(HBĐT) - Thênh thang đường về xóm Lũy Ải! Nhiều du khách đã cảm nhận điều này khi trở lại Mường Bi (Tân Lạc) trong những ngày gần đây. Mường Bi đang chuẩn bị cơ sở vật chất, các điều kiện để mở hội - hưởng ứng chuỗi sự kiện Tuần Văn hóa- Du lịch tỉnh Hòa Bình năm 2019.
Xóm Lũy Ải, xã Phong Phú (Tân Lạc) khai thác những giá trị văn hóa đặc trưng để tạo thành sản phẩm du lịch.
Mường Bi là 1 trong 4 vùng Mường lớn của tỉnh. Nơi đây có núi Cột Cờ cao vút, có động Chiềng Khến với nhiều trầm tích xa xưa của nền Văn hóa Hoà Bình, có động Nam Sơn, động Ngòi Hoa đẹp như chốn tiên cảnh, đặc biệt có xóm Lũy Ải, xã Phong Phú, nơi vẫn giữ nguyên bản sắc của văn hóa của dân tộc Mường. Cách đây 11 năm (năm 2008), xóm Lũy Ải được Bộ VH-TT&DL công nhận là làng Mường tiêu biểu. Từ đó đến nay, xóm Lũy Ải được quan tâm bảo tồn và phát huy giá trị. Đến năm 2014, Lũy Ải được công nhận là điểm du lịch địa phương. Hiện, người dân xóm Lũy Ải đã vào guồng phát triển du lịch, một số hộ nâng cấp lại nhà sàn, bổ sung thêm các công trình phụ trợ để kinh doanh du lịch homestay, một số hộ khôi phục lại nghề dệt thổ cẩm, làm rượu cần, chế biến các món ăn đặc trưng của người Mường… để phục vụ du khách.
Với những giá trị đặc trưng, tiêu biểu đó, Ban Tổ chức Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh Hòa Bình năm 2019 đã chọn xóm Lũy Ải là địa điểm tổ chức trình diễn di sản văn hóa phi vật thể các dân tộc tỉnh Hòa Bình. Đây là cơ hội lớn để quảng bá, giới thiệu về vùng đất, con người Mường Ải nói riêng, Mường Bi nói chung. Bởi vậy, trong những ngày qua, việc chỉnh trang, nâng cấp cơ sở vật chất điện, đường, các thiết chế văn hóa… được huyện Tân Lạc quan tâm chu đáo.
Đồng chí Đinh Anh Tuấn, Chủ tịch UBND huyện cho biết: UBND huyện đã chỉ đạo các phòng chuyên môn đẩy mạnh việc thông tin, tuyên truyền để đông đảo người dân biết và tham gia sự kiện. Một mặt, chỉ đạo Phòng VH-TT, Trung tâm VH-TT&TT huyện, UBND xã Phong Phú phối hợp kiểm tra, chỉ đạo các cơ sở lưu trú, các hộ kinh doanh du lịch cộng đồng tại địa phương chuẩn bị điều kiện cơ sở vật chất để đón tiếp, phục vụ nghệ nhân của các huyện bạn đến thăm quan, trình diễn di sản văn hóa. Huy động và trưng tập nghệ nhân chiêng Mường từ các xã trong huyện tập luyện để biểu diễn trong lễ khai mạc không gian trưng bày hiện vật bảo tàng và trình diễn di sản văn hóa phi vật thể. Cùng với việc trùng tu, nâng cấp tuyến đường từ quốc lộ 6 đi xóm Lũy Ải, UBND huyện đã chỉ đạo UBND xã vận động nhân dân vệ sinh đường làng, ngõ xóm, cắm 200 cờ hồng dọc 2 bên đường từ quốc lộ 6 đến khu vực tổ chức trưng bày, trình diễn và đường dẫn tới 4 hộ gia đình làm nghề truyền thống của địa phương. Các phương án đảm bảo ANTT, phòng chống cháy nổ, phân luồng giao thông trên các tuyến đường đến khu vực trưng bày và trình diễn di sản văn hóa đã được định sẵn.
Theo lịch trình, ngày 8/12 sẽ khai mạc không gian trưng bày và trình diễn di sản văn hóa phi vật thể, tuy nhiên công tác chuẩn bị đã được triển khai từ rất sớm. Đến hôm nay, Mường Ải nói riêng, Mường Bi nói chung đã sẵn sàng mở hội.
Thúy Hằng
(HBĐT) - Trong lộ trình đưa du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh, tháng 6/2010, Hòa Bình đã ký kết tham gia Chương trình hợp tác phát triển du lịch 8 tỉnh Tây Bắc gồm: Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Phú Thọ. Theo đó, trong những năm qua, đã có nhiều chương trình, hành động cụ thể để góp sức tạo "nền” cho du lịch vùng Tây Bắc cùng phát triển.
(HBĐT) -Giáp ranh với Thủ đô Hà Nội, giao thông đi lại thuận tiện cùng với thiên nhiên hài hòa, cảnh sắc tươi đẹp, huyện Lương Sơn có nhiều tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch chất lượng cao. Đến với những điểm nghỉ dưỡng của Lương Sơn, du khách sẽ được tham gia các hoạt động vui chơi giải trí, thưởng thức ẩm thực đặc sản địa phương, tự tay chế biến những món ăn yêu thích, trẻ nhỏ được trải nghiệm các trò chơi dân gian…
Đồi cát Nam Cương, ở xã An Hải, huyện Ninh Phước được ví như một "tiểu sa mạc" của Ninh Thuận nói riêng và vùng duyên hải miền Trung nói chung với những triền cát độc đáo, trải dài đến tận chân trời.
(HBĐT) - Ngày 26/11, tại Cung Văn hóa tỉnh đã diễn ra lễ tổng kết, trao giải Cuộc thi Ảnh, video clip quảng bá Khu du lịch hồ Hòa Bình năm 2019. Sự kiện do Sở VH-TT&DL, Hội Văn học Nghệ thuật và Đài PT-TH tỉnh phối hợp tổ chức.
(HBĐT)-Thực ra đó là một
khao khát hàng chục năm trời, mới thành hiện thực: được đến thăm di tích lịch sử
Củ Chi anh hùng. Mảnh đất Củ Chi(thuộc Sài Gòn trước đây và thành phố Hồ Chí
Minh hôm nay) đã là một huyền thoại trong cuộc kháng chiến chống Mỹ thần thánh
của dân tộc. Miền đất này đã đi vào thơ ca, nhạc họa, điện ảnh…Vẫn nhớ, năm
1980, khi bộ phim "Củ Chi yêu thương", có ngôi sao Nguyễn Chánh Tín
đang nổi như cồn vào vai chính, đã khiến bao người yêu miền đất này thêm hiểu
và thêm yêu Củ Chi. Nơi những con người kiên cường trong bão lửa, hiên ngang
trên mạnh đất thép sát nách Sài Gòn hoa lệ-thủ phủ của chế độ Ngụy Sài Gòn…
(HBĐT)-Những năm 80 của thế kỷ trước, bộ phim ca nhạc " Hát về đất nước” khiến giới trẻ phía Bắc rạo rực như được tiếp thêm một luồng sinh khí mới do nhạc nhẹ phía Nam đem lại. Trong phim có cảnh ca sĩ Nhã Phương, ngôi sao nhạc nhẹ đang nổi lúc đó cùng ban nhạc biểu diễn ngay trên bãi biển Vũng Tàu. Bãi biển đẹp với cát trắng, nắng vàng và giọng hát sôi nổi tha thiết đó làm bao người…muốn được đến với biển đẹp Vũng Tàu một lần trong đời. Câu hát của bài hát "Tình ca Vũng Tàu”(nhạc và lời Hoàng Vân) vẫn còn bay mãi bên bờ sóng: "Chiều chiều em đạp xe/Thả tóc dài Bến Đá…Bãi Trước và Bãi Sau/Mãi mãi là của nhau…”