Đường bay Mumbai - Đà Nẵng được Vietjet Air khai thác với tần suất 3 chuyến/tuần vào thứ 2, 4, 6 và đường bay New Delhi - Đà Nẵng với tần suất 4 chuyến bay/tuần vào thứ 3, 5, 7, Chủ nhật, kỳ vọng phục hồi thị trường khách quốc tế đến Đà Nẵng.


Lãnh đạo thành phố Đà Nẵng và các đơn vị liên quan nhấn nút khai trương đường bao thẳng Đà Nẵng-Ấn Độ.

Chiều (18/10) tại ga đi quốc tế, Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng diễn ra lễ khai trương các đường bay mới Đà Nẵng - New Delhi và Đà Nẵng - Mumbai (Ấn Độ) với sự tham dự của lãnh đạo Ủy ban nhân dân thành phố, Tổng Cục Du lịch Việt Nam, các sở, ban, ngành và các cơ quan chức năng sân bay.

Các hành khách đầu tiên từ Mumbai, New Delhi (Ấn Độ) được lãnh đạo Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng, Sở Du lịch thành phố Đà Nẵng, Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng, Công ty AHT và Hãng hàng không Vietjet Air chào đón, tặng hoa và tri ân. Chuyến bay số hiệu VJ984 khởi hành từ Mumbai lúc 23 giờ 30 phút ngày 17/10 hạ cánh Đà Nẵng lúc 6 giờ10 phút ngày 18/10. Cùng khung giờ bay 23 giờ 30 phút, chuyến bay số hiệu VJ830 sẽ khởi hành từ New Delhi ngày 18/10 và hạ cánh Đà Nẵng lúc 5 giờ 40 phút ngày 19/10. Đây là hai chuyến bay đầu tiên đánh dấu cột mốc quan trọng trong việc kết nối Đà Nẵng với thị trường khách quốc tế.

Phát biểu tại sự kiện, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng Trần Phước Sơn, khẳng định: Sự kiện khai trương các đường bay mới Đà Nẵng-Mumbai với tần suất 3 chuyến/tuần và Đà Nẵng-New Delhi với tần suất 4 chuyến/tuần hôm nay có ý nghĩa quan trọng trong việc góp phần tăng trưởng lượng khách du lịch quốc tế đến Đà Nẵng, đặc biệt là thị trường khách tiềm năng Ấn Độ với 1,4 tỷ dân. Thị trường Ấn Độ đang được các nước Đông Nam Á hướng đến là thị trường khách quốc tế hàng đầu. Tiềm năng du lịch của Đà Nẵng nói riêng và miền trung nói chung rất thích hợp với thị hiếu của khách Ấn Độ. Với bờ biển đẹp cùng các khu nghỉ dưỡng cao cấp cũng như sản phẩm du lịch ngày càng hoàn thiện và hấp dẫn, những năm gần đây, du khách Ấn Độ dần biết đến thành phố biển Đà Nẵng như "thiên đường” cho các chuyến du lịch cao cấp và là nơi tổ chức đám cưới của các tỷ phú Ấn Độ.

Ghi nhận sự nỗ lực của các doanh nghiệp và chính quyền thành phố Đà Nẵng trong nỗ lực phục hồi du lịch, đặc biệt thị trường khách quốc tế đến từ Ấn Độ, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Việt Nam Nguyễn Trùng Khánh nhấn mạnh: Ấn Độ là thị trường du lịch đầy tiềm năng của Việt Nam, với tổng lượng khách giữa hai nước trong giai đoạn trước dịch (năm 2019) đạt 319.000 lượt khách, trong đó lượt khách Ấn Độ đến Việt Nam là 169.000 lượt khách. Tốc độ tăng trưởng của thị trường này rất cao (+27,7%), cao thứ 3 trong số các thị trường khách của du lịch Việt Nam, nhất là trong 3 tháng cuối năm. Đây là nhóm khách có thời gian lưu trú dài và mức chi tiêu cao. Lượng khách từ Ấn Độ sang Việt Nam chủ yếu từ các thành phố lớn của Ấn Độ như Delhi, Mumbai, Banglore,…. Các điểm đến phổ biến được khách du lịch Ấn Độ lựa chọn khi đến Việt Nam là Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Nha Trang, Phú Quốc…

Việt Nam thu hút khách Ấn Độ do khoảng cách gần, có sự tương đồng nhất định trong văn hóa cũng như là điểm đến tương đối mới so với các quốc gia khác trong khu vực. Sau dịch bệnh, nhu cầu du lịch nước ngoài của người dân Ấn Độ đang rất cao và Việt Nam là một trong các thị trường rất được quan tâm. Ấn Độ là một trong 10 quốc gia có lượng tìm kiếm quốc tế về du lịch Việt Nam lớn nhất từ đầu 2022 đến nay, trong đó lượng tìm kiếm về hàng không vào đầu tháng 4/2022 tăng 400% so với cùng kỳ năm 2021 và tiếp tục tăng đặc biệt trên 3000% vào tháng 5/2022. Đây thật sự là cơ hội vàng để Việt Nam khai thác thị trường khách đầy tiềm năng này.

Ông Nguyễn Trùng Khánh đề nghị Đề nghị thành phố Đà Nẵng và các địa phương có đường bay thẳng Việt Nam- Ấn Độ tăng cường đầu tư cho công tác xúc tiến, quảng bá điểm đến nhằm thu hút khách du lịch Ấn Độ. Các địa phương, doanh nghiệp du lịch cần xây dựng sản phẩm phù hợp với thị trường khách Ấn Độ. Đây là thị trường nhiều tiềm năng nhưng có đặc thù riêng, nhất là về ẩm thực, văn hóa, vì vậy cần tìm hiểu kỹ về tập quán chi tiêu, sinh hoạt, nhu cầu ăn uống, mua sắm, kể cả vấn đề phục vụ tại các khách sạn, ẩm thực dành cho khách Ấn Độ.

Theo Nhandan.com.vn

Các tin khác


Kiểm tra các dự án phát triển du lịch tại huyện Đà Bắc

Ngày 23/4, Ban chỉ đạo thực hiện Đề án phát triển du lịch hồ Hòa Bình thành khu du lịch quốc gia, do đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo làm trưởng đoàn đã kiểm tra công tác phát triển du lịch tại huyện Đà Bắc.

Ấn tượng du lịch thành phố bên sông Đà

Không chỉ được biết đến là miền đất có thiên nhiên tươi đẹp, nền văn hoá đặc trưng, TP Hòa Bình còn có ẩm thực độc đáo với những món ăn ngon, lạ miệng, hương vị rượu cần nổi tiếng. Điều kiện tự nhiên, lịch sử, văn hóa và con người đã tạo nên tiềm năng du lịch phong phú, hấp dẫn cho điểm đến.

VITM Hà Nội 2024 thu hút gần 80.000 lượt khách tham quan, mua tour kích cầu dịp hè

Chiều ngày 14/4, Hiệp hội Du lịch Việt Nam đã tổng kết, bế mạc Hội chợ Du lịch quốc tế VITM Hà Nội 2024 với chủ đề "Du lịch Việt Nam – Chuyển đổi xanh để phát triển bền vững”. Hội chợ thu hút gần 80.000 khách đến thăm quan, mua sắm tour kích cầu dịp 30/4-1/5 và dịp hè.

Huyện Yên Thủy phát triển du lịch gắn với điểm đến lễ hội, tâm linh

Hiện nay, sản phẩm du lịch của huyện Yên Thủy chủ yếu là du lịch lễ hội, du lịch tâm linh. Bên cạnh đảm bảo nếp sống văn minh trong hoạt động tín ngưỡng, các cấp uỷ đảng, chính quyền địa phương luôn chú trọng bảo tồn giá trị di tích lịch sử, văn hoá và lễ hội gắn với khai thác thế mạnh du lịch.

Doanh nghiệp du lịch mong kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 kéo dài để tăng doanh thu

Theo các doanh nghiệp lữ hành, kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay được các Bộ, ngành đề xuất hoán đổi ngày làm việc để kéo dài thành 5 ngày nghỉ sẽ là dịp để doanh nghiệp lữ hành, các điểm vui chơi thu hút khách du lịch, tăng doanh thu.

Định vị thương hiệu du lịch Việt Nam trên trường quốc tế

Nhìn lại tiến trình phát triển của nền du lịch quốc gia, Thứ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hồ An Phong cho rằng, Việt Nam ghi nhận mức phục hồi mạnh mẽ của ngành này khi đạt được mức tăng trưởng tiệm cận với kết quả năm 2019. Song cho dù lấy lại được sức phát triển trước dịch Covid-19, du lịch nước ta đã tụt hậu đến 5 năm so với thực tế. Vì thế, trước sự cạnh tranh của nhiều thị trường lớn của thế giới, cũng như các nước láng giềng, du lịch Việt cần nỗ lực hơn nữa để bứt phá và định vị thương hiệu trên trường quốc tế.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục