(HBĐT) - Ba năm trở lại đây, dưa lê Hàn Quốc xuất hiện trên địa bàn huyện Mai Châu và dần trở thành một hướng phát triển kinh tế hiệu quả. Với những kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp tích luỹ qua nhiều năm, nhận thấy dưa lê Hàn Quốc đem lại giá trị kinh tế cao bởi kỹ thuật chăm sóc đơn giản, không tốn nhiều chi phí, lại phù hợp với khí hậu địa phương, ông Hà Văn Thư, xóm Sun (xã Xăm Khoè) đã mạnh dạn chuyển đổi những diện tích đất ruộng trồng cây kém hiệu quả sang trồng dưa lê. Đến nay, mô hình của gia đình ông đã cho thu nhập ổn định, trở thành mô hình điểm cho nhiều hộ xung quanh học hỏi.


Năm 2017, ông Thư bắt đầu đầu tư trồng dưa lê Hàn Quốc. Là một trong những hộ tiên phong trồng dưa lê ở địa phương, nên ông phải tự tìm hiểu kỹ thuật chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh thông qua các phương tiện thông tin đại chúng. Bên cạnh đó, được sự hỗ trợ của tổ chức Good Neighbor International (GNI) tại Việt Nam, ông được chuyển giao KHKT và hướng dẫn thực hiện làm luống, cách sử màng nilon bảo vệ và lắp đặt hệ thống tưới nước tự động để trồng dưa với tổng diện tích trên 1.000 m2.


Hộ ông Hà Văn Thư, xóm Sun, xã Xăm Khoè (Mai Châu) đầu tư trồng dưa lê Hàn Quốc đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Ông Thư cho biết: Dưa lê Hàn Quốc sinh trưởng và phát triển nhanh, ít bị bệnh phấn trắng nên đỡ tốn công chăm sóc và tiết kiệm được khá nhiều chi phí. Hơn nữa, hương vị ngọt thơm, phù hợp với thời tiết nắng nóng mùa hè nên được nhiều người ưa chuộng. Hiện tại, mỗi cân dưa lê Hàn Quốc bán tại siêu thị có giá từ 50 - 60.000 đồng, chúng tôi chỉ cần bán với giá từ 30.000 đồng/kg thì cũng đã đảm bảo có lãi và bù được chi phí ban đầu. Với khoảng thời gian 2-3 tháng/vụ, mỗi quả nặng trung bình trên 1 kg, dưa lê Hàn Quốc có thể canh tác được 3 vụ/năm.

Năm 2018, ông Thư trồng 3 vụ dưa, sản lượng thu hoạch đạt bình quân 3 - 4 tấn/vụ, giá bán từ 30 - 40.000 đồng/kg. Sau khi trừ chi phí, gia đình ông thu lãi khoảng 30 - 40 triệu đồng/vụ, lợi nhuận gần 100 triệu đồng/năm. Vụ dưa năm nay, gia đình ông là hộ thu hoạch sớm nhất nên giá tiêu thụ cao hơn so với các hộ trong vùng ở mức 35 - 40.000 đồng/kg.

Để quả sinh trưởng và phát triển tốt, tăng năng suất, đảm bảo các yêu cầu chất lượng đến khi thu hoạch. Năm nay, cùng với sự hỗ trợ của huyện, ông đầu tư làm hệ thống nhà lưới bảo vệ toàn bộ diện tích trồng dưa. Hiện đã hoàn thành việc xây dựng và đang tiến hành làm luống để trồng 1.200 m2 dưa lê trong vụ tiếp theo.

Bởi đem lại hiệu quả kinh tế khá nhanh và ổn định nên dưa lê Hàn Quốc ngày càng được nhân rộng trên địa bàn huyện. Đồng chí Khà Văn Diện, Phó trưởng phòng NN&PTNT huyện Mai Châu cho biết: Toàn huyện có tổng diện tích trồng dưa lê trên 7.000m2, tập trung ở xã Xăm Khoè. Đây là loại quả có khả năng chống chịu bệnh phấn trắng và sương mai khá, chất lượng quả ngọt, thơm, hàm lượng chất dinh dưỡng cao, đem lại hiệu quả kinh tế nhanh hơn so với nhiều loại cây trồng truyền thống. Hiện, trên thị trường loại quả này được bán không nhiều, vì vậy đây là cơ hội để nông dân địa phương biến những phần diện tích trồng cây kém hiệu quả từng bước trở thành những cánh đồng đạt giá trị trên 500 triệu đồng/ha/năm.


Thu Hằng


Các tin khác


Tổ hợp tác chăn nuôi gà bản địa xóm Đam cùng khởi nghiệp

(HBĐT) - Năm 2015, một số nông dân ở xóm Đam, xã Yên Nghiệp (Lạc Sơn) cùng bàn bạc, trao đổi và lựa chọn đầu tư chăn nuôi gà bản địa theo hướng thương phẩm với mục đích phát triển kinh tế gia đình. Năm 2016, xuất phát từ nhu cầu tập hợp lại, họ lập nên nhóm sở thích, đến năm 2017 chính thức thành lập tổ hợp tác (THT) chăn nuôi gà bản địa xóm Đam với 8 hộ thành viên. Từ đó đến nay, mặc dù chưa nhận được sự hỗ trợ nào của Nhà nước nhưng bằng sự hợp lực của các thành viên, THT đã duy trì và phát triển, trở thành địa chỉ tin cậy cung ứng gà bản địa cho thị trường trong, ngoài tỉnh.

Thu nhập hàng trăm triệu đồng từ trồng chuối tiêu hồng

(HBĐT) - Nếm bao nhiêu "trái đắng" với nhiều loại cây trồng kém hiệu quả, cuối cùng anh Bùi Văn Thủy, xóm Bái, xã Kim Bình (Kim Bôi) cũng đã tìm được hướng phát triển kinh tế của gia đình với cây chuối tiêu hồng. Chỉ sau 3 năm, những trái chuối ngọt đã đem lại cho anh Thủy thu nhập hàng trăm triệu đồng.

Rời hang Dấu Rìu trở thành tỷ phú trồng cam

(HBĐT) - Qua lời kể của đồng chí Bùi Thị Hạt, Phó Chủ tịch UBND xã Tân Phong (Cao Phong), chúng tôi có dịp tiếp xúc với ông Bùi Văn Khượng, 50 tuổi ở xóm Trang Trong, xã Tân Phong, điển hình làm kinh tế giỏi ở địa phương. Từng là lính công binh, Bùi Văn Khượng trở về địa phương với đôi bàn tay trắng. Khao khát đổi đời, làm giàu trên chính quê hương mình đã thôi thúc chàng trai trẻ Bùi Văn Khượng tìm hướng đi riêng cho mình.

Đinh Minh Tâm - đảng viên trẻ khởi nghiệp từ sản phẩm lâm nghiệp địa phương

(HBĐT) - Chàng thanh niên 8x mà chúng tôi nhắc đến là anh Đinh Minh Tâm, Phó Bí thư Đoàn xã An Bình (Lạc Thủy). Với tư duy đổi mới, sáng tạo, anh Tâm đã tận dụng lợi thế từ sản phẩm lâm nghiệp của địa phương để làm giàu với mô hình Xưởng bóc váng keo cho ra nhiều loại sản phẩm chất lượng đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Bài 2: “Bản sắc” doanh nghiệp khoa học - công nghệ đầu tiên của tỉnh

(HBĐT) - Khi nghiên cứu thành công quy trình nhân giống cây lan kim tuyến bằng công nghệ invitro, Công ty Biopharm Hòa Bình tiếp tục nghiên cứu quy trình nhân giống các loại cây dược liệu quý khác. Đến nay, công ty đã làm chủ hơn 20 quy trình công nghệ nhân giống và nuôi trồng cây dược liệu quý như: lan Thạch hộc bản địa Hòa Bình, ba kích tím, cà gai leo, sâm cau, giảo cổ lam, đinh lăng, khôi tía, nưa Konjac, thông đất, nhân sâm, thành ngạch, bình vôi, hoài sơn, hoàng tinh đỏ, sói rừng...

Đột phá trong nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ cao vào lĩnh vực cây dược liệu

(HBĐT) - Với sự đam mê, sáng tạo, dám chấp nhận và vượt qua thất bại, bà Đặng Thị Phương Hảo cùng các cộng sự ở Công ty CP Biopharm Hòa Bình là những người đầu tiên thuộc khối tư nhân ở tỉnh Hòa Bình và khu vực phía Bắc tự nghiên cứu, áp dụng thành công công nghệ nuôi cấy mô trong lĩnh vực cây dược liệu. Đây cũng là doanh nghiệp KH&CN đầu tiên của tỉnh và hiện làm chủ hơn 20 quy trình công nghệ nhân nhanh giống các cây dược liệu quý hiếm. Thành công trong lĩnh vực khoa học ứng dụng, với sự vượt trội của công nghệ mới mang tính đột phá, đóng góp cho khoa học, lý luận và thực tiễn. Đồng thời, bảo tồn, nhân giống, "cứu” được một số loại cây dược liệu khỏi nguy cơ cạn kiệt, mất giống; mở ra cơ hội sản xuất, kinh doanh, góp phần phát triển kinh tế và chăm sóc sức khỏe cộng đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục