(HBĐT) - Sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển khu du lịch quốc gia hồ Hòa Bình, Sở VH-TT&DL đã tham mưu Tỉnh ủy, UBND tỉnh xây dựng và triển khai kế hoạch đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tập huấn nâng cao kỹ năng làm du lịch nhằm tạo sinh kế bền vững, cải thiện mức sống người dân khu vực hồ Hòa Bình.


Ông Đỗ Lê Phương, Phó Phòng Quản lý du lịch - Sở VH-TT&DL cho biết: Sở VH-TT&DL đã phối hợp với trường Cao đẳng du lịch Hà Nội, trường Đại học Bắc Hà, Công ty CP đào tạo du lịch Miền Bắc tổ chức nhiều lớp đào tạo cho các hộ tham gia hoạt động kinh doanh, dịch vụ du lịch trên khu vực hồ. Trong năm 2017 đã mở 3 lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cho người điều khiển phương tiện và nhân viên phục vụ trên tàu vận chuyển khách; 3 lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ lãnh đạo, chuyên viên phụ trách du lịch các huyện, thành phố; cán bộ văn hóa xã, phường; cơ sở và hộ kinh doanh du lịch; 2 lớp bồi dưỡng kỹ năng làm du lịch homestay cho các hộ kinh doanh lưu trú du lịch tại nhà… Năm 2018 mở 7 lớp liên quan đến hoạt động du lịch. Dự kiến trong tháng 11 này mở 3 lớp tập huấn về công tác bảo vệ môi trường gắn với phát triển du lịch bền vững. Hoạt động đào tạo, tập huấn hướng tới hai đối tượng, thứ nhất là các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh vận tải; thứ hai là các hộ dân thuộc xóm, bản khu vực hồ Hòa Bình.

Thông qua tổ chức đào tạo, tập huấn cho tổ chức, cá nhân, đơn vị hoạt động kinh doanh vận tải thủy nội địa, người lái tàu và nhân viên phục vụ trên các tàu du lịch đã được cung cấp, tiếp thu kiến thức, kỹ năng cơ bản về hoạt động du lịch sinh thái sông nước, tổng quan về du lịch Hòa Bình, Luật Du lịch, Luật Giao thông đường thủy nội địa; những kiến thức về sơ, cấp cứu; kỹ năng giao tiếp đối với khách thăm quan. Theo đó, hoạt động vận tải khách du lịch đường thủy nội địa trên khu vực hồ từng bước đi vào nề nếp, hầu hết tàu, thuyền được trang bị hệ thống phao bơi, thiết bị y tế, tủ thuốc cứu hộ, thùng đựng rác ở trên tàu. Thông qua tập huấn, đội ngũ nhân viên, lái tàu cũng như một "hướng dẫn viên” du lịch, có kiến thức, kỹ năng tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu tiềm năng, các điểm đến trên khu vực hồ Hòa Bình.


Thông qua tập huấn, nhiều hộ làm du lịch ở xóm Đá Bia, xã Tiền Phong (Đà Bắc) đã tự tin giới thiệu với khách du lịch về phong cách, văn hóa của người dân địa phương.

Đối với các hộ dân sinh sống ở ven hồ Hòa Bình có tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng, Sở VH-TT&DL đã mở nhiều lớp như: 1 lớp ở khu vực bản Ngòi (xã Ngòi Hoa), 1 lớp ở khu vực đảo Dừa (xã Thung Nai) với sự tham gia của các hộ dân thuộc xóm, bản ven hồ. Ngoài ra, Sở đã tổ chức các lớp xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch, tiếp thị, quảng bá các điểm du lịch trên hồ cho bà con. Mới nhất là tổ chức lớp đào tạo ở bản Tiện, xã Thung Nai trang bị kiến thức kỹ năng quảng bá, cách làm du lịch trên khu vực hồ. Bên cạnh đó, Sở VH-TT&DL đã tổ chức các đợt thăm quan, học tập các mô hình ở tỉnh Vĩnh Phúc; mô hình phát triển cộng đồng ở huyện Mộc Châu (Sơn La); mô hình phát triển du lịch cộng đồng vùng hồ ở Thái Nguyên….

Các xóm, bản ven hồ trước đây chỉ thuần túy hoạt động nông, lâm nghiệp, đánh bắt cá, đến nay chuyển sang làm du lịch theo hình thức homestay, tiêu biểu như ở bản Ngòi (Ngòi Hoa), xóm Ké (Hiền Lương), xóm Đá Bia (Tiền Phong). Chị Bùi Thị Nhềm, gia đình làm homestay ở xóm Đá Bia, xã Tiền Phong cho biết: Các hộ được tiếp thu kiến thức, kỹ năng cơ bản làm du lịch cộng đồng như quy trình phục vụ khách du lịch tại cơ sở lưu trú homestay; quản lý chất lượng dịch vụ; kỹ năng giao tiếp, xử lý các tình huống trong phục vụ khách du lịch, nghiệp vụ chế biến món ăn... Xóm đã có 4 nhà nghỉ cộng đồng. Lượng khách trong nước, quốc tế tìm đến các điểm du lịch cộng đồng, thăm quan, trải nghiệm, tìm hiểm cuộc sống văn hóa, thiên nhiên ở xóm Đá Bia tăng lên rõ rệt. Hoạt động du lịch cộng đồng đang mang lại hiệu quả thiết thực, vừa cải thiện đời sống, vừa bảo tồn những giá trị văn hóa tốt đẹp của địa phương.


Lê Chung


Các tin khác


Bảo vệ nguồn lợi thủy sản bền vững tại lưu vực sông Đà

(HBĐT) - Trước thực trạng nguồn lợi thủy sản lưu vực sông Đà, khu vực hồ Hòa Bình đứng trước nguy cơ suy giảm, Bộ NN&PTNT đã chỉ đạo Tổng cục Thủy sản phối hợp với các địa phương xây dựng và triển khai đề án bảo vệ, tái tạo nguồn lợi thủy sản tại lưu vực sông Đà giai đoạn 2018 - 2022, thực hiện mục tiêu phát triển, khai thác bền vững nguồn lợi thủy sản trong khu vực.

Chợ phiên - nét văn hóa đặc sắc trên hồ Hòa Bình

(HBĐT) - Chợ phiên lòng hồ sông Đà không chỉ là nơi giao thương, buôn bán các mặt hàng giữa miền xuôi và miền ngược mà còn là nơi giao lưu văn hóa tinh thần đậm chất vùng sông nước. Đến chợ để mua một chút thuốc lào, một chút muối, mắm và còn trao gửi thương yêu, nhớ nhung.

Đầu tư kết cấu hạ tầng khu du lịch hồ Hòa Bình

(HBĐT) - Với tiềm năng, lợi thế đặc thù riêng, ngày 1/8/2016, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1528/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia hồ Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình đến năm 2030. Tỉnh đang triển khai các giải pháp thực hiện quy hoạch của Thủ tướng Chính phủ, triển khai các cơ chế, chính sách thu hút đầu tư, huy động mọi nguồn lực đầu tư từ ngân sách cũng như các nguồn lực của doanh nghiệp đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông, bến cảng, hạ tầng điện, thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào hạ tầng du lịch nhằm khai thác bền vững tiềm năng hồ Hòa Bình.

Bảo tồn, khai thác giá trị văn hóa dân tộc khu vực hồ Hòa Bình

(HBĐT) - Hồ Hòa Bình có chiều dài 70 km, trải rộng trên địa bàn 17 xã thuộc 5 huyện, thành phố. Trong khu vực lòng hồ có 47 đảo lớn nhỏ, trong đó có 11 đảo đá vôi với diện tích 116 ha và 36 đảo núi đất diện tích gần 160 ha. Hồ như một bức tranh thủy mặc, từng ví là Hạ Long của Hòa Bình. Núi tiếp núi hùng vĩ, rừng thăm thẳm hoang sơ. Ven hồ là những hang động kỳ thú, trầm tích ngàn năm. Bên cạnh phong cảnh thiên nhiên, mây nước hữu tình, trên khu vực hồ Hòa Bình có nhiều bản làng còn lưu giữ nét văn hóa đặc của đồng bào các dân tộc Mường, Tày, Dao, Thái là cơ hội để khai thác, xây dựng các sản phẩm du lịch đáp ứng với nhu cầu của du khách gần xa.

Bảo tồn bản sắc dân tộc Mường để phát triển du lịch xóm Ngòi

(HBĐT) - Xóm Ngòi, xã Ngòi Hoa (Tân Lạc) là một trong những xóm ven lòng hồ sông Đà có phong cảnh thiên nhiên tuyệt mỹ. Xóm có 91 hộ dân, 100% là đồng bào Mường còn lưu giữ được bản sắc văn hóa truyền thống. Xóm được UBND tỉnh công nhận là điểm du lịch địa phương năm 2017.

Hấp dẫn du lịch cộng đồng bản Dao xóm Sưng

(HBĐT) - Những năm gần đây, mô hình du lịch cộng đồng (DLCĐ) của huyện Đà Bắc được xây dựng đã thu hút khách du lịch trong và ngoài nước. Bên cạnh các điểm DLCĐ xóm Ké (xã Hiền Lương), xóm Đá Bia (xã Tiền Phong) thì xóm Sưng (xã Cao Sơn) mới phát triển DLCĐ được gần 3 năm nay nhưng hiện đang hấp dẫn du khách đến thăm quan, trải nghiệm, khám phá phong cảnh thiên nhiên hùng vỹ của vùng cao Đà Bắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục