(HBĐT) - Lễ thả cá phóng sinh trên lòng hồ Hòa Bình mới đây đã thu hút được sự quan tâm của đông đảo tăng ni, phật tử, người dân, chính quyền địa phương và cơ quan quản lý. Các doanh nghiệp và tăng ni, phật tử đã đóng góp kinh phí thả phóng sinh hơn 6 vạn con cá giống các loại về hồ Hòa Bình. Bà Lại Thị Nụ, tổ 1, phường Hữu Nghị, TP Hòa Bình cho biết: Từ lâu, giới tăng ni, phật tử chúng tôi đã thực hiện các hoạt động thả cá phóng sinh, tích cực tham gia tuyên truyền trong gia đình, người thân thực hiện vừa góp phần bảo vệ môi trường, vừa đem đến thanh thản, nhẹ nhàng trong tâm tưởng.

Các tổ chức tham gia thả cá phóng sinh phát triển nguồn lợi thủy sản sông Đà.

Ông Nguyễn Thanh Bình, Vụ phó Vụ Bảo tồn và phát triển nguồn lợi thủy sản, Bộ NN&PTNT cho biết: Hoạt động phóng sinh các loài thủy sản được các tổ chức, cá nhân thực hiện thường xuyên với quy mô, số lượng ngày càng lớn. Việc thả cá giống phóng sinh tại hồ Hòa Bình là một trong những nội dung nằm trong kế hoạch phối hợp giữa Tổng cục Thủy sản với Ban trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh Hòa Bình nhằm tái tạo, bảo vệ và phát triển đa dạng nguồn lợi thủy sản, tạo điều kiện cho phát triển nhiều giống loài mới theo quy định, khuyến khích người dân phát triển việc nuôi cá lồng bè tại khu vực hồ Hòa Bình.

Hồ Hòa Bình địa phận tỉnh có diện tích mặt nước 8.892 ha, được coi là kho tàng quý báu về các loại thủy sinh của vùng Tây Bắc, còn nhiều loài cá quý hiếm như: chiên, bỗng, lăng, dầm xanh, anh vũ và nhiều loại thủy sản quý khác. Nghề nuôi trồng, khai thác thủy sản đã mở ra cơ hội xóa đói - giảm nghèo, cải thiện đời sống cho hàng nghìn hộ dân vùng hồ. Các địa phương khu vực hồ Hòa Bình đã tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản bền vững, đem lại cơ hội xóa đói - giảm nghèo.

Ông Đinh Văn Huy, Phó Chủ tịch UBND xã Hiền Lương (Đà Bắc) cho biết: Hiền Lương là xã vùng hồ, có 900 ha mặt nước. Nhiều năm nay, xã chú trọng công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức thực hiện Luật Thủy sản hạn chế, ngăn chặn tình trạng đánh bắt cá bằng xung diện, sử dụng mắt lưới nhỏ để đánh bắt cá, phát triển nghề nuôi cá lồng bè theo quy hoạch. Người dân đã tích cực áp dụng KH-KT, quản lý dịch bệnh, nuôi cá theo tiêu chuẩn an toàn, mở ra hướng đi hiệu quả phát triển kinh tế vùng hồ.

Nhiều năm nay, tỉnh ta đã duy trì hoạt động thả cá giống tái tạo nguồn lợi thủy sản nhằm tuyên truyền tới tổ chức, cá nhân, người dân hiểu tầm quan trọng và trách nhiệm bảo vệ nguồn lợi thủy sản; thực hiện nuôi trồng, khai thác thủy sản gắn với bảo vệ môi trường, nghiêm cấm sử dụng chất nổ, chất độc, xung điện để khai thác thủy sản; tích cực bổ sung nguồn lợi thủy sản, quản lý các giống loài thủy sinh; nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành và người dân cùng quản lý, bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Việc thả cá phóng sinh trên hồ Hòa Bình góp phần tái tạo và bảo vệ đa dạng nguồn lợi thủy sản nhằm tạo hiệu ứng lan tỏa tích cực cũng như nâng cao nhận thức của các tăng nhi, phật tử và người dân trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

