, sâm cau, giảo cổ lam, đinh lăng, khôi tía, nưa Konjac, thông đất, nhân sâm, thành ngạch, bình vôi, hoài sơn, hoàng tinh đỏ, sói rừng...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục