(HBĐT) - Câu cá sông Đà từ lâu đã trở thành niềm đam mê, thú vui tao nhã của dân câu và du khách xa gần. Câu cá không chỉ để thả hồn theo thiên nhiên, mây nước, suy nghĩ về sự đời, tìm những phút giây thư thái mà còn tìm thấy cảm giác chinh phục những con cá to, những loại cá "khôn” và kén mồi.
Câu
cá sông Đà là thú vui của nhiều người dân trong tỉnh.
Dọc
tuyến sông Đà có rất nhiều điểm có thể thư thái thả cần buông câu. Ở hạ lưu,
bạn có thể thả cần dọc hai bên bờ sông, hay ở khu vực dòng suối Đúng chảy ra,
khu vực Nhà máy xi măng sông Đà cũ, bến phà Thia Yên Mông hoặc cầu trắng phía
bờ phải, TP Hòa Bình… Trên hồ có các khu vực suối nước chảy ra, các khe lạch,
mỏm đá thơ mộng ở ven hồ như khu vực cảng Ba Cấp, Bích Hạ, xóm Tháu, xóm Trụ
(xã Thái Thịnh); các khu vực xã Thung Nai (Cao Phong); Hiền Lương, Vầy Nưa,
Tiền Phong, Suối Nánh (Đà Bắc)…
Người
câu cá ai cũng ý thức Hòa Bình được thiên nhiên ưu đãi, có dòng sông Đà kỳ vĩ,
rất đỗi thơ mộng, lại có nguồn thủy sản dồi dào, từng được ví là kho tàng quý
báu về thủy sinh vật và nguồn lợi thủy sản của vùng Tây Bắc. Nguồn nước sông Đà
hầu như chưa bị ô nhiễm, tất cả các loại cá sinh sống khu vực sông Đà đều là cá
sạch. Cá sông Đà có mỡ nhưng ăn không cảm thấy ngán. Các món cá sông Đà đều
ngon, dễ ăn, dễ nhớ. Có thể chế biến nhiều món ăn, nhất là được chế biến ngay
tại bờ sông và thưởng thức ở trên các thuyền câu bên hồ, hay bờ sông càng mang
lại cảm giác thật tuyệt vời, khiến nhiều người ao ước. Chẳng thế mà số người
đến sông Đà câu cá ngày càng đông, có những thời điểm thành phong trào câu cá
sông Đà.
Câu
cá không phân biệt tuổi tác lớn, nhỏ và thâm niên tham gia. Ngày nào không
buông cần cứ thấy thiếu thiếu. Ngày nào không ra sông, hồ ném mồi câu thì chẳng
thể yên lòng. Có nhiều hình thức câu cá, hình thức nào cũng thú vị. Câu cần tay
ven hồ có bằng mồi dế, ong nhộng. Nếu câu lăng xê là mồi trộn, có thể mua ở các cửa hàng đồ câu hoặc tự chế, mỗi
người một phương pháp làm sao cho mồi thật thơm, ngậy, có chút chua để dụ cá
ham mồi cắn câu. Trước đồ câu bằng bát
cước, ống bơ, cần tre, cần trúc, mồi cũng tự chế bằng cơm, khoai dã nhuyễn. Bây
giờ người câu cá chủ yếu sử dụng cần
máy, mồi mua không hề rẻ. Tính ra bộ đồ câu cũng phải tiền triệu, mỗi buổi câu
cũng mất mấy chục nghìn tiền mồi. Người ta bảo "câu cá là thú vui giời đầy”,
nắng gió, mưa dầm cũng ra sông ôm cần đợi cá. Thế nhưng với người đã câu thì
khác. Chỉ cần được ra sông Đà thả cần buông câu, tìm kiếm cảm giác cá đớp, cá
đưa phao, giật cần, giằng co, kéo cá là niềm vui hứng khởi không thể tả được.
Thế nên có người chỉ câu vài tiếng, lại có người câu từ sáng đến tối mịt, người
câu xuyên đêm, ăn ngủ bên bờ sông, trên thuyền câu. Đợi cả buổi nhưng chỉ cần
được một con mương, con chầy, rô phi sông nước là cảm thấy phấn chấn lắm
rồi. Nếu may mắn thì vớ được đàn rô,
trắm, chép, mè, có khi được mấy chục cân, xách về lặc lè. Câu cá sông Đà là thú
vui tao nhã, khiến bao người ngẩn ngơ muốn tham gia tìm cảm giác chinh phục cá
ham mồi, thả hồn theo mây nước riêng có của sông Đà.
Lê Chung
(HBĐT) - Lễ thả cá phóng sinh trên lòng hồ Hòa Bình mới đây đã thu hút được sự quan tâm của đông đảo tăng ni, phật tử, người dân, chính quyền địa phương và cơ quan quản lý. Các doanh nghiệp và tăng ni, phật tử đã đóng góp kinh phí thả phóng sinh hơn 6 vạn con cá giống các loại về hồ Hòa Bình. Bà Lại Thị Nụ, tổ 1, phường Hữu Nghị, TP Hòa Bình cho biết: Từ lâu, giới tăng ni, phật tử chúng tôi đã thực hiện các hoạt động thả cá phóng sinh, tích cực tham gia tuyên truyền trong gia đình, người thân thực hiện vừa góp phần bảo vệ môi trường, vừa đem đến thanh thản, nhẹ nhàng trong tâm tưởng.
(HBĐT) - Trong 3 ngày (7 đến 9/11), Sở VHTT&DL đã tham gia đoàn công tác của Tổng cục Du lịch khảo sát sản phẩm du lịch các tuyến, điểm du lịch dọc sông Đà qua 4 tỉnh Tây Bắc gồm: Lai Châu, Điện Biên, Sơn La và Hòa Bình. Thành phần đoàn khảo sát có đại diện Tổng cục Du lịch, các chuyên gia, công ty lữ hành và nhiều cơ quan báo chí.
(HBĐT) - Bản Mường Giang Mỗ, xã Bình Thanh, huyện Cao Phong cách trung tâm TP Hòa Bình hơn một chục cây số, nằm trên tuyến đường 435 (TP Hòa Bình - Bình Thanh - Thung Nai). Nơi đây là điểm dừng chân khó bỏ qua trong hành trình khám phá, thưởng ngoạn, trải nghiệm vùng hồ Hòa Bình.
(HBĐT) - Xóm Ké thuộc xã Hiền Lương, huyện Đà Bắc, là nơi sinh sống của 80 hộ đồng bào dân tộc Mường… Xóm Ké có diện tích khoảng 700 ha, nằm sát lòng hồ sông Đà, là địa điểm thích hợp để chiêm ngưỡng vẻ đẹp của lòng hồ từ trên cao và cũng có thể khám phá núi rừng kỳ vĩ, tiếp xúc với những người dân thân thiện, mến khách. Xóm Ké đang là điểm đến lý tưởng nằm trên cung đường khám phá, trải nghiệm thiên nhiên, văn hóa khu vực hồ Hòa Bình. Đến xóm Ké sẽ được hòa mình trong đời sống người dân địa phương và khung cảnh thiên nhiên được ví như bức tranh thủy mặc, đem lại cảm giác bình yên, xua tan những bộn bề, lo toan nơi phố thị.
(HBĐT) - Trước thực trạng nguồn lợi thủy sản lưu vực sông Đà, khu vực hồ Hòa Bình đứng trước nguy cơ suy giảm, Bộ NN&PTNT đã chỉ đạo Tổng cục Thủy sản phối hợp với các địa phương xây dựng và triển khai đề án bảo vệ, tái tạo nguồn lợi thủy sản tại lưu vực sông Đà giai đoạn 2018 - 2022, thực hiện mục tiêu phát triển, khai thác bền vững nguồn lợi thủy sản trong khu vực.
(HBĐT) - Chợ phiên lòng hồ sông Đà không chỉ là nơi giao thương, buôn bán các mặt hàng giữa miền xuôi và miền ngược mà còn là nơi giao lưu văn hóa tinh thần đậm chất vùng sông nước. Đến chợ để mua một chút thuốc lào, một chút muối, mắm và còn trao gửi thương yêu, nhớ nhung.