 

                                                                          Lê Chung

Các tin khác


Chợ phiên - nét văn hóa đặc sắc trên hồ Hòa Bình

(HBĐT) - Chợ phiên lòng hồ sông Đà không chỉ là nơi giao thương, buôn bán các mặt hàng giữa miền xuôi và miền ngược mà còn là nơi giao lưu văn hóa tinh thần đậm chất vùng sông nước. Đến chợ để mua một chút thuốc lào, một chút muối, mắm và còn trao gửi thương yêu, nhớ nhung.

Đầu tư kết cấu hạ tầng khu du lịch hồ Hòa Bình

(HBĐT) - Với tiềm năng, lợi thế đặc thù riêng, ngày 1/8/2016, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1528/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia hồ Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình đến năm 2030. Tỉnh đang triển khai các giải pháp thực hiện quy hoạch của Thủ tướng Chính phủ, triển khai các cơ chế, chính sách thu hút đầu tư, huy động mọi nguồn lực đầu tư từ ngân sách cũng như các nguồn lực của doanh nghiệp đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông, bến cảng, hạ tầng điện, thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào hạ tầng du lịch nhằm khai thác bền vững tiềm năng hồ Hòa Bình.

Bảo tồn, khai thác giá trị văn hóa dân tộc khu vực hồ Hòa Bình

(HBĐT) - Hồ Hòa Bình có chiều dài 70 km, trải rộng trên địa bàn 17 xã thuộc 5 huyện, thành phố. Trong khu vực lòng hồ có 47 đảo lớn nhỏ, trong đó có 11 đảo đá vôi với diện tích 116 ha và 36 đảo núi đất diện tích gần 160 ha. Hồ như một bức tranh thủy mặc, từng ví là Hạ Long của Hòa Bình. Núi tiếp núi hùng vĩ, rừng thăm thẳm hoang sơ. Ven hồ là những hang động kỳ thú, trầm tích ngàn năm. Bên cạnh phong cảnh thiên nhiên, mây nước hữu tình, trên khu vực hồ Hòa Bình có nhiều bản làng còn lưu giữ nét văn hóa đặc của đồng bào các dân tộc Mường, Tày, Dao, Thái là cơ hội để khai thác, xây dựng các sản phẩm du lịch đáp ứng với nhu cầu của du khách gần xa.

Bảo tồn bản sắc dân tộc Mường để phát triển du lịch xóm Ngòi

(HBĐT) - Xóm Ngòi, xã Ngòi Hoa (Tân Lạc) là một trong những xóm ven lòng hồ sông Đà có phong cảnh thiên nhiên tuyệt mỹ. Xóm có 91 hộ dân, 100% là đồng bào Mường còn lưu giữ được bản sắc văn hóa truyền thống. Xóm được UBND tỉnh công nhận là điểm du lịch địa phương năm 2017.

Hấp dẫn du lịch cộng đồng bản Dao xóm Sưng

(HBĐT) - Những năm gần đây, mô hình du lịch cộng đồng (DLCĐ) của huyện Đà Bắc được xây dựng đã thu hút khách du lịch trong và ngoài nước. Bên cạnh các điểm DLCĐ xóm Ké (xã Hiền Lương), xóm Đá Bia (xã Tiền Phong) thì xóm Sưng (xã Cao Sơn) mới phát triển DLCĐ được gần 3 năm nay nhưng hiện đang hấp dẫn du khách đến thăm quan, trải nghiệm, khám phá phong cảnh thiên nhiên hùng vỹ của vùng cao Đà Bắc.

Phê duyệt Nhiệm vụ quy hoạch Khu du lịch quốc gia hồ Hòa Bình

(HBĐT) - Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Nhiệm vụ quy hoạch chung xây dựng Khu du lịch quốc gia hồ Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình đến năm 2035.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục