(HBĐT) - Vùng đất Mường Bi - Tân Lạc có những tiềm năng "trời cho” để phát triển các loại hình bản sắc văn hóa dân tộc, du lịch sinh thái khu vực hồ Hòa Bình. Hai xã vùng hồ của Tân Lạc là Ngòi Hoa và Trung Hòa có phong cảnh thơ mộng, hữu tình, bản sắc dân tộc Mường còn được lưu giữ. Người dân đã xây dựng các sản phẩm du lịch đáp ứng nhu cầu của du khách.


Phong cảnh nên thơ của xã Trung Hòa (Tân Lạc) là điều kiện phát triển du lịch sinh thái gắn với bản sắc văn hóa dân tộc.

Đối với xã Ngòi Hoa đang là đích ngắm của các doanh nghiệp đầu tư làm du lịch. Xóm Ngòi là xóm người Mường có từ lâu đời, được coi là một trong những bản ven lòng hồ đẹp và nguyên sơ nhất của tỉnh. Vịnh Ngòi Hoa, động Hoa Tiên, hồ Tiên, những khu vực đẹp nguyên sơ, cuốn hút và là cơ hội để xây dựng những sản phẩm du lịch đáp ứng nhu cầu du khách.

Trung Hòa là xã nằm trong vùng hồ có nhiều xóm, bản giáp hồ còn lưu giữ bản sắc văn hóa dân tộc, cảnh quan thiên nhiên hoang sơ, dãy núi đá vôi trắng xám đầy mê hoặc. Đặc biệt nơi đây còn có hồ trên núi nước trong xanh, khung cảnh nên thơ, là cơ hội tốt để khai thác phát triển các loại hình du lịch sinh thái và bản sắc, du lịch cộng đồng.

Trưởng phòng VH-TT&DL huyện Tân Lạc Bùi Minh Hồng cho biết: Phát triển du lịch hồ Hòa Bình là trọng tâm trong định hướng phát triển du lịch của Tân Lạc. Huyện đang khởi động đề án bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc Mường gắn với phát triển điểm du lịch cộng đồng xóm Ngòi, xã Ngòi Hoa. Cùng với đó, huyện tập trung hỗ trợ chủ đầu tư giải phóng mặt bằng đường 435 (Bình Thanh - Thung Nai - Ngòi Hoa). Hiện công tác giải phóng mặt bằng địa phận huyện Tân Lạc đã hoàn thành và bàn giao cho nhà thầu thi công. Khi tuyến đường này hoàn thành theo kế hoạch vào năm 2020 tạo điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư cũng như thu hút du khách đi bằng đường bộ đến các điểm du lịch đang được đầu tư vào địa bàn xã Ngòi Hoa - vùng lõi phát triển khu du lịch quốc gia hồ Hòa Bình. Tỉnh đã đầu tư hạng mục đường dẫn lên động Hoa Tiên (Ngòi Hoa), nối từ xóm Ngòi đi Ba Khan, lên tận cửa động Hoa Tiên. Khi tuyến đường này đưa vào sử dụng, đáp ứng khai thác di tích thắng cảnh quốc gia động Hoa Tiên. Sở VH-TT&DL đã khảo sát xây dựng tuyến du lịch đường bộ từ Ngòi Hoa - Trung Hòa - Phú Vinh - Ba Khan (Mai Châu). 6 tháng năm 2018, huyện mở 1 lớp đào tạo nghiệp vụ làm du lịch cộng đồng homestay cho 30 hộ dân có nhu cầu làm du lịch. Hoạt động du lịch bước đầu có những khởi sắc, lượng khách và doanh thu du lịch được cải thiện. Năm 2017, tổng lượng khách đến huyện đạt 9,46 vạn người, tăng khoảng 1,2 vạn khách so với năm trước, doanh thu du lịch đạt 10,9 tỷ đồng, thu nhập từ du lịch đạt 17,7 tỷ đồng. 6 tháng năm 2018, Tân Lạc đón 7,6 vạn lượt khách, doanh thu 8,3 tỷ đồng, đạt 50,2% kế hoạch năm. Huyện đã chú trọng xúc tiến, quảng bá, thu hút các doanh nghiệp nghiên cứu, tham gia đầu tư vào lĩnh vực du lịch. Trên địa bàn có 8 doanh nghiệp đang khảo sát, nghiên cứu, xây dựng các dự án đầu tư vào lĩnh vực du lịch, trong đó riêng khu vực lòng hồ có 5 dự án tập trung đầu tư vào địa bàn xã Ngòi Hoa.

Tới đây, Huyện ủy Tân Lạc chủ trì phối hợp với Công ty Lạc Hồng tháo gỡ khó khăn để phát triển dự án du lịch khu vực xã Ngòi Hoa.

 Lê Chung

 


Các tin khác


Sức sống trên dòng Đà Giang

Bài 1 - Chuyển giao sứ mệnh

(HBĐT) - Đà Giang - sông Đà vốn hoang sơ, hùng vĩ và nổi tiếng với những dòng thác oai linh. Từ khi có bàn tay, khối óc của con người đắp đập, ngăn sông, trị thủy để tích nguồn điện sáng, dòng sông Đà không còn hung dữ. Nhưng, dòng Đà Giang vẫn chảy, bồi lấp những vạt phù sa màu mỡ với nhiều nguồn sống sinh sôi.     

Đá Bia - một ngày không... wifi

(HBĐT) - Đá Bia (nay là xóm Đức Phong) - điểm du lịch cộng đồng thuộc xã Tiền Phong (Đà Bắc) không chỉ có núi non hùng vĩ, sông nước hữu tình, con người thân thiện, hiền hòa mà còn có điều đặc biệt, giờ không ở mấy đâu có...

Lưu giữ miền ký ức thác Bờ - phố Bờ xưa

(HBĐT) -Nhà văn Lê Va, Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật (VHNT) tỉnh, người nặng lòng với quá khứ, có mặt tại chợ Bờ từ những năm 70 của thế kỷ trước, chứng kiến trọn vẹn công cuộc di dân, chuyển huyện khỏi vùng ngập để phục vụ xây dựng nhà máy thủy điện Hòa Bình. Ông luôn đau đáu hoài niệm về sông Đà, phố Bờ xưa. Sau nhiều năm dày công sưu tầm, ông vừa xuất bản tập sách ảnh "Bờ xưa" với 100 trang và hơn 70 bức ảnh thác Bờ, chợ Bờ, phố Bờ thời chưa đắp đập thủy điện Hòa Bình. Cuốn sách giữ lại những bức ảnh, tư liệu quý cho các thế hệ độc giả về những kỷ niệm, ký ức nay đã chìm sâu dưới đáy hồ sông Đà, nối dài quá khứ với hiện tại và tương lai.

Mở rộng những cung đường đến với khu du lịch hồ Hòa Bình

(HBĐT) - Được ví như một vịnh Hạ Long thu nhỏ, có điểm nhấn là quần thể di tích tâm linh Thác Bờ, từ nhiều năm qua, hồ Hòa Bình đã trở thành điểm du lịch thu hút du khách. Thực hiện Quyết định số 1528/QĐ-TTg, ngày 1/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển khu du lịch quốc gia hồ Hòa Bình đến năm 2030, tháng 6/2017, Tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết chuyên đề số 14-NQ/TU về phát triển khu du lịch hồ Hòa Bình trở thành khu du lịch quốc gia. Từ đây, công tác đầu tư, tôn tạo di tích, phát triển các sản phẩm du lịch, đặc biệt là việc đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch được quan tâm nhiều hơn, góp phần mở rộng những cung đường đến với khu du lịch hồ Hòa Bình.

Đánh thức những "Nàng công chúa ngủ quên" ven hồ Hòa Bình

(HBĐT) - Với phong cảnh thiên nhiên hữu tình, cảnh quan nguyên sơ, hồ Hòa Bình được ví như "Vịnh Hạ Long trên núi”. Ven hồ Hòa Bình có những xóm, bản như những "nàng công chúa ngủ quên" nằm ẩn mình nơi sông nước mênh mang, núi rừng huyền bí. Mỗi nàng công chúa mang một vẻ đẹp riêng. Sau giấc ngủ dài, bản Ngòi, xã Ngòi Hoa - nay là xã Suối Hoa (Tân Lạc), xóm Ké, xã Hiền Lương (Đà Bắc) hay xóm Đá Bia - nay là xóm Đức Phong và xóm Mó Hẻm - nay là xóm Đoàn Kết (xã Tiền Phong, huyện Đà Bắc)... được đánh thức trước sự ghé thăm của du khách trong và ngoài nước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục